Báo cáo đầu tư

báo cáo đầu tư

Hướng dẫn thủ tục báo cáo hoạt động đầu tư ? Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ? Phân biệt giấy chứng nhận cấp để thực hiện dự án đầu tư với giấy chứng nhận đầu tư ? Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến báo cáo đầu tư sẽ được Luật Trần và Liên Danh tư vấn cụ thể:

Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư

Để đảm bảo thực hiện Luật đầu tư từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, trong thời gian chờ Nghị định và Thông tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục tiếp nhận và biểu mẫu thực hiện hoạt động đầu tư theo Luật đầu tư như sau:

Mẫu I.10 L: Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh

(Điểm a Khoản 2 Điều 40 Luật Đầu tư)

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

d) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 33 của Luật này liên quan đến các nội dung điều chỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Kính gửi: Cơ quan đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư/các nhà đầu tư (nêu tên của các nhà đầu tư) báo cáo về tình hình hoạt động của dự án (tên dự án) đến ngày……tháng……năm …… với các nội dung cụ thể dưới đây:

Tiến độ dự án: Giải phóng mặt bằng, tái định cư; xây dựng; sử dụng đất; trang bị máy móc, thiết bị; vận hành, sản xuất, kinh doanh:

Tiến độ thực hiện vốn đầu tư:

– Vốn góp (ghi cụ thể số vốn đã góp của từng nhà đầu tư):

– Vốn vay: ghi số giá trị đã vay và nguồn vốn

– Vốn khác:

Tiến độ thực hiện các nội dung khác được quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tý:

Sơ lược tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh đến thời điểm báo cáo:

– Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn:

– Các khoản nộp ngân sách:

– Vốn chủ sở hữu:

– Lợi nhuận:

– Ưu đãi đầu tư được hưởng:

– Số lao động sử dụng: Tổng số lao động, người Việt nam, người nước ngoài (nếu có)

Những khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện dự án:

Những kiến nghị cần giải quyết:

TÀI LIỆU KÈM THEO

Báo cáo tài chính năm trước liền kề

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm……

Nhà đầu tư

Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có)

Bạn có thể tham khảo thêm Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

a) Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

b) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

2. Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

a) Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

b) Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

4. Cơ quan quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh và thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương đã cấp cho nhà đầu tư trước thời điểm Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành.

báo cáo đầu tư
báo cáo đầu tư

Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ?

Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư; nộp cho Ban Quản lý 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nước ngoài. 

Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan. 

Phân biệt giấy chứng nhận cấp để thực hiện dự án đầu tư với giấy chứng nhận đầu tư ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu chính là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, vậy phân biệt với Giấy chứng nhận cấp để thực hiện dự án đầu tư mới như thế nào ? Khoản 2 Điều 50 Luật đầu tư quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam, nếu có dự án đầu tư mới thì không cần thành lập thêm pháp nhân, có cần làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư; thủ tục thực hiện như thế nào? Có phải chỉ cần làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án không ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) trường hợp có dự án đầu tư mới mà không thành lập tổ chức kinh tế thì chỉ phải làm thủ tục đăng ký hoặc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mới theo trình tự sau:

Bước 1: thực hiện thủ tục đối với dự án đầu tư mới theo trình tự hướng dẫn tại Bước 2 nêu tại câu 53 trên đây

Bước 2: sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mới (kể cả trường hợp gắn với thành lập Chinh nhánh sản xuất kinh doanh), Doanh nghiệp thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư nơi đặt trụ sở chính để bổ sung thay đổi do đầu tư thêm dự án mới liên quan đến 1 trong 6 nội dung đăng ký kinh doanh đã quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư thành lập doanh nghiệp.

Theo hướng dẫn của Bộ kế hoạch đầu tư tại quyết định 1088/2006/QĐ-BKH có 3 loại Giấy chứng nhận đầu tư.

Loại giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư (Phụ lục II-1)

Loại Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp (Phụ lục II-2)

Loại Giấy chứng nhận đầu tưu để thực hiện dự án đầu tư găn với thành lập doanh nghiệp (Phụ lục II-3)

Việc phân biệt 3 loại giấy chứng nhận đầu tư trên theo 3 tiêu chí chính về (i) ghi số, (ii) nội dung và (iii) thể thức quản lý Giấy chứng nhận đầu tư được hướng dẫn tại câu 51 trên đây:

Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước ?

Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc các trường hợp sau:

a) Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;

b) Dự án không thuộc các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư;

Nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư;

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được văn bản đăng ký đầu tư.

Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.

Nội dung thẩm định dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước ?

Nội dung thẩm định gồm: 1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ (của cả nước hoặc của vùng hoặc của lãnh thổ) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sự phù hợp của việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước; mục tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư; phương thức quản lý phù hợp với từng nguồn vốn và loại dự án đầu tư.

Sự phù hợp với chính sách hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư; thời hạn của dự án đầu tư.

Khả năng thu hồi vốn đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay và phương án hoàn trả vốn vay (nếu có).

Hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế – xã hội.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về báo cáo đầu tư. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139