Hợp đồng bcc là gì

hợp đồng bcc là gì

Tư vấn về thực hiện dự án đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC, hợp đồng bcc là gì? Tư vấn lập hợp tác kinh doanh khi nhận được vốn góp ? Tư vấn xác lập hợp đồng hợp tác kinh doanh hợp pháp theo pháp luật ? Thực hiện dự án đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC ? và các vấn đề khác liên quan sẽ được Luật Trần và Liên Danh tư vấn cụ thể:

Quy định pháp lý về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC ?

Hiện nay, chúng tôi có 1 công ty TNHH và chúng tôi (với tư cách Công ty TNHH) muốn góp vốn và hợp tác kinh doanh với 2 người bạn (với tư cách cá nhân). Về nguyên tắc thì Công ty TNHH của tôi sẽ là đầu mối Đại diện. Tôi muốn nhờ bạn tư vấn các vấn đề sau:

Tính pháp lý của Hợp đồng này đối với kinh doanh?

Có các vấn đề gì cần lưu ý với nghành Y tế và chăm soc sức khỏe, sắc đẹp?

Các chú ý khi hoàn thiện hợp đồng này?

Nhờ các Bạn tư vấn thêm. Xin Cảm ơn nhiều và mong sớm nhận được phàn hồi từ Bạn! 

Luật sư tư vấn:

Hợp đồng BCC (Business Cooperation Contract) hay còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế…

Khái niệm hợp đồng BCC

Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020quy định:

“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Về bản chất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đám phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có ưu điểm là tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh là tính chất, chủ thể và nội dung quan hệ đầu tư.

Chủ thể hợp đồng BCC

Chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC là các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Hợp đồng có thể bao gồm đại diện của hai bên chủ thể hoặc nhiều bên, nó phụ thuộc vào số lượng đại diện muốn tham gia hợp tác kinh doanh, muốn trực tiếp được thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Nhà đầu tư (không phân biệt quốc tịch của họ) có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại Khoản 18, Khoản 19 và Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư 2020 như sau:

“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hình thức đầu tư theo hợp đồng này theo pháp luật về đầu tư trước đây.

Nội dung hợp đồng BCC 

Khoản 1 Điều 28 Luật đầu tư 2020 quy định hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

“Điều 28. Nội dung hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”

Bên cạnh đó, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 28 Luật đầu tư 2020 quy định:

“2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.”

Như vậy, nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC là những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh”, bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh. Đây chính là đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng này, thời điểm chuyển giao rủi ro được các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng).

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 3, Điều 27 Luật Đầu tư 2020, các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên thảo thuận. Việc lập ra ban điều phối nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia hợp đồng, cũng như đại diện cho các bên giám sát quá trình thực hiện hợp đồng.  

Thực hiện dự án đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh BBC ?

Kính gửi Luật sư! Tôi xin hỏi như sau: Tôi và một người nước ngoài có ký một hợp đồng hợp tác cá nhân mà không thành lập doanh nghiệp để mua một dự án tại Việt Nam, sau đó bán lại cho các chủ sở hữu. Tôi là người đại diện duy nhất trong hoạt động của dự án.

Hình thức này có gọi là Hợp đồng kiểu BCC không? Giá trị đối với Pháp Luật như thế nào? Cá nhân nước ngoài góp vốn cùng tôi có cần chứng minh nguồn tiền không? Ngoài ra cá nhân nước ngoài cần làm các thủ tục pháp lý gì để ký kết hợp đồng này ?

Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Luật sư tư vấn:

Khoản 14 điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định:

“14. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

Theo khoản 18 điều 3 Luật đầu tư năm 2020:

“18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”

Tiếp đó, điều 27 Luật đầu tư quy định đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

“Điều 27. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.”

Như vậy, việc bạn hợp tác với cá nhân nước ngoài để thực hiện dự án tại Việt Nam mà không thành lập tổ chức kinh tế thuộc hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Hợp đồng này được điều chỉnh bởi Luật đầu tư, quy định Bộ luật dân sự và theo hợp đồng BCC (hợp đồng thỏa thuận giữa bạn và người nước ngoài).

Khi đầu tư vào Việt Nam thì cá nhân nước ngoài vẫn phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mới được ký kết hợp đồng này. Về nguồn tiền đầu tư thì pháp luật đầu tư không quy định việc chứng minh nguồn gốc tiền.  

hợp đồng bcc là gì
hợp đồng bcc là gì

Tư vấn xác lập hợp đồng hợp tác kinh doanh hợp pháp theo pháp luật ?

Thưa luật sư, Em muốn được luật sư tư vấn về hợp đồng mà em đã kí, đó là hợp đông thoả thuận hợp tác kinh doanh. Em đã kí với cty TNHH ĐTTM & DVDL TT. Em không biết nếu hợp đồng ghi như vậy thì khi họ không làm đúng em có được kiện không, và đây có phải là cty làm ăn chính đáng ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Công ty Luật Trần và Liên Danh tư vấn về nguyên tắc xây dựng hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành:

Pháp luật công nhận hợp đồng hợp tác kinh doanh mà bạn ký với công ty TT khi hợp đồng BCC được ký kết theo đúng quy định của pháp luật. 

“Điều 28 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về Nội dung hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh, đăng ký đầu tư nước ngoài;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.”

Công ty TNHH ĐTTM & DVDL TT là công ty có nhiều chi nhánh và có đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Em chào Luật Sư, Nhờ Luật sư tư vấn giúp em hồ sơ thủ tục để thay đổi địa chỉ của công ty góp vốn (công ty A) trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Em cám ơn nhiều ạ,!

=> Nếu công ty A góp vốn vào dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tư cách nhà đầu tư thì khi thay đổi địa chỉ của công ty A, bạn phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Điều 40 Luật đầu tư quy định thủ tục: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

d) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 33 của Luật này liên quan đến các nội dung điều chỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nếu công ty A cũng là người góp vốn để thành lập tổ chức kinh tế B (đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) thì khi thay đổi địa chỉ trụ sở công ty A thì công ty B phải làm thủ tục Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Thưa luật sư, xin hỏi: Nhà đầu tư có toàn quyền soạn thảo điều lệ nhằm điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo mong muốn của họ không? Cảm ơn!

=> Luật doanh nghiệp 2020 chỉ quy định những Nội dung chủ yếu trong Điều lệ, tại Điều 25 như sau:

“Điều 24. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động.

Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;

d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật; h) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;

k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

d) Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;

b) Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

c) Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.”

Vậy, chỉ cần đảm bảo những nội dung chính ở trên, nhà đầu tư có thể thỏa thuận những điều khoản khác, chỉ cần không trái với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về câu hỏi hợp đồng bcc là gì? Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline Công ty luật để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139