Theo quy định của nhà nước Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn thị thực (visa) nhập cảnh. Công dân nước ngoài đều phải xin visa nếu muốn vào Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần biết. Về điều kiện, thủ tục cũng như lệ phí xin visa cho người nước ngoài làm việc tại việt nam.
Visa Việt Nam là gì?
Visa Việt Nam là gì? – Đây là câu hỏi thường gặp đối với những khách hàng lần đầu tiên xin visa cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Visa Việt Nam hay còn gọi thị thực Việt Nam là “tấm vé” thông hành để công dân nước ngoài vào Việt Nam. Với mục đích du lịch, làm việc, đầu tư, thăm người thân, du học… Nếu công dân nước ngoài không xuất trình được hộ chiếu và visa nhập cảnh vào Việt Nam với cán bộ nhà nước. Thì có thể được coi là nhập cảnh trái phép.
Visa nhập cảnh là gì?
Là văn bản của Cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam, đồng ý cho phép một cá nhân hay một tập thể người nước ngoài được phép xuất nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần vào Việt Nam cho những mục đích: công tác, du lịch, thăm thân…
Để có được công văn nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam thì cơ quan tổ chức mời người nước ngoài, bảo lãnh cho người nước ngoài vào Việt Nam phải làm thủ tục đến Cơ quan xuất nhập cảnh xin xét duyệt cho người nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, xin visa nhập cảnh còn pháp đáp ứng một số điều kiện sau:
Lý do xin visa nhập cảnh chính đáng: thăm thân, đi công tác, du lịch
Không đến từ các nước có quốc tịch “khó”
Trẻ em dưới 14 tuổi phải có cha, mẹ, người giám hộ
Không bị mắc bệnh tâm thần hay bệnh truyền nhiễm
Không nằm trong danh sách đen của Đại sứ quán Việt Nam
Có mối ràng buộc tại nước mang quốc tịch: vợ chồng, con cái, tài sản, công việc…
Các loại ký hiệu thị thực (Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam) bao gồm
NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
ĐT4 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giátrị dưới 03 tỷ đồng.
DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
DN2 – Cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khácDL – Cấp cho người vào du lịch.
LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
DL – Cấp cho người vào du lịch.
TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này:
Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;
Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
EV – Thị thực điện tử.
Thời hạn thị thực (Visa cho người nước ngoài tại Việt Nam)
Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm
Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
Chính sách và quy định về xin cấp visa và gia hạn visa Việt Nam trong thời kỳ Covid 19
Chính sách visa chung: Đối với người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam nếu hết hạn visa không có điều kiện xuất cảnh nguyên nhân là do dịch bệnh thì Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc gia hạn visa lưu trú tại Việt Nam với thời hạn ngắn hạn đối với trường hợp khách du lịch, visa doanh nghiệp làm việc ngắn hạn hoặc dài hạn đối với trường hợp có giấy phép lao động hoặc trường hợp được miễn giấy phép lao động.
Quy định về gia hạn visa tự động: Công dân nước ngoài nhập cảnh theo diện miễn thị thực, nhập cảnh bằng thị thực điện tử hoặc thị thực du lịch từ ngày 01/3/2020 đến nay được “tự động gia hạn tạm trú” đến, có thể xuất cảnh trong thời gian trên mà không phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Trường hợp nhập cảnh trước ngày 01/3/2020 nếu chứng minh được bị mắc kẹt do dịch Covid-19, được Cơ quan đại diện ngoại giao xác nhận bằng Công hàm (có bản dịch tiếng Việt) hoặc có văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền Việt Nam về việc bị cách ly, điều trị Covid-19 hoặc lý do bất khả kháng khác…cũng được xem xét áp dụng “tự động gia hạn tạm trú” và phải xuất trình Công hàm hoặc văn bản xác nhận nêu trên khi xuất cảnh
Chính sách gia hạn visa du lịch: Người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam bằng visa du lịch (DL) trước ngày 1/03/2020 bị mắc kẹt tại Việt Nam sẽ được xem xét gia hạn lưu trú mỗi lần tối đa không quá 30 ngày (1 tháng) hoặc cấp cho visa xuất cảnh để rời khỏi Việt Nam.
Cấp mới và gia hạn visa làm việc ngắn hạn: Trường hợp người nước ngoài sử dụng visa doanh nghiệp là loại DN1, DN2 thì được xem xét gia hạn visa tạm trú với thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc yêu cầu xuất cảnh đối với trường hợp đã lưu trú tại Việt Nam lâu mà chưa đáp ứng đủ yêu cầu về xin cấp giấy phép lao động.
Cấp mới và gia hạn visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Trường hợp là người lao động có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động thì được cấp visa/gia hạn visa 1 năm loại LĐ 1, LĐ 2 hoặc tối đa là 02 năm đối với việc xin cấp thẻ tạm trú (LĐ1, LĐ2).
Chính sách cấp và gia hạn visa đầu tư: Trường hợp nhà đầu tư …. có giấy chứng nhận góp vốn hoặc đầu tư thì được cấp dài hạn loại 1 năm visa hoặc thẻ tạm trú theo quy định từ 1 năm đến 10 năm tùy vào số vốn đầu tư và địa bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư
Chính sách xin visa và công văn nhập nhập cảnh Việt Nam: Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cấp visa cho các nhà đầu tư, chuyên gia, người lao động…. được phép nhập cảnh Việt Nam để kịp thời phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng phải tuân thủ các điều kiện về cách ly y tế và các quy định của Việt Nam về phòng chống dịch.
Hồ sơ xin visa đối với người nước ngoài đang cư trú tại việt nam
Mẫu N5 có xác nhận của cơ quan, tổ chức bảo lãnh (trường hợp thăm thân phải có xác nhận của công an Phường, xã nơi tạm trú).
Bản gốc Passport.
Sổ khai báo tạm trú hoặc giấy xác nhận cư trú có đóng dấu và ký tên của công an Phường, Xã nơi người nước ngoài đang tạm trú.
Giấy tờ chứng minh mục đích ở lại Việt Nam: Tùy trường hợp cụ thể sẽ cung cấp một trong những giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, giấy phép lao động, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh…
Thời hạn trả kết quả: 5-7 ngày làm việc (có thể lấy gấp trong 1-3 ngày làm việc).
Người nước ngoài có thể được cấp thẻ tạm trú dài hạn không quá 5 năm.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ tư vấn làm visa cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Quý khách liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline để được hỗ trợ tốt nhất. Là chuyên gia trong lĩnh vực hồ sơ cho người nước ngoài, chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.