Xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự

xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự

Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong vụ án dân sự chính là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự. Xác định tư cách của đương sự trong tố tụng dân sự tức là xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự.

Tư cách tham gia tố tụng dân sự được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Vậy việc xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Luật Trần và Liên Danh sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự.

Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự

Vụ án dân sự là những việc phát sinh tại Tòa án do các đương sự khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hay quyền, lợi ích hợp pháp của người khác đang bị tranh chấp.

Trong các vụ án dân sự có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự tham gia với mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong một số trường hợp tuy họ không có quyền lợi ích liên quan đến vụ án dân sự nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước trong lĩnh vực được tham gia phụ trách. Họ có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức (có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân).

Theo quy định tại khoản 1, Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan tổ chức bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Như vậy các đương sự trong vụ án dân sự khá phong phú đa dạng bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập.

Có thể định nghĩa về đương sự trong vụ án dân sự như sau: “Đương sự trong vụ án dân sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.

Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự là hai yếu tố cấu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Đương sự là một loại chủ thể của quan hệ pháp luật TTDS nên để tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS thì đương sự phải có năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS.

Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự: Là khả năng pháp luật quy định cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủ thể khác có các quyền và nghĩa vụ TTDS.

Năng lực pháp luật TTDS là năng lực pháp luật dân sự có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực pháp luật dân sự là cơ sở của năng lực pháp luật TTDS.

“Mọi cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật TTDS như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” (khoản 1, Điều 68 BLTTDS 2015). Như vậy, đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật TTDS là các chủ thể có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Năng lực pháp luật TTDS của cá nhân bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cá nhân từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết. Năng lực pháp luật TTDS của tổ chức xuất hiện khi tổ chức đó được thành lập và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tồn tại.

Năng lực hành vi TTDS của đương sự: Là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2, Điều 69 BLTTDS 2015) khác với năng lực pháp luật tố tụng của đương sự là như nhau thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia TTDS (khoản 2, Điều 69 BLTTDS 2015).

Khác với năng lực pháp luật tố tụng dân sự của đương sự là như nhau thì năng lực hành vi TTDS là yếu tố luôn có sự biến động và được xác định ở các mức độ khác nhau.

Năng lực hành vi TTDS có mối quan hệ mật thiết với năng lực hành vi dân sự, cũng như năng lực pháp luật TTDS, một chủ thể được xác định là có năng lực hành vi TTDS nếu chủ thể đó có năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 69 BLTTDS thì đương sự từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi TTDS trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự
xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự

Đương sự trong vụ án dân sự

Đương sự trong vụ án dân sự khá phong phú, đa dạng gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập).

Nguyên đơn

Khoản 2, Điều 56 quy định: “nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khời kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách cũng là nguyên đơn”.

Điều đó cho thấy nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vụ án dân sự so với các đương sự khác. Vì để phát sinh vụ án dân sự tại TA, đồng thời là cơ sở đẻ bắt đầu giải quyết vụ án dân sự phải có nguyên đơn khời kiện hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.

Để trở thành nguyên đơn thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Thứ nhất: khi các chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Điều này cho thấy việc nguyên đơn tham gia tố tụng mang tính chủ động, khi nhận thấy quyền lợi của bản thân bị xâm hại chủ thể tự mình yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho mình.

Nó trái ngượi lại với tính bị động của bị đơn khi tham gia tố tụng. Việc yêu cầu bảo vệ quyền lợi bị xâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên đơn. Vì việc xác định quyền lợi của chủ thể có bị xâm hại hay không thì phải được khẳng định trong các bản án, quyết định của TA có hiệu lực. Khi bản án, quyết định của TA chưa có hiệu lực pháp luật khẳng định vấn đề đó, thì quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn mới chỉ dừng lại là giả thiết bị xâm phạm.

Về nguyên tắc, quyền lợi chỉ có thể có được hoặc bị xâm phạm khi khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung (quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình…) mà nguyên đơn là một bên chủ thể.

– Thứ hai: Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Để tham gia vào quan hệ pháp luật TTDS thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS. Vì ngoài việc có khả năng pháp luật quy định nguyên đơn còn phải tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ TTDS hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng lúc đó họ trở thanh nguyên đơn.

– Thứ ba: Các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng, lợi ích thuộc lĩnh vực mình phụ trách: Đối với chủ thể là cá nhân có năng lực hành vi TTDS đầy đủ hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được TA thụ lý thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn.

Trường hợp cá nhân không có năng lực hành vi TTDS đầy đủ mà được người đại diện hợp pháp của người này thì người được bảo vệ quyền lợi cũng được xác định là nguyên đơn. Việc quy định nhiều chủ thể có thể trở thành nguyên đơn cho thấy sự quan tâm của pháp luật tới việc đảm bảo lợi ích của mọi chủ thể trong xã hội.

– Thứ tư: Đơn khởi kiện. Để khởi kiện và xác định tư cách là nguyên đơn thì chủ thể phải có đơn khởi kiện và và gửi đơn kiện tới TA. Tư cách của chủ thể được xác định là nguyên đơn hành vi chủ thể gửi đơn tới Tòa và TA thụ ly đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải đầy đủ nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS.

Trong trường hợp cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp mà cùng khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết quan hệ nội dung tranh chấp đó thì TA thụ lý đơn khởi kiện của bên nào trước thì bên đó được xác định là nguyên đơn.

Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiện, yêu cầu TA bảo vệ quyền lợi của cá nhân, lợi ích công cộng…thì bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng trở thành nguyên đơn trong trường hợp:

+ Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phân tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn.

+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người có nghĩa vụ với yêu cầu độc lập trở thành nguyên đơn.

Bị đơn

Nếu nguyên đơn là một trong những đương sự đóng vai trò quan trọng trong vụ án dân sjw, tạo điều kiện tiên quyết để có vụ án dân sự phát sinh tại Tòa thì bị đơn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình giải quyết vụa án dân sự. Bị đơn luôn đi kèm với nguyên đơn, tư cách bị đơn được xác định cùng với tư cách nguyên đơn.

Khoản 3, Điều 68 BLTTDS quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyề và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xác định là bị đơn trong vụ án dân sự khi đáp ứng được điều kiện sau:

– Thứ nhất: là người bị nguyên đơn theo của BLTTDS khởi kiện. Xét về tính chất việc tham gia tố tụng cảu bị đơn mang tính thụ động, do bị bắt buộc tham gia tố tụng. Họ tham gia tố tụng không phải do họ gửi đơn khởi kiên tới TA mà buộc phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn.

Điều này trái ngược với tính chủ động của nguyên đơn gửi đơn tói Tòa khi nhận thấy quyền lợi bị xâm hại cùng lúc với việc nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự tại TA thì bị đơn cũng được xác lập, đó là người mà nguyên đơn cho rằng đã xâm phạm đến quyền lợi của mình và khi xét xử thì bị đơn được triệu tập nhằm giải quyết quyền lợi của nguyên đơn.

Bị đơn tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị nguyên đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai: có năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Cũng giống như nguyên đơn, bị đơn cũng phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực chủ thể tham gia tố tụng. Vì quá trình giải quyết vụ án dân sự là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều thủ tục, nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó bị đơn có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình đó để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng.

Thông thường cá nhân được coi là có năng lực hành vi TTDS khi đã đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với người chưa đủ 18 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ là người thay mặt họ để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước TA (khoản 4, 5, 6 Điều 72 BLTTDS).

– Thứ ba: Bị đơn là người được giả thiết là có tranh chấp hay vi phạm đến quyền lợi của nguyên đơn. Bị đơn được xác định cùng với nguyên đơn khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa. Nguyên đơn trong vụ án dấn sự là người giả thiết cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, tranh chấp nên bị đơn cũng là người được giả thiết xâm phậm quyền lợi của nguyên đơn. Việc xác định quyền lợi của bị đơn có xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn hay không phải dựa vào quyết định của TA.

Trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự tại Tòa nguyên đơn có thể trở thành bị đơn và bị đơn trở thành nguyên đơn.

Nguyên đơn trở thành bị đơn trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, nhưng bị đơn vẫn giữ yêu cầu phân tố. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Ngoài nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự bao gồm cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bởi vì khi giải quyết vụ án dân sự để giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn thì có thể ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của người thứ ba. Để giải quyết vụ án toàn diện, triệt để đòi hỏi cần thiết có sự tham gia của người thứ ba này với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định tại khoản 4, Điều 68 BLTTDS: “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Như vậy, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hiểu một cách chung nhất là người tham gia tố tụng vào vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác với nguyên đơn và bị đơn, họ không phải là người khởi kiện cũng không phải là người bị kiện. Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của TA.

Do đó để có thể xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự mà TA đang giải quyết, đồng thời phải được TA đưa họ vào tham gia tố tụng do thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính họ.

Một trong những căn cứ chủ yếu để có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng là quyền đòi bồi hoàn như: quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền và nghĩa vụ của người thứ ba liên quan khi giải quyết chia tài sản chung với vợ chồng….

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có hai loại: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hay còn gọi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án dân sự đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, việc tham gia tố tụng của họ độc lập với nguyên đơn, bị đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cho rằng đối tượng, phần đối tượng tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là thuộc về họ chứ không phải thuộc về nguyên đơn hay bị đơn. Do vậy, yêu cầu của họ chỉ chống nguyên đơn hoặc chỉ chống lại bị đơn. Tuy nhiên trong mọi trường hợp yêu cầu của họ đều độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn và không phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn.

Vì có yêu cầu độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn, do vậy thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có đủ điều kiện pháp lý để kiện vụ án dân sự để TA giải quyết yêu cầu của mình, nhưng do vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn, nên họ phải tham gia tố tụng để để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu không tham gia ngay vào vụ án dân sự đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn mà khởi kiện thành vụ án dân sự khác để bảo vệ quyền lợi cho mình thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn phức tạp hơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia vào vụ án đã xảy ra giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cảu họ luôn phụ thuộc vào việc tham gia tố tụng của nguyên đơn hoặc bị đơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn và bị đơn do có quyền, lợi ích luôn phụ thuộc và gắn liền với quyền và lợi ích cảu nguyên đơn hoặc bị đơn nên họ không thể đưa ra yêu cầu độc lập với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn mà yêu cầu của họ bao giờ cũng đi kèm và phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn.

Vì vậy, họ không thể khởi kiện để TA giải quyết mà quyền lợi của họ sẽ được giải quyết ngay trong vụ án đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn.

Trên đây là bài viết chi tiết liên quan đến những quy định về cách xác định tư cách tham gia tố tụng dân sự. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc về các vấn đề có liên quan hoặc cần được Tư vấn luật dân sự vui lòng gọi số HOTLINE để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139