Công an triệu tập vắng mặt có sao không

Công an triệu tập vắng mặt có sao không

Khi bị công an gửi giấy triệu tập hoặc giấy mời lên làm việc, người dân thường có tâm lý hoang mang, e ngại. Không ít trong số họ vì quá lúng túng nên quyết định không đến làm việc theo yêu cầu. Vậy, công an triệu tập vắng mặt có sao không?

Giấy triệu tập dùng để làm gì?

Giấy triệu tập được sử dụng để gửi tới những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án.

Khi nào cơ quan công an được gửi giấy triệu tập cho người dân?

Trong tố tụng hình sự, Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) quy định:

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Thông tư này cũng yêu cầu việc sử dụng giấy triệu tập phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

Hiện nay, trong các văn bản khác hầu như không có khái niệm cụ thể giấy triệu tập là gì. Tuy nhiên, thông thường, giấy triệu tập được hiểu chung là loại biểu mẫu được sử dụng trong hoạt động tố tụng, dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án.

Trong tố tụng hình sự chỉ có Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán là có thẩm quyền ký và sử dụng giấy này. Trong tố tụng dân sự, hành chính thì chỉ có Thẩm phán mới có thẩm quyền này, Luật sư hình sự giỏi.

Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án/vụ việc cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

Giấy triệu tập được hiểu như thế nào? Công an triệu tập vắng mặt có sao không?

Giấy triệu tập là một trong những giấy tờ được ban hành trong thủ tục tố tụng hình sự; mang tính chất bắt buộc người bị triệu tập phải có mặt tại cơ quan Nhà nước; có thẩm quyền để lấy lời khai, xác minh thêm thông tin liên quan đến vụ việc cụ thể.

Theo quy định tại thông tư 01/2006/TT-BCA quy định về giấy triệu tập trong quá trình điều tra như sau:

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự; nên chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân; được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Vậy, giấy triệu tập được sử dụng cho những ai ? Liệu khi nhận được giấy triệu tập của công an mà không đến có sao không ?

Giấy triệu tập được sử dụng cho những ai ?

Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015; khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng sau:

Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án.

Bị hại: Là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Nguyên đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định; yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Bị đơn dân sự: Là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền; tiến hành tố tụng (điểm a khoản 3 Điều 64).

Người làm chứng trong tố tụng: Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

Có thể nói giấy triệu, tập được sử dụng trong rất nhiều trường hợp; bởi các quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt là cơ quan điều tra, vậy trong trường hợp người dân nhận được giấy triệu tập của công an nhưng không đến có sao không ?

Công an triệu tập vắng mặt có sao không?

Khi nhận được giấy triệu tập của công an, hay cơ quan điều tra; thì người dân phải có trách nhiệm chấp hành và đến trình diện; tại cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ vụ án. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp vì nhiều lý do mà khi nhận được giấy triệu tập của công an, rất nhiều người lại không đến, vậy có sao không ?

Theo đó, tùy vào một số trường hợp cụ thể như vai trò của người bị triệu tập; trong vụ án mà người bị triệu tập có thể bị áp giải; hoặc dẫn dải trong trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an mà không đến. Cụ thể tại điều 127 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định như sau:

Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.

Dẫn giải có thể áp dụng đối với:

a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập; mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định; trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra; xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án; đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan, tư vấn luật hình sự chi tiết

Hiện nay, pháp luật chưa quy định các chế tài; xử lý đối với trường hợp này. Tuy nhiên, để đảm bảo các rủi ro có thể xảy ra thì điều tốt nhất khi nhận được giấy triệu tập thì chúng ta nên chấp hành theo lệnh trong giấy triệu tập.

Công an triệu tập vắng mặt có sao không
công an triệu tập vắng mặt có sao không

Điều tra viên có được triệu tập người dân đến làm việc ?

Theo Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) cũng quy định như sau: Nghiêm cấm điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.

Trên thực tế vẫn có những cuộc điện thoại của cán bộ điều tra gọi để thông báo cho đương sự, người dân lịch làm việc với lý do địa bàn xa, công việc bận rộn. Nếu người dân chấp thuận lối làm việc đó thì khi đến làm việc người dân vẫn có quyền yêu cầu điều tra viên cung cấp giấy triệu tập. Tuy nhiên, việc chấp thuận làm việc như vậy vừa không đúng luật mà còn tạo ra nhiều rủi ro cho người bị triệu tập.

Cán bộ điều tra có được quyền dọa nạp, uy hiếp người dân hay không?

Không được phép! khi tiếp xúc, giải quyết công việc với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải thể hiện thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng, khiêm tốn, bình tĩnh, tận tình, chu đáo; thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành; Nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây khó khăn, phiền hà với nhân dân. Khi tiếp xúc với các đối tượng vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực; không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối xử với người vi phạm. (Điều 40, 41 Thông tư số 17/2012/TT-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân)

Việc triệu tập, gửi giấy triệu tập được thực hiện thế nào là đúng pháp luật?

Khi triệu tập bị can, điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. (Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự).

Trường hợp thực hiện việc bắt, giữ người, người có thẩm quyền đều phải lập biên bản, có người chứng kiến là cán bộ xã, phường tổ dân phố nơi người đó cư trú.

Các đối tượng lừa đảo hoạt động hết sức tinh vi, xảo quyệt. Nhóm phạm tội thường theo dõi thời gian dài để tìm hiểu nạn nhân, nguồn tài sản. Chúng dùng các phương thức như hack tài khoản mạng xã hội, giám sát tài khoản ngân hàng, theo dõi đời tư….

Từ những thông tin thu thập được bọn chúng nắm được điểm yếu của nạn nhân sau đó sử dụng phần mềm truyền tải giọng nói qua mạng internet, giả danh số điện thoại cơ quan chức năng để gọi cho nạn nhân, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Các nạn nhân thường là từng bị triệu tập trong một vụ án nào đó hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều bị hại không có điểm yếu nhưng trước lời đe dọa, thúc giục của kẻ xấu đã lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết hành vi lừa đảo.

Quy định của pháp luật về triệu tập bị can

Triệu tập bị can là việc cơ quan có thẩm quyền gửi giấy triệu tập yêu cầu bị can đang tại ngoại có mặt để giải quyết những công việc liên quan đến vụ án, để làm sáng tỏ các thông tin của vụ án.

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Điều 182. Triệu tập bị can

Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.

Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định triệu tập trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015. Trường hợp bạn đọc còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn của  Công ty luật Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139