Theo quy định của pháp luật Việt Nam về luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thì người nước ngoài khi sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý hoạt động của cơ sở lưu trú để tiến hành làm thủ tục xin xác nhận tạm trú và đóng lệ phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú.
Người điều hành trực tiếp hoạt động của cơ sở lưu trú sẽ có trách nhiệm đại diện cho người nước ngoài để khai báo tạm trú cho người nước ngoài. Người nước ngoài sẽ phải nộp lệ phí đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập cảnh. Mức lệ phí đăng ký tạm trú sẽ phụ thuộc vào quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố của từng địa phương.
Quy định về việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Theo điều 33 Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam năm 2014, quy định về việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài như sau:
Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định
Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý của cơ sở lưu trú
Khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.
Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Phải huyển đến Công an xã, phường nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ. Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
Tại sao cần đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Đầu tiên, đăng ký tạm trú là quyền lợi và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam cũng như chủ cơ sở lưu trú. Nếu không được đăng ký tạm trú, người nước ngoài sẽ chịu các mức hình phạt như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Còn cá nhân, chủ hộ không đăng ký khai báo tạm trú tạm vắng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.
(Điều 8 và Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, việc đăng ký tạm trú tạm vắng cho người nước ngoài chính là cơ sở để người nước ngoài có thể xin được Lý lịch tư pháp Việt Nam.
Hơn nữa, phiếu đăng ký tạm trú cho người nước ngoài chính là một trong những giấy tờ bắt buộc để người nước ngoài xin:
Gia hạn visa Việt Nam,
Thẻ tạm trú Việt Nam.
Điều kiện cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là gì?
Để được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam, người nước ngoài thuộc nhóm đối tượng nêu trên phải đảm bảo các điều kiện sau:
Có hộ chiếu còn hạn sử dụng tối thiểu 13 tháng. Như đã nêu trên, thời hạn thẻ tạm trú được cấp sẽ ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày, nên nếu hộ chiếu chỉ còn thời hạn 13 tháng, thì thẻ tạm trú được cấp chỉ có thời hạn tối đa 12 tháng. Trong trường hợp này, nếu người lao động muốn xin thẻ tạm trú dài hạn hơn, thì nên làm thủ tục đổi hộ chiếu trước khi xin thẻ tạm trú.
Người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường theo đúng quy định.
Những đối tượng người nước ngoài dưới đây sẽ không đủ điều kiện để được cấp thẻ tạm trú ở Việt Nam:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế;
Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Thời hạn đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Theo quy định đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Khoản 2, Điều 33 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).
Về vấn đề khai báo tạm trú cho người nước ngoài
Theo Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam 2014, người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Như vậy, khi người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, người quản ý trực tiếp các cơ sở lưu trú có trách nhiệm đại diện người nước ngoài để khai báo tạm trú với cơ quan quản lý cư trú tại địa phương.
Lệ phí đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại địa phương
Tùy thuộc vào từng địa phương, mức lệ phí đăng ký tạm trú sẽ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố địa phương đó.
Ai là người nộp phí, lệ phí khi đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài?
Người nước ngoài khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc các giấy tờ về cư trú, nhập cảnh phải nộp phí theo quy định tại Thông tư Số 219/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.
Các trường hợp được miễn phí khi THẺ đăng ký tạm trú
Dưới đây là một số trường hợp được miễn phí, lệ phí khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc các giấy tờ về cư trú, nhập cảnh:
Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.
Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại.
Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Tổ chức nào có thẩm quyền thu phí, lệ phí khi đăng ký THẺ tạm trú cho người nước ngoài?
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục An ninh cửa khẩu (Bộ Công an); Công an, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) là tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
Lệ phí đăng ký thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Mức lệ phí khác nhau tùy thuộc vào thời hạn của thẻ tạm trú:
Có thời hạn từ 01 năm đến 02 năm 145 USD/thẻ tương đương khoảng 3,359,983 VNĐ
Có thời hạn từ 02 năm đến 05 năm 155 USD/thẻ tương đương khoảng 3,591,706 VNĐ
Thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Để xin thẻ tạm trú tại Việt Nam, bạn sẽ cần tuân thủ thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trước tiên, bạn xác định đối tượng được cấp thẻ tạm trú, và bộ hồ sơ tương ứng cần chuẩn bị. Một điều bạn rất cần lưu ý đó là thời hạn yêu cầu của các giấy tờ. Nếu không đáp ứng được các thời hạn đó, thì người nước ngoài sẽ không được cấp thẻ tạm trú Việt Nam.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo yêu cầu, bạn mang hồ sơ lên nộp tại Văn phòng Cục quản lý xuất nhập cảnh tại các địa chỉ nêu trên
Sau khi kiểm tra hồ sơ cục quản lý xuất nhập cảnh gửi giấy biên nhận cho người đến nộp hồ sơ (Mẫu NB7).
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ. Và bạn sẽ cần chuẩn bị bổ sung để quay trở lại văn phòng của Cục quản lý xuất nhập cảnh để nộp lại.
Thời gian nộp hồ sơ xin Thẻ tạm trú: từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 3. Nhận kết quả
Vào ngày hẹn theo giấy hẹn, bạn mang giấy biên nhận, CMT hoặc hộ chiếu để trình lên cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu.
Nếu có kết quả cấp thẻ tạm trú, bạn sẽ nộp lệ phí, sau đó ký nhận và nhận kết quả (kể cả có được cấp thẻ tạm trú hay không).
Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, chủ nhật).
Lưu ý cần biết khi đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định.
Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý của cơ sở lưu trú.
Khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.
Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Trên đây là những giải đáp cho vướng mắc lệ phí đăng ký tạm trú là bao nhiêu và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài.