Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

Ngày nay, cùng với việc các giao dịch vay, mượn tài sản hay các nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ hợp đồng ngày càng nhiều thì việc các chủ thể gặp rủi ro, không đòi được nợ cũng ngày càng phổ biến. Hiểu được nhu cầu cấp bách về việc thu hồi nợ, thu hồi tài sản của khách hàng, Luật Trần và Liên danh cung cấp các dịch vụ giúp khách hàng khởi kiện đòi nợ. Vậy thế nào là mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phương pháp nào đòi nợ hiệu quả nhất?

Đòi nợ theo phương pháp thương lượng luôn là biện pháp thu hồi nợ tốt nhất. Có nhiều phương thức thương lượng nhưng theo Luật sư sử dụng phương pháp đe dọa như báo chí vẫn đưa tin là cách thương lượng không nên áp dụng. Bởi nó dễ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý cho người đi đòi. Để thủ tục đòi nợ được nhanh chòng bạn sẽ cần lưu tâm đến các nội dung sau:

Thứ nhất là xác minh về nơi ở của bên vay, tài sản hiện có và những yếu tố về nhân thân của bên vay nợ là cá nhân.

Thứ hai là liệt kê đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh thêm nếu không trả nợ như khoản lãi quá hạn, chi phí bên cho vay phải bỏ ra để thu hồi nợ.

Thứ ba là đưa ra phương án trả nợ khả thi, với những khoản nợ khó đòi thì buộc phải ghi nhận việc trả nợ theo từng giai đoạn, và linh động về tài sản dùng trả nợ thay cho tiền.

Khi việc thương lượng thất bại, xác định không thu được nợ thì khi đó bạn hãy nghĩ đến thủ tục khởi kiện đòi nợ.

Bởi thủ tục khởi kiện giúp bạn yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thực hiện cả nghĩa vụ thanh toán lãi quá hạn và các thiệt hại mà bạn gặp phải. Bên có nghĩa vụ trả nợ nếu cố tình không thực hiện phán quyết mà Tòa án đề ra thì xác định là người vô sản đến cuối đời, bởi chỉ cần đứng tên tài sản là có thể yêu cầu cơ quan thi hành án vào cuộc.

Cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

Khi làm mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật, người viết đơn cần đảm bảo viết đơn đúng về mặt hình thức và đầy đủ về mặt nội dung.

Về mặt hình thức, khách hàng có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện:

Địa chỉ:

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………….. (nếu có)

Người bị kiện:

Địa chỉ:

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)

Địa chỉ:

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……..……………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : ……………………………………………………..(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)

Địa chỉ:

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..……………….

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

Người làm chứng (nếu có)

Địa chỉ:

Số điện thoại: ………………… (nếu có); số fax: …………………. (nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….……………………. (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1……………………………………………………………………………………………………………….

2……………………………………………………………………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy là cần thiết cho việc giải quyết vụ án.) 

Người khởi kiện

Về nội dung mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật:

Đối với địa điểm: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện đòi nợ (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

Đối với Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang) và địa chỉ của Toà án đó.

Đối với phần người khởi kiện: Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.

Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện đòi nợ. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

Đối với phần người bị kiện: Ghi tương tự như phần người khởi kiện.

Đối với phần yêu cầu Tòa án giải quyết: Nêu cụ thể từng vấn đề về việc đòi khoản nợ và yêu cầu Toà án giải quyết.

Đối với phần tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện đòi nợ: Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: Hợp đồng vay nợ, giấy thông báo trả nợ …).

Người khởi kiện có thể ghi những thông tin mà xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

Lưu ý:

Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó.

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật – Đơn tố cao

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn đã nêu trong hợp đồng dân sự trước đó. Nếu bên vay không thực hiện thì sẽ được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Khi đó, bên cho vay có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vay tiền không trả đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

“Về việc: hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”

Kính gửi: Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An

Người tố cáo:

Họ và tên: ………………

Sinh năm:………………………………………………………………………………………………

CMND số: ……………………….

Ngày cấp: ……….…

Nơi cấp:……………………………………………………………………………………………

Trú tại:………………………………………………………………………………………………………

Người bị tố cáo:

Họ và tên: …………………..

Sinh năm:………………………………………………………………………………………………………

CMND số: ……………

Ngày cấp: ………..…

Nơi cấp:……………………………………………………………………………………………………….

Trú tại:………………………………………………………………………………………………

Tôi xin trình bày nội dung tố cáo như sau:

Năm ….., tôi có quen ông/bà….…. qua việc buôn bán chung ở …………… Tháng …………, ông/bà…… nói đang khó khăn về kinh tế nên bà muốn vay tôi một số tiền để có thêm vốn phục vụ cho việc buôn bán ở chợ. Bản thân tôi cũng buôn bán nhỏ lẻ nên cũng không có đủ tiền cho ông/bà …….. vay. Vì nghĩ thương hoàn cảnh ông/bà………. gặp nhiều khó khăn và là chỗ bạn hàng quen biết nên tôi đã đi vay tiền nhiều người khác rồi cho cho ông/bà…… vay lại. Ngày ……., tôi đã cho ông/bà ………..vay số tiền là: ………………….. (Bằng chữ: ……………………………), với lãi suất ….%/tháng, thời hạn vay ….tháng kể từ khi vay. Khi giao nhận tiền luôn có sự chứng kiến của……………. Và ông/bà …………………. có viết giấy vay tiền rồi giao cho tôi cất giữ.

Hết hạn trả nợ, vào ngày …………., tôi đã yêu cầu trả nợ nhưng ông/bà…………. khất nợ, hẹn sẽ trả sớm trong tháng. Nhiều lần sau đó, ông/bà ……………..cố tình tránh mặt khi tôi tìm gặp và cho đến nay vẫn không trả tiền cho tôi.

Ngày …………, khi tôi tiếp tục đến nhà tìm gặp ông/bà………….thì tôi phát hiện ông/bà………đã dọn sạch đồ đạc ở nhà và bỏ trốn khỏi địa phương. Tôi đã tìm cách liên lạc với ông/bà………. nhiều lần nhưng đều không có kết quả.

Ngày ………, tôi đã có Đơn tường trình sự việc đến Ủy ban nhân dân phường ………… và Đơn trình báo đến Công an phường…………….

Ông/bà……………………. đã lợi dụng lòng tin của tôi để chiếm đoạt tiền đã vay. Sau khi vay tiền bằng các hình thức hợp đồng, ông/bà………….. đã dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tiền của tôi. Bây giờ ông/bà………. bỏ trốn, khiến tôi rơi vào cảnh vô cùng khốn khó vì không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ cho các chủ nợ khác. Đây không phải là tranh chấp dân sự nữa mà hành vi của ông/bà……….. là vi phạm pháp luật hình sự, có dấu hiệu tội phạm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Tổng cộng số tiền ông/bà…………….. chiếm đoạt của tôi đến thời điểm này là ………………………..

Với nội dung sự việc đã trình bày như trên, nay tôi yêu cầu Cơ quan Cảnh sát Điều Tra xác minh, điều tra làm rõ hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông/bà……………..để xử lý theo quy định của pháp luật và thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trả lại cho tôi.

Tôi xin cam đoan trước Cơ quan Cảnh sát Điều tra về nội dung tố cáo trên là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã tố cáo.

Kính mong Quý Cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Tôi chân thành cảm ơn Quý Cơ quan./.

Tài liệu kèm đơn:

–  Bản sao y chứng minh nhân dân, hộ khẩu;

–  Bản sao Giấy vay tiền;

–  Bản sao Đơn tường trình;

–   Bản sao Đơn trình báo;

 Bản sao chứng minh nhân dân của ông/bà……

……………, ngày …. tháng …. năm ….

Người tố cáo

(ký, ghi rõ họ tên)

mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật
mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

Các bước thu hồi nợ hiệu quả

Bước 1. Phân loại chủ nợ, khách nợ

Việc phân loại chủ nợ, khách nợ dựa vào tiêu chí cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức là các bên liên quan đến công nợ. Bao gồm:

Doanh nghiệp đòi nợ doanh nghiệp;

Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân;

Doanh nghiệp đòi nợ tổ chức;

Tổ chức đòi nợ cá nhân;

Tổ chức đòi nợ tổ chức;

Tổ chức đòi nợ doanh nghiệp

Cá nhân đòi nợ cá nhân;

Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp

Cá nhân đòi nợ tổ chức…

Bước 2. Phân loại các khoản nợ

Các khoản nợ được phân loại theo nguyên nhân phát sinh, bao gồm:

Nợ phát sinh từ vay tài sản (tiền…), mượn tài sản nhưng không trả;

Nợ phát sinh từ vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tác kinh doanh, hợp đồng lao động…)

Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng (do hành vi vi phạm pháp luật, thiệt hại xảy ra, quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại và lỗi của bên vi phạm…)

Bước 3. Tiếp nhập hồ sơ nợ

Khách hàng cung cấp các tài liệu, chứng cứ hồ sơ nợ có liên quan.

Hồ sơ nợ của doanh nghiệp bao gồm:

Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh

Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn đầu tư, hợp đồng nguyên tắc…

hóa đơn, chứng từ, phiếu xuất kho

Biên bản bàn giao, nghiệm thu;

Biên bản đối chiếu công nợ (giấy xác nhận nợ), bản quyết toán hoặc cam kết, giấy khất nợ, công văn xin hoãn nợ hoặc lý do giải trình chậm thanh toán (nếu có)

Tài sản bảo đảm (nếu có)

Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến vụ việc

Tóm tắc vụ việc nợ (theo mẫu của Luật Trần và Liên danh)

Hồ sơ nợ của cá nhân bao gồm:

Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu

Hợp đồng hoặc thỏa thuận

Mối quan hệ nhân thân, xã hội của con nợ

Thỏa thuận, giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ, chứng từ vay mượn, mua bán, chuyển khoản qua ngân hàng…

Tài sản bảo đảm (nếu có)

Tóm tắc vụ việc nợ (theo mẫu)

Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng (chủ nợ) và tiếp nhận hồ sơ nợ, xét thấy có căn cứ đòi nợ (căn cứ thu hồi nợ), Luật Trần và Liên danh sẽ cùng khách hàng ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý (Hợp đồng dịch vụ đòi nợ (dịch vụ thu hồi nợ).

Đồng thời khách hàng ký văn bản ủy quyền cho công ty đòi nợ

Lưu ý: Khách hàng chỉ cung cấp hồ sơ nợ với các bản sao, hoặc dưới dạng file ảnh, pdf, chưa cần cung cấp bản chính.

Bước 4. Kiểm tra, xác minh, đánh giá hồ sơ nợ

Việc kiểm tra, xác minh, đánh giá hồ sơ nợ bao gồm các công việc sau:

Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ nợ với các tài liệu, chứng cứ kèm theo

Xác minh tình trạng kinh doanh, tồn tại của khách nợ

Đối với doanh nghiệp nợ: Đang hoạt động kinh doanh (tạm ngừng kinh doanh hoặc đã giải thể), trụ sở của doanh nghiệp…

Đối với con nợ là cá nhân: con nợ còn sống hay đã chết, cư trú ở địa phương hay đã chuyển đi nơi khác…

Xác minh thông tin sơ bộ về khả năng thanh toán nợ: Đối với khách nợ là doanh nghiệp: Có nhiều tài sản hay không, ở đâu? Có nợ nhiều người không, có rơi vào trình trạng mất khả năng thanh toán (phá sản) hay không?

Trường hợp qua kiểm tra thấy hồ sơ nợ thiếu căn cứ pháp lý: Luật Trần và Liên danh sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu hoặc củng cố chứng cứ

Bước 5. Đàm phán, thương lượng đòi nợ (đàm phán, thương lượng thu hồi nợ)

Thông thường, sau khi xác minh hồ sơ nợ là hợp lệ, đây là bước đầu tiên Luật Trần và Liên danh tiếp cận khách nợ.

Các công việc cần làm bước đàm phán, thương lượng đòi nợ:

Đôn đốc nhắc nợ

Theo dõi sát sao quá trình trả nợ của khách nợ: Vấn đề này khá quan trong trong trường hợp khách nợ có nhiều khoản nợ hoặc dây dưa trả nợ, trả nợ “nhỏ giọt” nhiều lần… cần gọi điện hoặc gửi email:

Bảo đảm khách hàng đã nhận được yêu cầu đề nghị thanh toán công nợ

Tạo cơ hội để nhắc nhở các khách nợ ngày đến hạn thanh toán theo cam kết và cách thức thanh toán

Gửi email nhắc nhở và thực hiện các cuộc gọi điện thoại trước khi khoản nợ quá hạn thanh toán để đảm bảo thanh toán nợ kịp thời.

Các cuộc gọi điện, gửi email đòi nợ đúng thời điểm là yếu tố giúp đòi nợ hiệu quả

Soạn công văn đòi nợ (soạn thư đòi nợ) và gửi cho khách nợ (chuyển phát và gửi qua thư điện tử)

Gặp trực tiếp khách nợ (người có quyền quyết định thanh toán nợ): Khi khách hàng khất nợ hoặc quá hạn: Cần làm việc trực tiếp với Khách nợ, nhằm:

Xác định những vấn đề còn vướng mắc ảnh hưởng đến việc trả nợ và phối hợp với khách nợ để giải quyết kịp thời

Thuyết phục khách nợ chi trả

Yêu cầu, thỏa thuận, thống nhất lộ trình trả nợ, phương thức trả nợ, thời gian trả nợ

Trường hợp khách nợ tỏ ra thiện chí hợp tác trả nợ: Thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận, sau khi thống nhất với chủ nợ.

Lưu ý bước đàm phán, thương lượng đòi nợ:  

Cần kết hợp đàm phán, thương lượng đòi nợ một cách vừa khôn khéo, vừa cứng rắn, kiên quyết và linh hoạt

Cần xác định cụ thể lộ trình trả nợ: Đối với khoản nợ lớn chủ nợ có thể chấp nhận trả nợ theo nhiều đợt…

Cần thỏa thuận mức nợ với lãi suất nhất định

Cần yêu cầu khách nợ chi trả hết các khoản nợ đợt trước, rồi mới bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ tiếp

Có thể chấp nhận trả nợ bằng hàng đối với hàng hóa dễ bán và giá trị lớn hơn hoặc bằng tiền nợ

Bước 6. Hòa giải đòi nợ

Trường hợp bên thứ ba (công ty mẹ, cơ quan cấp trên, người có thẩm quyền hoặc người thân, bạn bè, truyền thông, đối tác của khách nợ…) có thể tác động, thuyết phục khách nợ chi trả thì Luật Trần và Liên danh sẽ phối kết hợp với bên này để tạo áp lực hoặc thuyết phục khách nợ tự nguyện trả nợ…

Bước 7. Khởi kiện đòi nợ, mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

Sau khi tiếp cận bên nợ để đàm phán, thương lượng thu hồi nợ hoặc thông qua hòa giải (bên thứ ba làm trung gian) mà khách nợ không có thiện chí hợp tác hoặc cố tình “câu giờ”, “chây ỳ”… thì Luật Trần và Liên danh sẽ hỗ trợ khách hàng tiến hành những thủ tục pháp lý khởi kiện đòi nợ, bao gồm:

Làm đơn khởi kiện đòi nợ và hoàn thiện hồ sơ khởi kiện đòi nợ, hướng dẫn mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật

Nộp đơn khởi kiện đòi nợ

Cử luật sư với tư cách đại diện theo ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ quyền lợi của khách hàng để vụ kiện đòi nợ.
Các công việc của luật sư thường làm:

Cung cấp chứng cứ

Tham gia hòa giải,

Soạn thảo công văn đề nghị kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của khách nợ…

Tham gia phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng

Bước 8. Thi hành án đòi nợ

Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, về nguyên tắc các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành.

Chủ nợ có thể ủy quyền cho luật sư tác nghiệp để khách nợ tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, trên thực tế, vì rất nhiều nguyên nhân mà khách nợ (con nợ) không chịu thi hành án.

Trường hợp khách nợ không chịu thi hành án: Luật Trần và Liên danh hỗ trợ khách hàng làm Đơn yêu cầu thi hành án (gửi tới chi cục thi hành án cấp quận, huyện, nơi tòa án xét xử sơ thẩm). Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau:

Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;

Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;

Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án;

Người phải thi hành án;

Nội dung yêu cầu thi hành án;

Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, Luật Trần và Liên danh có thể thay mặt khách hàng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện một số các biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án (khách nợ) với các biện pháp sau:

Phong tỏa tài khoản ngân hàng của khách nợ

Tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan tài sản

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản

Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tài sản (tiền), giấy tờ có giá của khách nợ phải thi hành án

Trừ vào thu nhập của khách nợ phải thi hành án

Kê biên tài sản, xử lý tài sản của khách nợ phải thi hành án (bao gồm tài sản do bên thứ ba đang giữ, quản lý)

Khai thác tài sản của khách nợ phải thi hành án

Buộc khách nợ phải chuyển giao đồ vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ liên quan tài sản

Buộc khách nợ phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện một số các công việc nhất định…Minh họa: nguồn internet

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện các bước đòi nợ

Các khoản nợ mà không có tải sản được bảo đảm;

Năng lực tài chính của khách nợ: Vấn đề này là quan trọng, vì khách nợ có khả năng chi trả thường sẽ dễ dàng hơn so với việc họ không có khả năng tài chính hoặc bị phá sản;

Tuổi nợ: Thời gian đọng nợ (cho vay…) càng lâu thì quá trình đòi nợ sẽ càng khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ dịch vụ đòi nợ;

Các yếu tố khác như: thái độ khách nợ, địa chỉ khách nợ … cũng ảnh hưởng đến tiến trình đòi nợ hoặc làm tăng chi phí đòi nợ…

Bước 9. Thanh lý hợp đồng dịch vụ đòi nợ

Khách hàng nhận tiền, tài sản của Khách nợ

Khách hàng thanh toán phí dịch vụ (thù lao luật sư)

Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Luật Trần và Liên danh và khách hàng việc thanh toán phí dịch vụ (thù lao luật sư) có thể được theo:

Đối với phí thẩm định hồ sơ hoặc phí cơ bản hoặc phí dịch vụ theo từng giai đoạn:

Khách hàng thanh toán 50% phí dịch vụ ngay sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý (còn gọi là “Hợp đồng thu hồi nợ”

Phí dịch vụ còn lại thanh toán trước khi khách nhận được kết quả dịch vụ

Đối với phí thành công (phí hoa hồng): Khách hàng thanh toán ngay sau khi nhận được toàn bộ tài sản (tiền) đòi được hoặc theo từng lần thanh toán công nợ

Thanh lý Hợp đồng dịch vụ đòi nợ

Nếu cần tư vấn pháp luật hoặc liên hệ dịch vụ đòi nợ Quý Khách hàng liên hệ với Luật Trần và Liên danh bằng một trong các hình thức sau đây:

⇒ Cách 1: Liên hệ với luật sư qua Tổng đài tư vấn đòi nợ để được hỗ trợ kịp thời, mọi lúc, mọi nơi;

⇒ Cách 2: Gửi thư điện tử đến địa chỉ lienhe@luatsutran.vn;

⇒ Cách 3: Đến văn phòng Luật Trần và Liên danh để yêu cầu dịch vụ (làm việc với luật sư thu hồi nợ/luật sư đòi nợ).

Trên đây là bài viết tư vấn về mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng pháp luật của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139