Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Hiện nay thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là một trong những quy định đáng lưu tâm trong các tranh chấp dân sự về thừa kế. Việc không hiểu rõ về thời hiệu thừa kế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người thừa kế khi hết thời hiệu chia di sản thừa kế.

Dưới đây là một số những quy định chi tiết về vấn đề thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế, đặc biệt là thời hiệu đối với di sản là bất động sản và tài sản chung cha mẹ để lại.

Di sản thừa kế là gì?

Khái niệm di sản thừa kế được hiểu là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế.

Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.

Di sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…

Quy định mới về thời hiệu thừa kế của BLDS năm 2015

Điều 623 BLDS năm 2015 quy định “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Như vậy, BLDS năm 2015 đã phân biệt thời hiệu thừa kế đối với bất động sản và động sản, trong đó thời hiệu thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, tăng lên đáng kể so với quy định của BLDS năm 2005 và thời hiệu thừa kế đối với động sản vẫn giữ nguyên là 10 năm.

Đồng thời, BLDS năm 2015 đã có quy định mới về xử lý di sản sau khi hết thời hiệu thừa kế, theo đó, trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế, mà di sản chưa được chia thì di sản sẽ thuộc về những người sau đây theo thứ tự ưu tiên: người thừa kế đang quản lý di sản đó, người đang chiếm hữu, Nhà nước.

Mua lại quyền sử dụng đất trước khi xảy xa tranh chấp quyền thừa kế?

Kính chào luật sư! Vào tháng 8 năm 2004, tôi nhận được chuyển nhượng 1 lô đất của bà H 80m2 đất ở (Bà H đã được cấp giấy chứng nhận QSDD đất năm 1993).

Tôi đã giao đầy đủ tiền và đã làm đầy đủ thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Tháng 2/2004 cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi. Biết được tin cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi, giữa anh em ruột bà H xảy ra tranh chấp thừa kế liên quan đến diện tích đất trên.

Anh em ruột của bà H lấy lý do: đất đấy là do bố mẹ để lại nên phải chia đều cho tất cả anh chị em. Khi tôi tiến hành xây nhà thì anh em ruột bà H gây cản trở, anh bà H đã đề nghị UBND cấp xã can thiệp.

Vậy vụ việc trên được giải quyết như thế nào?

Trả lời:

Điều 188 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội​ quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Như vậy ở thời điểm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì đất không có tranh chấp, đáp ứng quy định về điều kiện chuyển nhượng nên hợp đồng chuyển nhượng đất của bạn là hợp pháp.

Tuy nhiên, điểm 2.4 Phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP lại quy định về trường hợp không xác định thời hiệu phân chia di sản thừa kế như sau:

Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Trong trường hợp này, anh em ruột của bà H chỉ có quyền khởi kiện để phân chia lại di sản chung. Trong trường hợp Tòa án không đồng ý thụ lý thì bạn vẫn có quyền được sử dụng mảnh đất đó; còn nếu Tòa án đồng ý việc phân chia di sản chung thì hợp đồng giữa bạn và bà H là vô hiệu, hoặc bạn phải thỏa thuận được với tất cả anh em của bà H cho chuyển nhượng và đứng tên mảnh đất đó.

thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế
thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế

Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là bao lâu?

Chào luật sư, bố mẹ tôi mất vào năm 2000 và 2002, khi mất bố mẹ tôi có để lại phần di sản là 1 miếng đất thuộc sở hữu của hai người mà không ai để lại di chúc gì cả, miếng đất này có nhà và trước giờ giao cho anh cả tôi ở và thờ cúng.

Gia đình tôi chưa bao giờ họp để phân chia di sản này mà cứ để đó. Nay anh tôi muốn bán đất nên các anh em khác không đồng ý dẫn đến tranh chấp không thể hòa giải được. Tôi nghe nói, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm, hiện nay đã hết thời hiệu rồi thì không có quyền khởi kiện nữa.

Vậy chúng tôi phải làm thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Luật sư tư vấn:

Dựa trên quy định tại điều 623 của Bộ luật dân sự 2015

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm kể từ ngày bố bạn mất. Như vậy trong trường hợp này anh chị em nhà bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế theo quy định pháp luật.

Có được đòi lại di sản thừa kế đã từ chối nhận?

​Xin chào luật sư, em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp ạ: Khi ông bà em mất không để lại di chúc (ông bà em có 4 người con, bố em là con trưởng), về phần tài sản của ông bà sau khi mất thì cả 4 người đã đồng ý cho chú em nắm giữ.

Nhưng do nhiều bất đồng nên bây giờ gia đình em muốn phân chia lại thì có được không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Việc gia đình bạn có thể phân chia lại di sản thừa kế hay không phụ thuộc các yếu tố sau:

– Di sản thừa kế là động sản hay bất động sản?

– Có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chưa?

– Nếu có thì văn bản đó có hợp pháp hay không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 gdviệc phân chia di sản thừa kế chỉ được pháp luật thừa nhận khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong trường hợp là bất động sản cần phải được công chứng hoặc chứng thực.

Do bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi xác định các trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Di sản là bất động sản và không có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc có văn bản thỏa thuận phân chia di sản nhưng văn bản không được công chứng hoặc chứng thực.

Khi đó, việc phân chia di sản thừa kế không có hiệu lực pháp luật. Nếu xảy ra tranh chấp, pháp luật không thừa nhận giá trị pháp lý của việc phân chia di sản thừa kế, phải phân chia lại di sản thừa kế.

– Trường hợp 2: Di sản là động sản và không có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Trường hợp này việc phân chia di sản thừa kế cũng không có giá trị pháp lý. Nếu có tranh chấp phải phân chia lại.

– Trường hợp 3: Việc phân chia di sản thừa kế giữa những người thừa kế là hợp pháp – có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong trường hợp di sản là bất động sản đã được công chứng hoặc chứng thực, không thể phân chia lại di sản thừa kế.

Việc có phân chia lại di sản thừa kế được hay không phụ thuộc vào việc phân chia di sản thừa kế trước đó có hợp pháp hay không.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139