Hợp đồng bcc

hợp đồng bcc

Hiện nay, các nhà đầu tư kinh doanh thường giao kết với các đối tác hợp đồng BCC vì BCC có những ưu điểm nhất định so với các loại hợp đồng khác. Vậy, hợp đồng BCC là gì? Ưu nhược điểm của hợp đồng bbc như thế nào? Và mẫu hợp đồng BCC được quy định ở đâu? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu loại hợp đồng này qua bài viết dưới đây nhé!

Hợp đồng BCC là gì?

Hợp đồng BBC (còn gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó các bên phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Chủ thể của hợp đồng theo hình thức hợp đồng BBC là mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân. Tùy thuộc vào quy mô dự án, nhu cầu của nhà đầu tư mà không giới hạn số lượng chủ thể trong hợp đồng.

Hợp đồng BCC theo Luật Đầu tư là hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng BCC là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên để cùng nhau tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh chung và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.

Hay hiểu khái quát hơn thì hợp đồng BCC là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư với nhau theo đó các bên cùng góp vốn, cùng quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư mà không thành lập nên pháp nhân mới.

Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư trực tiếp và được giao kết giữa các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nguyên tắc kế toán

– BCC có thể được thực hiện dưới hình thức cùng nhau xây dựng tài sản hoặc hợp tác trong một số hoạt động kinh doanh. Các bên tham gia trong BCC có thể thỏa thuận chia doanh thu, chia sản phẩm hoặc chia lợi nhuận sau thuế.

– Trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.

Hợp đồng BCC có những ưu điểm như sau:

Hợp đồng BCC chuẩn bị nhanh gọn, dễ tiến hành, phù hợp với các dự án đầu tư cần triển khai nhanh chóng và thời hạn đầu tư ngắn.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các nhà đầu tư sẽ nhân danh chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, bị ràng buộc bởi hợp đồng chứ không bị ràng buộc bởi tổ chức nào.

Do đó, các nhà đầu tư sẽ linh hoạt, chủ động, độc lập và ít phụ thuộc vào đối tác khi quyết định các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, tránh được các mẫu thuẫn, bất đồng trong quản lý điều hành dự án.

Các bên trong hợp đồng có thể hỗ trợ lẫn nhau, bù đắp cho nhau những điểm yếu trong quá trình phát triển dự án kinh doanh.

Việc phân chia lợi nhuận cũng dễ dàng, linh hoạt hơn, chỉ cần tính theo tỷ lê đã thỏa thuận mà không cần phụ thuộc và điều lệ của doanh nghiệp.

Nhược điểm của hợp đồng BCC

Các bên hợp tác với nhau nhưng không thành lập pháp nhân mới nên sẽ không có con dấu chung. Khi sử dụng con dấu của một bên có thể dẫn đến nhiều bất cập như khó kiểm soát được các hoạt động trên thực tế đặc biệt là các hoạt động liên quan đến chi phí.

Việc không thành lập pháp nhân là thuận lợi khi chia lợi nhuận nhưng là hạn chế đối với quyền quản lý của các bên trong dự án, bên đóng góp ít cũng có quyền tương đương như bên đóng góp nhiều.

Hợp đồng BCC không có quy định về trách nhiệm của người thứ ba nên nếu các bên không có thỏa thuận rõ ràng dẫn đến tranh chấp thì khó khăn hơn rất nhiều trong việc giải quyết vì cần đến thiết chế của hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự mới có thể giải quyết được.

Về hình thức và nội dung của hợp đồng BCC:

Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng BBC phải được lập bằng văn bản trong trường hợp dự án đầu tư bằng hợp đồng BBC phải làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư. Còn hợp đồng BBC không cần lập bằng văn bản nếu không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

Nội dung của hợp đồng BBC là những thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các thỏa thuận cùng góp vốn kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro. Nội dung hợp đồng BBC bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Họ tên và địa chỉ của người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh

– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên

– Quy định về tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng

– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

– Quy định về sửa đổi chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Với hình thức đầu tư này, các bên có thể hỗ trợ lẫn nhau những thiếu sót, yếu điểm cũng như thị trường trong quá trình sản xuất kinh doanh để hai bên cùng hoạt động hiệu quả, cùng đạt được lợi ích mà mình mong muốn.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát:

a) Các bên tham gia liên doanh được ghi nhận phần giá trị tài sản đồng kiểm soát mà mình được hưởng là tài sản trên Báo cáo tài chính của mình

b) Mỗi bên tham gia liên doanh được nhận sản phẩm hoặc doanh thu từ việc sử dụng và khai thác tài sản đồng kiểm soát và chịu một phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán của mình để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình những nội dung sau đây:

– Phần vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản

– Các khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên tham gia góp vốn liên doanh

– Phần nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên tham gia góp vốn liên doanh khác từ hoạt động của liên doanh

– Các khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh

– Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh

d) Đối với TSCĐ, BĐSĐT khi mang đi góp vốn vào BCC và không chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành sở hữu chung của các bên:

– Bên nhận tài sản theo dõi như tài sản nhận giữ hộ, không hạch toán tăng tài sản và nguồn vốn kinh doanh

– Bên góp tài sản không ghi giảm tài sản trên sổ kế toán mà chỉ theo dõi chi tiết địa điểm, vị trí, nơi đặt tài sản

e) Đối với TSCĐ, BĐSĐT mang đi góp vốn có sự chuyển quyền sở hữu từ bên góp vốn thành quyền sở hữu chung:

– Trong quá trình đang xây dựng tài sản đồng kiểm soát, bên mang tài sản đi góp phải ghi giảm tài sản trên sổ kế toán và ghi nhận giá trị tài sản vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

– Sau khi tài sản đồng kiểm soát hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, căn cứ vào giá trị tài sản được chia, các bên ghi nhận tăng tài sản của mình phù hợp với mục đích sử dụng.

hợp đồng bcc
hợp đồng bcc

Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát:

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Hợp đồng hợp tác kinh doanh qui định các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh chịu

– Các bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép và phản ánh trong Báo cáo tài chính của mình các nội dung sau đây:

+ Tài sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của bên góp vốn liên doanh

+ Các khoản nợ phải trả phải gánh chịu

+ Doanh thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh

+ Chi phí phải gánh chịu

– Khi bên liên doanh có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán để ghi chép, tập hợp toàn bộ các chi phí chung đó.

– Trường hợp hợp đồng liên doanh qui định chia sản phẩm, định kì các bên liên doanh phải lập Bảng phân chia sản phẩm cho các bên góp vốn và được các bên xác nhận số lượng, qui cách sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản

– Trường hợp BCC phát sinh các chi phí, doanh thu chung mà các bên tham gia hợp đồng phải gánh chịu hoặc được hưởng thì các bên tham gia liên doanh phải thực hiện các qui định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế:

a) BCC chia lợi nhuận sau thuế thường là BCC dưới hình thức hoạt động đồng kiểm soát hoặc do một bên kiểm soát. Khi quyết định kí kết BCC theo hình thức này, các bên phải cân nhắc về rủi ro có thể phải gánh chịu do:

– Một số khoản chi phí không được tính đầy đủ là chi phí tính thuế do không có sự chuyển giao tài sản giữa các bên:

+ Chi phí khấu hao của một số TSCĐ sẽ không được cơ quan thuế chấp nhận do bên tham gia BCC không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế cho BCC

+ Một số khoản chi phí của các bên tham gia không được cơ quan thuế chấp nhận do hóa đơn đầu vào không mang tên bên kế toán và quyết toán thuế của BCC

+ Một số chi phí phát sinh tại bên tham gia BCC không thể chuyển cho bên kế toán và quyết toán thuế do các rào cản của pháp luật, ví dụ bên tham gia BCC có hóa đơn nộp tiền sử dụng đất nhưng pháp luật không cho phép bên phát sinh chi phí tiền sử dụng đất cho bên kế toán và quyết toán thuế thuê lại đất nên chi phí thuê đất không được tính vào chi phí của BCC

– Rủi ro về chính sách:

+ Bên kế toán và quyết toán thuế cho BCC có thể phát sinh lỗ lũy kế, tuy nhiên riêng kết quả của hoạt động BCC thì có lãi. Trường hợp này thay vì được bù trừ số lãi từ BCC với số lỗ các hoạt động khác, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế TNDN đối với BCC

+ Nếu BCC lỗ nhưng các hoạt động khác có lãi, doanh nghiệp có thể chỉ được bù trừ một phần lỗ tương ứng với phần được chia trong BCC

+ Đối với các bên khác nếu đưa TSCĐ vào dùng cho hoạt động của BCC thì có thể sẽ không được tính chi phí khấu hao là chi phí được trừ tại doanh nghiệp do không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

b) Trường hợp BCC qui định chia lợi nhuận sau thuế, bên thực hiện kế toán và quyết toán thuế phải căn cứ vào bản chất của hợp đồng để kế toán một cách phù hợp theo nguyên tắc:

– Nếu BCC qui định các bên khác tham gia BCC được hưởng một khoản lợi nhuận cố định mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của hợp đồng.

Trường hợp này, bên kế toán và quyết toán thuế thực chất là bên có quyền điều hành và chi phối hoạt động của BCC, phải áp dụng phương pháp kế toán thuê tài sản cho hợp đồng, ghi nhận khoản phải trả cho các bên khác là chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kì, cụ thể:

+ Ghi nhận toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của BCC trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình

+ Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích tài chính được tính đối với toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của BCC

+ Ghi nhận toàn bộ Lợi nhuận sau thuế của BCC vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” của Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế được xác định bao gồm toàn bộ kết quả của BCC

+ Các bên khác ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản đối với khoản được chia từ BCC

– Nếu BCC qui định các bên khác trong BCC chỉ được phân chia lợi nhuận nếu kết quả hoạt động của BCC có lãi, đồng thời phải gánh chịu lỗ

Trường hợp này bản chất của BCC là chia doanh thu, chi phí, các bên thường phải có quyền, điều kiện, khả năng để đồng kiểm soát hoạt động cũng như dòng tiền của BCC. Bên kế toán và quyết toán thuế phải áp dụng phương pháp kế toán BCC chia doanh thu để ghi nhận doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong kì, cụ thể:

+ Ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương ứng với phần được chia theo thỏa thuận của BCC

+ Lãi trên cổ phiếu và các chỉ tiêu phân tích tài chính chỉ được tính đối phần doanh thu, chi phí và lợi nhuận được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

+ Bên quyết toán thuế cung cấp bản sao các hồ sơ, tài liệu về việc đã thực hiện nghĩa vụ với NSNN của BCC cho các bên trong BCC để phục vụ việc quyết toán thuế của các bên khác trong BCC

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán chỉ bao gồm phần lợi nhuận sau thuế tương ứng của từng bên được hưởng

+ Các bên khác được ghi nhận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phần doanh thu, chi phí tương ứng với phần mình được chia từ BCC, báo cáo cơ quan thuế về việc khoản doanh thu, chi phi này đã được thực hiện nghĩa vụ thuế làm căn cứ điều chỉnh số thuế TNDN phải nộp.

Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư ngày càng phổ biến vì nó được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện và thích hợp với các dự án đầu tư ngắn. Hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay rất phổ biến, nên cần nắm bắt kỹ các quy định pháp lý để áp dụng loại hợp đồng cho phù hợp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về Hợp đồng bcc. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139