Mua lại một công ty đang hoạt động tại Việt Nam là hình thức đầu tư mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn bởi so với thành lập một công ty mới, thủ tục pháp lý của hình thức này có phần đơn giản hơn, trong khi nhà đầu tư nước ngoài có ngay công ty đang hoạt động để kinh doanh. Luật Trần và Liên danh sẽ giải đáp thắc mắc người nước ngoài mua công ty tại An Giang cần làm gì trong bài viết sau đây
Một số khái niệm liên quan
Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư là tập hợp dữ liệu về các dự án đầu tư trên phạm vi toàn quốc có kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan liên quan.
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.
Dự án đầu tư mới là dự án đầu tư thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư độc lập với dự án đầu tư đang hoạt động.
Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là dự án đầu tư thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn để theo dõi, đánh giá, phân tích tình hình đầu tư trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.
Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
b) Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;
c) Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;
d) Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;
e) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy phép;
b) Giấy chứng nhận;
c) Chứng chỉ, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
d) Văn bản xác nhận, chấp thuận;
đ) Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Trình tự, thủ tục nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam, người nước ngoài mua công ty tại An Giang cần làm gì
Bước 1: Nhà đầu tư xin chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt nam
Hồ sơ xin chấp thuận gồm có:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức (đã được dịch công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự);
Nơi nộp hồ sơ: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
Thời hạn xử lý hồ sơ: 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.
Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào Công ty Việt Nam thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Nhà đầu tư thực hiện góp vốn, chuyển vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Căn cứ Thông tư số 06/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đó. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam; có thể được mở bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ, tùy thuộc vào đồng tiền được dùng để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Các thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
Bước 3: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gồm có:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty;
- Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
- Xác nhận chuyển tiền của nhà đầu tư nước ngoài;
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông là người nước ngoài;
Nơi nộp hồ sơ: Nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.
Thời hạn xử lý hồ sơ: 3-5 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
Luật Trần và Liên danh cam kết cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam nhanh nhất, phí dịch vụ hợp lý nhất. Ngoài ra, Luật Trần và Liên danh còn tư vấn hỗ trợ người nước ngoài trong việc thực hiện chuyển tiền góp vốn qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đúng theo quy định pháp luật.
Người nước ngoài mua lại vốn điều lệ trong công ty Việt Nam, người nước ngoài mua công ty tại An Giang cần làm gì?
(i) Đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp mua lại dưới 51% vốn điều lệ trong công ty không có ngành nghề kinh doanh có điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài;
Hoặc (ii) Đăng ký mua phần vốn góp, cổ phần trong công ty nếu mua lại từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc mua lại vốn điều lệ trong công ty có ngành nghề kinh doanh có điều kiện dành cho nhà đầu tư nước ngoài trước khi phải thực hiện thêm thủ tục thay đổi thành viên.
Trình tự, thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, người nước ngoài mua công ty tại An Giang cần làm gì?
a) Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức
b) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính
c) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét việc nhà đầu tư nước ngoài có đáp ứng các điều kiện để mua phần vốn góp/cổ phần hay không và ra văn bản chấp thuận (nếu nhà đầu tư đủ điều kiện) hoặc không chấp thuận (do không đáp ứng đủ điều kiện).
Trình tự, thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông
Hồ sơ bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
– Thông báo thay đổi thành viên, cổ đông, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
– Biên bản và quyết định họp hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
– Danh sách thành viên, cổ đông công ty;
– Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên là cá nhân;
Thời hạn tiến hành : 3 ngày
Hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác
Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài mua công ty tại An Giang cần làm gì
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
- Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác
kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên đây là bài viết tư vấn về người nước ngoài mua công ty tại An Giang cần làm gì của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.