Thành lập công ty xây dựng nhỏ

Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Bạn có kế hoạch khởi nghiệp công ty xây dựng, thành lập công ty xây dựng nhỏ, hay tìm hiểu thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng nhưng còn thiếu kinh nghiệm. Vậy thành lập công ty xây dựng như thế nào? Bạn đang lưu tâm đến các thủ tục xin thành lập công ty xây dựng, thành lập công ty xây dựng dân dụng, cách thức thành lập công ty xây dựng, vốn mở công ty xây dựng, có nên thành lập công ty xây dựng? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn những điều cần biết khi thành lập công ty xây dựng nhỏ.

Công ty xây dựng là gì

Công ty xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Vốn điều lệ công ty xây dựng

Về mặt định nghĩa, Vốn điều lệ được quy định tại Khoản 34, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Để hiểu rõ hơn về các thành tố trong đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm các điều khoản có liên quan trong Luật này, bao gồm:

Điều 34. Tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, vốn điều lệ có thể được hiểu là tổng giá trị tài sản bao gồm tiền mặt, ngoại tệ hoặc các tài sản khác do các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty đã góp vốn hoặc cam kết góp vốn khi đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh và là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua trong một thời gian quy định được thể hiện trong Điều lệ của công ty khi đăng ký thành lập công ty cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh công ty xây dựng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì bạn có thể tham khảo để đăng ký một số mã ngành nghề sau đây theo quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành

1.

Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp

3320

2.

Xây dựng nhà để ở

4101

3.

Xây dựng nhà không để ở

4102

4.

Xây dựng công trình đường sắt

4211

5.

Xây dựng công trình đường bộ

4212

6.

Xây dựng công trình điện

4221

7.

Xây dựng công trình cấp, thoát nước

4222

8.

Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc

4223

9.

Xây dựng công trình công ích khác

4229

10.

Xây dựng công trình thủy

4291

11.

Xây dựng công trình khai khoáng

4292

12.

Xây dựng công trình chế biến, chế tạo

4293

13.

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

4299

14.

Phá dỡ

4311

15.

Chuẩn bị mặt bằng

4312

16.

Lắp đặt hệ thống điện

4321

17.

Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí

4322

 

18.

 

 

 

 

 

Lắp đặt hệ thống xây dựng khác

Chi tiết:

+ Thang máy, thang cuốn

+ Cửa cuốn, cửa tự động

+ Dây dẫn chống sét

+ Hệ thống hút bụi

+ Hệ thống âm thanh

+ Hệ thống cách âm, cách nhiệt, chống rung.

 

4329

 

 

19.

Hoàn thiện công trình xây dựng

4330

20.

Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác

4390

21.

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

( Không kinh doanh vàng miếng)

4662

 

 

 

 

22.

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết:

–         Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến;

–         Bán buôn xi măng;

–         Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi;

–         Bán buôn kính xây dựng;

–         Bán buôn sơn, vécni;

–         Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh;

–         Bán buôn đồ ngũ kim;

 

 

 

 

4663

23.

Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh

4752

24.

Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh

 

4759

 

25.

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

6810

26.

Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

7120

27.

Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Hoạt động trang trí nội ngoại thất

7410

Hồ sơ thành lập công ty xây dựng

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
  • Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
  • Giấy ủy quyền cho Công ty luật Luật Trần và Liên Danh.

Sau khi nhận được thông tin khách hàng cung cấp Luật Trần và Liên Danh sẽ soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký hồ sơ. Sau đó, Luật Trần và Liên Danh sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh cho đến khi có được đăng kinh doanh cho quý khách hàng.

Thủ tục thành lập công ty xây dựng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập gồm:

Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng.

Dựa vào nhu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Luật Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành tư vấn thông tin về các loại hình doanh nghiệp và tra cứu tên miễn phí cho Qúy khách hàng tránh trường hợp trùng tên, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể.

Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: Doanh nghiệp nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;

Thành lập công ty xây dựng nhỏ
thành lập công ty xây dựng nhỏ

Người đại diện theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg quy định hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp

Trong vòng 01 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Trần và Liên Danh sẽ khắc dấu pháp nhân cho Quý công ty.

Hiện nay, Luật không quy định về thủ tục thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự khắc và tự chịu trách nhiệm.

Các việc cần phải làm sau khi thành lập công ty xây dựng

Công bố nội dung đăng ký thành lập công ty

Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, một trong các việc cần làm sau khi thành lập công ty là công ty phải công bố công khai trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và nộp lệ phí.

Khi nhận hồ sơ hợp lệ, người nhận có thể đăng ký công khai và nộp hồ sơ trực tiếp (hoặc chuyển khoản) theo hướng dẫn tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Thời gian thực hiện: trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.

Treo biển tên công ty

Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định rõ: Tên công ty phải gắn với trụ sở chính. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không trưng bày biển hiệu thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế.

Như vậy, để tránh những hậu quả trên, các việc cần làm sau khi thành lập công ty là công ty có thể chụp ảnh hoặc gửi bản sao cho đơn vị làm bảng hiệu quảng cáo, biển tên doanh nghiệp để thiết kế theo yêu cầu. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể sử dụng bảng tên làm bằng mica có kích thước 20 x 30 cm để treo bảng tên công ty theo đúng quy định của pháp luật.

Kê khai và nộp lệ phí môn bài

Hiện nay, các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc sản xuất – kinh doanh.

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp tờ khai chậm nhất vào ngày 30/01 của năm tiếp theo sau khi thành lập công ty hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp có thay đổi về vốn trong năm thì người nộp lệ phí môn bài nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Đăng ký và kích hoạt chữ số điện tử (USB Token)

Chữ ký số điện tử có giá trị như con dấu doanh nghiệp, hỗ trợ kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội, ký hóa đơn… Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp. Cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín để đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với Cơ quan Thuế.

Khi đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp cần chuẩn bị Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật.

Mở tài khoản ngân hàng, đăng ký khai và nộp thuế điện tử

Hiện nay chưa có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên việc có tài khoản giao dịch trực tuyến mang lại một số lợi ích như:

  • Nộp thuế mà không cần phải đến trực tiếp ngân hàng, kho bạc;
  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng;
  • Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng; Tiết kiệm thời gian và tiền bạc;
  • Kiểm soát và quản lý tốt các vấn đề chi tiêu cũng như tài chính của doanh nghiệp;

Đồng thời, pháp luật kinh doanh hiện hành không yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư số tài khoản ngân hàng nữa nhưng sau khi nhận được tài khoản ngân hàng, công ty vẫn phải điền thông tin vào Mẫu 08-MST Thông tư 105/2020/TT-BTC bổ sung “Thông tin đăng ký mới” rồi thông báo cho Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi đặt trụ sở chính.

Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn thời hạn quy định, chủ doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ: Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ- CP).

Lựa chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Khi mới thành lập, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính thuế GTGT phù hợp. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến số thuế GTGT phải nộp định kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Căn cứ nội dung Điều 9 Luật thuế Giá trị gia tăng 2008, hiện nay có 2 phương pháp tính thuế GTGT chủ yếu là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.

Tổ chức bộ máy kế toán

Căn cứ Điều 1 và Điều 2 Luật Kế toán 2015, công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí lao động hoặc thuê đơn vị hành nghề để ghi chép các giao dịch kế toán. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ, sổ sách kế toán; Nộp các loại báo cáo thuế và quyết toán thuế theo đúng chuẩn mực, quy định kế toán. Trường hợp không bổ nhiệm kế toán trưởng, công ty có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (theo Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP).

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng của Luật Trần và Liên danh

Dịch vụ thành lập công ty xây dựng của Luật Trần và Liên Danh bao gồm:

Tư vấn trước khi thành lập Công ty:

  • Tư vấn lựa chọn mô hình và cơ cấu tổ chức của Công ty xây dựng;
  • Tư vấn về lựa chọn tên, trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh của Công ty xây dựng;
  • Tư vấn về cơ cấu góp vốn trong Công ty xây dựng;
  • Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành của Công ty xây dựng;
  • Tư vấn mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông;
  • Tư vấn phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;

Tiến hành các thủ tục Thành lập Công ty xây dựng theo uỷ quyền:

  • Tư vấn, soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh;
  • Tiến hành các thủ tục Thành lập Công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

Cam kết sau thành lập Công ty:

  • Tư vấn hoàn thiện hồ sơ nội bộ của Công ty sau khi thành lập doanh nghiệp;
  • Tư vấn cho doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý gì sau khi thành lập Công ty;
  • Cung cấp Văn bản pháp Luật trong lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp sau thành lập.

Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập công ty xây dựng nhỏ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline công ty luật để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139