Bạn có bạn bè và người thân là người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam nhưng chưa biết làm giấy đăng kí tạm trú tạm vắng ở đâu hay thủ tục khai báo tạm trú, đăng ký tâm vắng cần những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh để biết thông tin chi tiết về khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh nhé!
Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh trực tiếp
Khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua mạng thực hiện rất đơn giản, vì thế, hầu hết các cơ sở có người nước ngoài lưu trú đều thực hiện online để tiết kiệm thời gian.Tuy nhiên, pháp luật yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.
Đối với các cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có thể gửi trực tiếp theo thủ tục bên dưới đây:
Bước 1: Người trực tiếp quản lý, điều hành cơ sở lưu trú tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài.
Bước 2: Khai, nộp Phiếu khai báo tạm trú cho trực ban Công an xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở lưu trú. Tải về Phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài mẫu NA17 Thông tư 04/2015/TT-BCA .
Bước 3: Người khai báo tạm trú nhận lại ngay Phiếu khai báo tạm trú đã có xác nhận của trực ban Công an cấp xã.
Hướng dẫn khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh qua mạng
Bước 1: Truy cập vào website của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh nơi đặt cơ sở lưu trú Wesite thường có cấu trúc: https://tentinh.xuatnhapcanh.gov.vn
Trong đó “tentinh” là tên của tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở lưu trú như: hanoi, hochiminh, danang, hungyen, namdinh, haiduong…
Bước 2: Chọn Tải xuống để xem hướng dẫn cụ thể hoặc bấm vào đăng ký để tiến hành tạo tài khoản khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
Bước 3: Đăng ký tài khoản
Phần Thông tin cơ sở lưu trú (Nơi có người nước ngoài lưu trú)
Tại mục Loại sơ sở lưu trú, chọn một trong năm loại:
– Chung cư, cơ sở y tế, ký túc xá;
– Khu công nghiệp, chế xuất;
– Khách sạn, nhà trọ;
– Nhà dân kinh doanh (Hộ kinh doanh);
– Nhà dân không kinh doanh.
Tùy thuộc vào loại hình của cơ sở lưu trú để chọn chính xác.
Phần Thông tin người đăng kí tài khoản sẽ sử dụng tài khoản này để quản lý cũng như khai báo tạm trú cho người nước ngoài đến Việt Nam. Sau đó chọn Hoàn tất đăng ký.
Lưu ý: Dấu * là phần thông tin bắt buộc điền. Việc đăng ký tài khoản chỉ cần thực hiện duy nhất lần đầu.
Bước 4: Đăng nhập tài khoản Bạn cần điền tài khoản vừa đăng ký vào để vào đăng nhập.
Bước 5: Khai báo lưu trú cho người nước ngoài
Sau khi đăng nhập thành công, tại phần Quản lý khách, bạn thực hiện nhập và kiểm tra các thông tin khai báo về người nước ngoài.
Có 2 cách thêm là thêm mới và Import dữ liệu. Chọn thêm mới để thực hiện khai báo tạm trú cho người nước ngoài đơn giản hơn so với tải tệp tin từ máy tính lên.
Điền đầy đủ các thông tin theo mẫu. Để kiểm tra xem thông tin có chính xác về khách hay không bạn hãy nhớ ấn vào mục Tìm theo số hộ chiếu và quốc tịch.
Ấn nút “Lưu thông tin” và kiểm tra thông tin hệ thống.
Nếu hệ thống xác nhận đã tiếp nhận thì hoàn thành; hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện khai báo lại.
Sau khi khai báo thành công, nếu chọn Quản lý khách sẽ thấy tại danh sách có danh sách khách đã khai báo tạm trú.
Lưu ý: Chủ cơ sở lưu trú có thể xóa, sửa hay gia hạn hoặc trả phòng tùy vào tình trạng hiện tại của khách.
Bắt buộc khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh
Theo Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam:
Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Theo đó, cơ sở lưu trú là nơi tạm trú của người nước ngoài gồm: Khách sạn; nhà khách; khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập; cơ sở khám, chữa bệnh; nhà riêng.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến tạm trú, chủ cơ sở lưu trú phải hoàn thành khai báo tạm trú (đối với vùng sâu, vùng xa thời hạn là 24 giờ).
Hiện nay, có 2 hình thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài:
- Khai báo qua mạng tại Trang thông tin điện tử
Các khách sạn thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang thông tin điện tử.
- Khai báo bằng Phiếu khai báo tạm trú
Các cơ sở lưu trú khác được lựa chọn một trong hai cách thức khai báo tạm trú cho người nước ngoài nêu trên, khuyến khích thực hiện qua Trang thông tin điện tử.
Quy định về việc đăng ký tạm trú, khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh
Theo điều 33 Luật xuất nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam năm 2014, sửa đổi bổ sung 2019 quy định về việc đăng ký tạm trú cho người nước ngoài như sau:
- Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý của cơ sở lưu trú
- Khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú
- Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài.
- Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài.
- Phải huyển đến Công an xã, phường nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ. Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
Thủ tục xin cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài
Điều kiện xin cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài
Người nước ngoài phải đảm bao đúng các trường hợp và điều kiện cho thường trú theo quy định tại Luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; cụ thể là:
Các trường hợp được xét cho thường trú
- Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
- Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Điều kiện xét cho thường trú
- Người nước ngoài quy định tại các trường hợp nêu trên được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
- Người nước ngoài quy định là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
- Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài
- Đơn xin thường trú;
- Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
- Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
- Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
- Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014);
- Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).
Cơ quan giải quyết việc xin cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Trình tự thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài, khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh
Bước 1:
Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2:
Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh – Bộ Công an.
- Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Bước 3:
Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Bước 4:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú:
Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.
Thời gian trả kết quả
Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).
Thời hạn giải quyết thủ tục xin cấp giấy phép cư trú cho người nước ngoài
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Kết quả thực hiện
Người nước ngoài tại Việt Nam sẽ được cấp thẻ tạm trú.
Trên đây là bài viết tư vấn về khai báo tạm trú cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.