Di chúc thừa kế tài sản

di chúc thừa kế tài sản

Mẫu di chúc được xem là hành vi pháp lý đơn phương, bên trong có nội dung thể hiện nguyện vọng và mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình sau khi mất. Trong di chúc, cá nhân hoặc một nhóm người sẽ được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo mẫu di chúc để lại.

Di chúc thừa kế tài sản cũng được xem là một trong những văn bản rất quan trọng để giải quyết những tranh chấp có thể phát sinh giữa những người được quyền thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.

Di chúc là gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết, căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Di chúc có cần công chứng không?

Di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện nay như sau:

Di chúc hợp pháp:

Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định pháp luật.

Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu co đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Quy định của pháp luật đối với việc công chứng di chúc như sau:

Điều 635 – Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc có công chứng hoặc chứng thực như sau:

Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.

Như vậy, di chúc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, di chúc không công chứng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Các loại di chúc

Dựa theo căn cứ hình thức có hai loại di chúc là: di chúc bằng căn bản, di chúc miệng.

Hai loại này được quy định tại Điều 628, 629 – Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

Di chúc bằng văn bản:

Di chúc bằng văn bản bao gồm:

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

Di chúc bằng văn bản có công chứng;

Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng:

Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Có được lập di chúc khi không còn minh mẫn

Tóm tắt câu hỏi:

Mẹ tôi năm nay 90 tuổi, không còn minh mẫn, sáng suốt như bình thường, mẹ muốn làm di chúc thì có được hay không? Những ai có thể là người làm chứng?

Luật sư tư vấn:

Ðiều 652 Bộ luật Dân sự quy định:

Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

Vì mẹ bạn không còn minh mẫn nên di chúc do mẹ lập không hợp pháp. Theo điểm b khoản 1 Điều 675 Bộ luật Dân sự thì di sản do mẹ bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Về người làm chứng cho việc lập di chúc: Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.

Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Ðiều 656 Bộ luật Dân sự).

Ðiều 654 Bộ luật Dân sự quy định:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.”

di chúc thừa kế tài sản
di chúc thừa kế tài sản

Lập di chúc cần những thủ tục gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư mẹ chồng em muốn lập di chúc cần những thủ tục gì? Và nếu thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có lập được di chúc không ạ?rất mong luật sư tư vấn giúp em?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này, mẹ chồng bạn muốn lập di chúc thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật về việc lập di chúc.

Mẹ chồng của bạn có thể đến Ủy ban nhân dân xã hay phòng công chứng để chứng thực hoặc công chứng di chúc của mình. Để di chúc được coi là hợp pháp thì người lập di chúc phải có quyền về tài sản và khi lập di chúc phải còn mình mẫn, không bị lừa dối, đe dọa và nội dung của di chúc không được trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo đó, mẹ chồng của bạn phải có giấy tờ chứng minh quyền tài sản của mình (như giấy hồng, sổ đỏ…), giấy khám sức khỏe đủ điều kiện lập di chúc, chứng minh thư nhân dân và hộ khẩu.

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản gồm:

– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng;

– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Về quy trình, thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng

Thứ nhất, mẹ chồng bạn phải lập dự thảo di chúc bao gồm các nội dung như sau:

Di chúc phải ghi rõ:

+ Ngày, tháng, năm lập di chúc.

+ Họ, tên và nơi cứ trú của người lập di chúc;

+ Họ, tên, người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

+ Di sản để lại và nơi có di sản

+ Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc chỉ điểm của người lập di chúc.

Thứ hai, mẹ chồng bạn nộp hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc đến văn phòng công chứng. Hồ sơ yêu cầu gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng; danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của mẹ chồng bạn;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng. giao dịch liên quan đến tài sản đó;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến di chúc;

Văn phòng công chứng sẽ căn cứ vào hồ sơ yêu cầu công chứng di chúc này để công chứng cho di chúc của mẹ chồng bạn.

Trường hợp thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được lập di chúc không?

Căn cứ Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế của cá nhân như sau: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 thì trong trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận.

Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

Như vậy, theo quy định này, mẹ chồng bạn chỉ có thể lập di chúc để định đoạt quyền sử dụng đất đối với thửa đất này khi và chỉ khi mẹ chồng bạn có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về di chúc thừa kế tài sản. Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và tốt nhất. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139