Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất

mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất

Các phương pháp thu hồi nợ cho doanh nghiệp để khách hàng có cái nhìn tổng quan về thu hồi nợ, bản chất? Thu hồi nợ là yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cùng tìm hiểu về mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất trong bài tư vấn dưới đây nhé!

Thu hồi nợ / đòi nợ là gì?

Bản chất của thu hồi nợ / đòi nợ

Trong hoạt động kinh doanh đầu tư khó tránh khỏi công nợ (nợ), bao gồm công nợ (nợ) phải trả và nợ phải thu.

Công nợ phải trả: Những khoản phải trả cho nhà cung cấp, bên bán hàng hoá, dịch vụ… mà doanh nghiệp, cá nhân chưa thanh toán.

Các khoản nợ thuế, nợ bảo hiểm, nợ lương, nợ phụ cấp, nợ thưởng… mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước hoặc thanh toán cho người lao động cũng được coi là các khoản nợ phải trả.

Công nợ phải thu: Các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hợp tác đầu tư, vay mượn tài sản… từ khách hàng, đối tác mà chưa thanh toán.

Bản chất của nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiêp, cá nhân đang bị khách hàng, đối tác, cá nhân khác chiếm dụng.

Như vậy, thu hồi nợ (còn gọi là “đòi nợ”) được hiểu việc chủ nợ yêu cầu khách nợ (con nợ) thanh toán các khoản tiền hay tài sản theo hợp đồng hoặc theo thỏa thuận.

Phân loại công nợ (phân loại nợ)

Nợ có thể phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Về cơ bản có hai nhóm lớn: Công nợ phát sinh từ hợp đồng và/ hoặc ngoài hợp đồng.

Xét về chủ thể nợ: Nợ của cá nhân và Nợ của doanh nghiệp

Xét theo quốc gia phát sinh nợ: Nợ trong nước, Nợ nước ngoài

Xét theo tuổi nợ: Nợ ngắn hạn, Nợ dài hạn.

Xét mức độ khả năng chi trả của đối tượng nợ: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ xấu (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn (nợ khó đòi).

Xét về tài sản bảo đảm: Nợ có tài sản bảo đảm và nợ không có tài sản bảo đảm.

Tầm quan trọng của việc thu hồi nợ / đòi nợ

Doanh nghiệp, cá nhân nào cũng mong muốn có tình hình tài chính “lành mạnh”, không rơi và tình trạng nợ nần, đồng thời không bị chiếm dụng vốn… Nhưng thực tế thì hầu như các doanh nghiệp, cá nhân lại có xu hướng chiếm dụng vốn của nhau, càng lâu càng tốt, nhất là khi họ thiếu vốn, loay hoay làm ăn trong thời buổi đại dịch covid như hiện nay.

Vấn đề thu hồi công nợ / đòi nợ trở lên vô cùng cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp/ cá nhân bởi những lý do sau;

Thu hồi nợ / đòi nợ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp:

Đảm bảo sự ổn định tài chính cho doanh nghiệp;

Đảm bảo lợi nhuận thực tế (không phải lãi trên sổ sách, báo cáo tài chính);

Quyết định sự phát triển kinh doanh của doanh nghiệp;

Tránh rủi ro pháp lý: Trong nhiều trường hợp, thu hồi nợ / đòi nợ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, do không thể đòi nợ đúng hạn.

Thu hồi nợ / đòi nợ có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân:

Tránh được tổn thất, mất mát tài sản của cá nhân, gia đình;

Đảm bảo nguồn tài chính cho cá nhân, gia đình;

Đảm bảo ổn định cuộc sống của gia đình và bản thân;

Tránh được nguy cơ phá sản do không thể đòi nợ đúng hạn.

Các hình thức thu hồi nợ

Hiện nay, có thể thấy hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “pháp lý” và thu hồi nợ qua “thương lượng”.

a) Thu hồi nợ bằng pháp lý

Thu hồi nợ bằng pháp lý: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ưu điểm:

–  Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.

–  Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.

Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.

–  Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.

Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.

–  Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.

(Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).

Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.

b) Thu hồi nợ qua thương lượng

Thu hồi nợ qua thương lượng: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng kỹ năng thông qua việc tác động tới khách nợ về mặt tình cảm, tâm lý, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.

Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng gồm:

*  Thứ nhất, chuẩn bị đàm phán

Giai đoạn này bao gồm: nghiên cứu hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tìm hiểu về khách nợ, đặt ra mục tiêu và các quy trình đàm phán.

*  Thứ hai, tiếp xúc với khách nợ

Bao gồm: gọi điện, email, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp với khách nợ.

Đa số các trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp khách nợ thường kéo dài. Do đó, mỗi quá trình thương lượng với khách nợ đều rất quan trọng, người phụ trách thu hồi nợ cần có kỹ năng thương lượng, hiểu rõ ở mỗi quá trình cần phải làm gì. Cụ thể:

–  Thương lượng thông qua việc tác động vào tình cảm, tâm lý:

+  Địa điểm gặp gỡ: nên để khách nợ lựa chọn địa điểm trước. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị, đôi khi khách nợ không muốn để người thân, đồng nghiệp, bạn bè… biết điều này;

+  Thái độ của người thu hồi nợ cần cởi mở, nhẹ nhàng, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ. Tuyệt đối không nên nhắc đến pháp luật, không có thái độ đe dọa khách nợ;

–  Thương lượng bằng cách tác động bên thứ ba:

Việc tác động hướng đến thể diện và uy tín một cách gián tiếp cũng là một hình thức khá hiệu quả, thông qua bên thứ ba.

Bên thứ ba ở đây có thể là những người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng trong việc làm ăn với khách nợ.

(Ví dụ: đối tác làm ăn, đồng nghiệp, hoặc người thân trong gia đình).

–  Thương lượng bằng cách gây sức ép:

Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khách nợ không chịu hợp tác và cố tình không trả nợ. Bằng cách gây sức ép lên uy tín của khách nợ thông qua hình thức truyền thông, mạng xã hội,…

mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất
mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

——–o0O0o——–

Hà Nội, ngày       tháng      năm 2021

ĐƠN KHỞI KIỆN

V/v:

Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM

NGƯỜI KHỞI KIỆN

TÊN CÔNG TY

Mã số doanh nghiệp số

Địa chỉ

Đại diện theo pháp luật

Chức vụ

:

:

:

:

:

NGƯỜI BỊ KIỆN

TÊN CÔNG TY

Mã số doanh nghiệp số

Địa chỉ

Đại diện theo pháp luật

Chức vụ

 

:

:

:

:

:

III.     TÓM TẮT NỘI DUNG TRANH CHẤP

YÊU CẦU TÒA ÁN GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ SAU ĐÂY

TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ KÈM THEO ĐƠN KHỞI KIỆN GỒM

Chúng tôi kính đề nghị Tòa án nhân dân quận/huyện xét xét và giải quyết.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:

– Nt;

NGƯỜI KHỞI KIỆN

CÔNG TY

GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất

Thông thường việc soạn thảo đơn khởi kiện đòi nợ không thể sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành theo nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP bởi nội dung tranh chấp cần được trình bày chi tiết, đầy đủ. Quý vị hãy làm rõ nhưng tiêu chí sau là có một đơn khởi kiện đòi nợ hoàn chỉnh được Tòa án chấp nhận.

Phần thông tin nguyên đơn và bị đơn cần chi tiết và đầy đủ.

Phần tóm tắt vụ án cần nêu bật căn cứ hình thành khoản nợ cần khởi kiện đòi.

Phần yêu cầu ghi cụ thể từng khoản tiền đòi, từng nghĩa vụ yêu cầu bị đơn phải thực hiện, từng chế tài khác áp dụng kèm theo ví dụ: Tính lãi chậm trả, chịu chi phí thuê phiên dịch, chi phí thuê luật sư,…

Đối với hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp tại Trọng tài Quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư để được trợ giúp. Bởi đơn khởi kiện tranh chấp tại Trung tâm trọng tài yêu cầu ngắn gọn, xúc tích và phù hợp với quy trình tố tụng trọng tài.

Các bước giải quyết thủ tục khởi kiện đòi nợ, hướng dẫn mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất

Bước 1: Liên hệ với bên vay nợ để xác minh thông tin

Trước khi khởi kiện bạn sẽ cần xác minh thông tin nơi cư trú của con nợ, khả năng tài chính của con nợ, ý kiến của con nợ về yêu cầu trả nợ mình đưa ra,… 

Bước 2: Hướng đãn viết mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất và Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cùng chứng cứ cho Tòa án

Chuẩn bị đủ hồ sơ khởi kiện bạn cần nhanh chóng nộp đơn khởi kiện cho Tòa án. Tòa án sau khi nhận hồ sơ khởi kiện:

Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.

Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.

Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

Bước 3: Hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án

Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thường như sau:

Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.

Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trí hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.

Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ

Vì sao lựa chọn dịch vụ thu hồi nợ, dịch vụ hướng dẫn mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất tại Luật Trần và Liên danh

✔ Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng chúng tôi luôn đánh giá tính khả thi của công việc và chỉ nhận thực hiện dịch vụ khi giải quyết tốt, giải quyết tận tình vụ án cho khách hàng. Thủ tục đòi nợ luôn được Luật sư triển khai lại từ bước thương lượng để không bỏ qua cơ hội sớm thu hồi nợ cho khách hàng.

✔ Thực tế việc thi hành án tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên với các khoản nợ nhỏ thường diễn ra chậm, có những vụ việc vài năm chưa được thi hành án. Do đó khách hàng cần hỗ trợ của luật sư nhiều kinh nghiệm để có hướng triển khai việc thu nợ nhanh, linh hoạt.

✔ Hiện tại Luật Trần và Liên danh thực hiện việc khởi kiện đòi nợ thành công cho nhiều khách hàng. Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.

Trên đây là bài viết tư vấn về mẫu đơn khởi kiện đòi nợ công ty mới nhất của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139