Ký cược là gì

Ký cược là gì

Ký cược là gì biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đó, bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong thời hạn xác định để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê.

Khái niệm ký cược theo luật dân sự

Điều 329 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản kí cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê”.

Như vậy, ký cược được hình thành từ sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê tài sản có đối tượng là động sản, theo đó bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Ngoài ra, tài sản ký cược có thể được

xử lý thanh toán cho tiền thuê tài sản hoặc tiền bồi thường thiệt hại nếu tài sản thuê bị hư hỏng, mất mát.

Quy định về hình thức, chủ thể và đối tượng của ký cược

Pháp luật hiện hành không quy định về hình thức bắt buộc đối với biện pháp ký cược. Vì thế, các bên có thể tuỳ ý lựa chọn hình thức xác lập việc ký cược và tuỳ từng trường hợp cụ thể, việc ký cược được xác lập theo lời nói hoặc văn bản. Tuy nhiên, trong thực tế nếu tài tài ký cược có giá trị lớn, các bên thường phải xác lập bằng hình thức vãn bản hoặc lập biên bản về bàn giao tài sản theo hình thức giấy biên nhận. Ngoài ra, nếu hợp đồng cho thuê động sản được xác lập bằng văn bản thì các bên có thể thỏa thuận việc ký cược được ghi nhận bằng các điều khoản trong nội dung của hợp đồng thuê tài sản.

Chủ thể của ký cược bao gồm hai bên, trong đó bên ký cược là bên đã giao tài sản ký cược cho bên kia. Bên ký cược có thể đồng thời là bên thuê tài sản, có thể là người thứ ba, tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của bên cho thuê. Bên nhận ký cược là bên đã nhận tài sản ký cược để bảo đảm cho việc trả lại tài sản đã cho thuê và bao giờ cũng là bên cho thuê tài sản.

Tài sản ký cược là các loại tài sản thuộc sở hữu của bên ký cược và được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, có thể nói tài sản ký cược chỉ bao gồm tiền, các vật là động sản hiện có (không thể là các quyền tài sản, bất động sản, vật hình thành trong tương lai) vì bên ký cược phải “giao” tài sản ký cược cho bên nhận ký cược một cách thực tế.

Quy định về mục đích, nội dung của ký cược

Mục đích của ký cược là nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản đã thuê hoặc thông qua tài sản ký cược để bên cho thuê bảo đảm được lợi ích của mình trong trường hợp bên thuê không trả lại tài sản thuê. Vì vậy, nội dung của ký cược bao gồm: nếu tài sản thuê được trả lại thì bên cho thuê phải hoàn trả tài sản ký cược sau khi đã được bên ký cược thanh toán tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Quy định về tài sản ký cược

Tài sản ký cược là các loại tài sản thuộc sở hữu của bên ký cược và được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, tài sản ký cược chỉ bao gồm tiền, các vật là động sản hiện có (không thể là các quyền tài sản, bất động sản, vật hình thành trong tương lai) vì bên ký cược phải giao tài sản ký cược cho bên nhận ký cược một cách thực tế.

Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Quy định về nội dung ký cược

– Nội dung: Ký cược bao gồm những đặc điểm sau:

Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản trong hợp đồng thuê tài sản. Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê. Ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh khoản cao như: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác. Giá trị của tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản thuê không được trả lại. Do vậy, những biện pháp này cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng.

– Mục đích: Ký cược có mục đích nhằm đảm bảo:

+ Bên nhận ký cược lấy tiền thuê tài sản;

+ Bên ký cược lấy lại toàn bộ tài sản hay một phần giá trị tài sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê không còn hoặc trong trường hợp bên thuê không trả lại tài sản thuê.

Vì vậy khi ký cược, hai bên phải thoả thuận về thời hạn khi nào bên thuê phải giao lại tài sản. Thời hạn ký cược là thời hạn cho thuê tài sản. Về hình thức ký cược, Bộ luật dân sự 2005 không quy định phải được thành lập văn bản, do đó việc ký cược không nhất thiết phải được thành lập văn bản mà có thể thoả thuận bằng miệng cũng có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì văn bản ký cược là chứng cứ để bên cho thuê tài sản thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược từ bên thuê sang bên cho thuê.

Ký cược là gì
ký cược là gì

– Hậu quả pháp lý đối với ký cược

Hậu quả pháp lý đối với ký cược: Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản thuê theo đúng thoả thuận thì tài sản kí cược được trả lại cho bên thuê sau khi trừ tiền thuê; nếu đến hạn bên thuê không trả lại tải sản thuê thì tài sản ký cược thuộc sở hữu của bên cho thuê. Khi đó bên thuê phải có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược.

Với hậu quả pháp lý như trên ta sẽ thấy rằng trong việc xử lý tài sản ký cược có các trường hợp sau:

+ Bên thuê trả lại tài sản thuê. Khi bên thuê trả lại tài sản thì bên cho thuê phải trả lại tài sản ký cược, nhưng được trừ tiền thuê chưa trả. Để thực hiện được việc trả lại tài sản ký cược và tài sản thuê thì bên thuê phải có nghĩa vụ giữ gìn tài sản thuê và sử dụng đúng mục đích đã thuê, đúng công dụng của tài sản đã thuê, và bên cho thuê (bên nhận ký cược) có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, không được xác lập giao dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý. Nếu bên ký cược không đồng ý cho bên nhận ký cược sử dụng tài sản ký cược thì bên ký cược có quyền yêu cầu bên nhận ký cược ngừng việc sử dụng tài sản ký cược, nêu do sử dụng tài sản ký cược có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

+ Bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê. Trường hợp bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có thể yêu cầu toà án buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê và việc trả tài sản thuê và tài sản ký cược được thực hiện cùng lúc.

+ Tài sản thuê không còn để trả lại vì lý do mất mát hay tiêu huỷ hoặc bị mất không phải do lỗi cố ý của bên thuê. Trường hợp này tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê. Nếu tài sản thuê hoặc tài sản ký cược có sự thay đổi về giá trị theo bất cứ hướng nào thì các bên không có yêu cầu thanh toán chênh lệnh

Phân biệt ký cược và đặt cọc

Ký cược và đặt cọc đều là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Có sự chuyển giao tài sản bảo đảm là: Đối tượng: Một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác

Tiêu chí

Đặt cọc

Ký cược

CSPL

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015

Điều 329 Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Nội dung

– Quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc và nhận đặt cọc

– Xử lí tài sản đặt cọc

– Quyền và nghĩa vụ của các bên.

– Xử lí tài sản kí cược

Mục đích

Đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng

Đảm bảo việc trả lại tài sản thuê

Hậu quả pháp lý

Có thể xảy ra với cả hai bên

+ Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

+ Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chỉ có thể xảy ra với bên thuê

+ Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê

+ Nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê

Giá trị tài sản bảo đảm

Nhỏ hơn giá trị hợp đồng cần bảo đảm

Ít nhất tương đương với giá trị tài sản thuê

Chủ thể

Bên đặt cọc

Bên nhận đặt cọc

Bên thuê

Bên cho thuê

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về thắc mắc ký cược là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139