Kiểm toán báo cáo tài chính

kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì? Đối tượng kiểm toán Báo cáo tài chính là ai? Quy trình cũng như các phương pháp kiểm toán báo cáo tài chính như thế nào? Tất cả câu hỏi của các bạn được Luật Trần và Liên Danh giải đáp qua bài viết dưới đây.

 Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Để hiểu được kiểm toán báo cáo tài chính là gì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu kiểm toán là gì?

Kiểm toán là gì?

Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các hồ sơ, tài liệu và số liệu của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin bằng chứng kiểm toán để đánh giá về báo cáo tài chính được kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán so với các chuẩn mực đang áp dụng.

Đối tượng của Kiểm toán Báo cáo tài chính là gì?

Từ định nghĩa về Kiểm toán báo cáo tài chính, có thể thấy được đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

Bảng cân đối tài khoản;

Báo cáo tình hình tài chính;

Bảng cân kế toán;

Kết quả hoạt động kinh doanh;

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp);

Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các đối tượng của Kiểm toán báo cáo tài chính cung cấp thông tin tài chính, kinh doanh (tổng quát và chi tiết) và luồng tiền của doanh nghiệp. Ngoài ra các đối tượng của Kiểm toán BCTC còn cung cấp các thông tin của doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu bán hàng, giá vốn…cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu của kiểm toán BCTC là gì?

Mục tiêu chính của Kiểm toán BCTC là giúp người sử dụng hoặc người đọc Báo cáo tài chính tăng độ tin cập với Báo cáo tài chính dựa vào việc KTV đưa ra ý kiến của mình về số liệu trên báo cáo tài chính được lập dựa vào các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không?

Ngoài mục tiêu trên, Kiểm toán BCTC còn giúp doanh nghiệp được kiểm toán thấy được những sai sót, tồn tại của mình qua đó tìm phương hướng giải quyết, khắc phục tình trạng để giảm thiểu rủi ro về thuế, cũng như nâng cao chất lượng của đội ngũ kế toán tại đơn vị và thông tin tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán.

Ý kiến kiểm toán trong Kiểm toán BCTC

Ý kiến kiểm toán trong Kiểm toán BCTC là việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lý trên báo cáo tài chính được kiểm toán.

Ý kiến kiểm toán đem đến cái nhìn chung nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ trên những nhận xét của kiểm toán viên phần nào thể hiện tình trạng của doanh nghiệp. Nhìn chung, có các loại ý kiến kiểm toán như sau:

Ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi BCTC của công ty phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ khi các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.

Ý kiến kiểm toán trái ngược khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

Từ chối đưa ra ý kiến khi được đưa ra trong trường hợp có giới hạn quan trọng tới phạm vi kiểm toán hoặc là thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục; tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính.

Có đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh“: được nêu ra khi KTV thu hút sự chú ý của người sử dụng đối với một vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo xét đoán của KTV, vấn đề đó là đặc biệt quan trọng để người sử dụng hiểu được BCTC thì KTV phải trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo kiểm toán.

Có đoạn “Vấn đề khác” khi KTV thấy cần phải trao đổi về một vấn đề khác ngoài các vấn đề đã được trình bày hoặc thuyết minh trong BCTC, mà theo xét đoán của kiểm toán viên, vấn đề khác đó là thích hợp để người sử dụng hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán, về trách nhiệm của kiểm toán viên hoặc về báo cáo kiểm toán, đồng thời pháp luật và các quy định cũng không cấm việc này thì kiểm toán viên phải trình bày về vấn đề đó trong báo cáo kiểm toán, với tiêu đề “Vấn đề khác” hoặc “Các vấn đề khác”.

Phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính

Phương pháp Kiểm toán Báo cáo tài chính là việc các kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán sử dụng các phương pháp khác nhau dựa trên số liệu, tài liệu doanh nghiệp được kiểm toán cung cấp hoặc thông tin từ bên ngoài nhằm phát hiện sai sót cũng như đánh giá hệ thống quản lý nội bộ tại đơn vị.

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại:

Thử nghiệm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu

Thử nghiệm cơ bản

Thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm:

Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh);

Thủ tục phân tích cơ bản.

Quy trình thực hiện kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán liên quan

Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn này bao gồm tiền kế hoạch và lập kế hoạch

Ở giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên tiếp cận khách hàng nhằm thu thập các thông tin cần thiết về đơn vị được kiểm toán giúp tăng sự hiểu biết về các nhu cầu của khách hàng và xem xét các khả năng phục vụ… Dựa vào những thông tin đó thì công ty kiểm toán sẽ quyết định có nên ký hợp đồng hay không.

Công việc lập kế hoạch sẽ cho kiểm toán viên về cái nhìn hoạt động của doanh nghiệp như đặc điểm kinh doanh, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, lập mức trọng yếu và thiết lập các thủ tục kiểm toán liên quan nhằm nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán.

kiểm toán báo cáo tài chính
kiểm toán báo cáo tài chính

Bước 2: Thực hiện thực hiện

Thực hiện kiểm toán là giai đoạn dựa trên kế hoạch đã lập với mục đích thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở hình thành báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm:

Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ).

Thử nghiệm cơ bản (thực hiện các kiểm tra chi tiết đến các số dư, nghiệp vụ và thuyết minh).

Bước 3: Hoàn thành kiểm toán

Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên sẽ tổng hợp và rà soát lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để hình thành ý kiến kiểm toán và trao đổi với Ban giám đốc của đơn vị.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán của các doanh nghiệp

Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày;

Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định và tại nơi nhận BCTC của doanh nghiệp

   

Nơi nhận báo cáo

 

CÁC LOẠI DOANH NGHIỆP

Kỳ lập báo cáo

Cơ quan tài chính

Cơ quan Thuế

Cơ quan Thống kê

DN cấp trên

Cơ quan đăng ký kinh doanh

1. Doanh nghiệp Nhà nước

Quý, Năm

x

x

x

x

x

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Năm

x

x

x

x

x

3. Các loại doanh nghiệp khác

Năm

 

x

x

x

x

Bằng chứng của Kiểm toán

Bằng chứng của Kiểm toán là gì?

Bằng chứng của kiểm toán là tất cả các hồ sơ,tài liệu và thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các hồ sơ, tài liệu và thông tin này KTV đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những hồ sơ, tài liệu và thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những hồ sơ, tài liệu và thông tin khác.

Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán

Yêu cầu về bằng chứng kiểm toán gồm: Tính đầy đủ và tính thích hợp.

Tính đầy đủ là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.

Tính thích hợp là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng của bằng chứng kiểm toán, bao gồm sự phù hợp và độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán trong việc giúp KTV đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.

Độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc, nội dung của bằng chứng kiểm toán và phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng đó.

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt nếu không nộp báo cáo kiểm toán tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền?

Mức phạt từ 40 – 50 triệu đồng. (Tham khảo Điều 12 Nghị định 41/2018)

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Đối tượng của kiểm toán BCTC bao gồm:

Bảng cân đối tài khoản;

Báo cáo tình hình tài chính;

Bảng cân kế toán;

Kết quả hoạt động kinh doanh;

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp);

Thuyết minh báo cáo tài chính.

Mục đích cuộc kiểm toán báo cáo tài chính?

Đối với Ngân hàng, những đối tượng cho vay vốn, họ cần biết rằng số vốn họ cho vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, tình hình tài chính của đơn vị có cho thấy khả năng hoàn trả hay không.

Đối với cơ quan thuế, căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế, tương tự, đối với các cơ quan chức năng cũng căn cứ vào báo cáo tài chính được kiểm toán để thực hiện chức năng của mình.

Đối với doanh nghiệp được kiểm toán mong muốn, thông qua kiểm toán, có được báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), phát hiện và ngăn ngừa các sai sót và gian lận.

Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông họ cần biết một cách đầy đủ, đúng đắn về kết quả kinh doanh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về kiểm toán báo cáo tài chính Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139