Điều kiện chuyển nhượng dự án

Đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư dự án hoàn toàn có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của mình cho một nhà đầu tư khác. Khi thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư, nhà đầu tư chuyển nhượng cần phải thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư. Nhằm mục đích tạo điều kiện linh hoạt cho các nhà đầu tư, pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án do mình thực hiện cho nhà đầu tư khác. Thay vì 4 điều kiện chuyển nhượng dự án như quy định trước đây tại Luật đầu tư 2014, Luật đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 quy định nhà đầu tư phải đáp ứng 6 điều kiện chuyển nhượng dự án sau đây để được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư cho nhà đầu tư khác.

Do đó, để các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề này có cái nhìn đúng nhất, Luật Trần và Liên Danh xin tư vấn về điều kiện thực hiện chuyển nhượng dự án đầu tư theo pháp luật hiện hành như sau:

Nội dung chính bài viết

Thứ nhất, dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 của Luật đầu tư 2020.

Cụ thể là dự án đầu tư hoặc phần dự án đầu tư chuyển nhượng không thuộc một trong các trường hợp chấm dứt sau:

Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;

b) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

c) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư,  thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp bị ngừng hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật đầu tư 2020 mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

b) Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

d) Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư;
e) Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự;

g) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Cùng với sự điều chỉnh các quy định về các trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo Luật đầu tư 2020 thì phạm vi các trường hợp dự án đầu tư không được phép chuyển nhượng theo quy định này cũng đã mở rộng thêm. Phải kể đến các trường hợp mới như dự án đầu tư bị cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động do Nhà đầu tư không ký quỹ hoặc không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư và Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự.

Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện chuyển nhượng dự án quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật đầu tư 2020.

Cụ thể là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư, một phần dự án đầu tư phải đáp ứng điều kiện về nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế như sau:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư 2020. Bao gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật đầu tư 2020;

Điều kiện chuyển nhượng dự án
điều kiện chuyển nhượng dự án

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển,  xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

Như vậy, thay vì quy định nhà đầu tư “Đáp ứng điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài” (Theo điểm b Khoản 1 Điều 45 Luật đầu tư 2014) như trước đây thì quy định tại Luật đầu tư 2020 đãcó sự thay đổi. Không chỉ lần đầu đưa quy định về “Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài” vào Luật đầu tư mới mà còn quy định cả về trường hợp để bảo đảm quốc phòng, an ninh và quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển làm điều kiện cho việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư.

Như vậy, Luật đầu tư mới đã hoàn thiện, bổ sung các công cụ cần thiết nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư, bảo đảm an ninh quốc phòng theo hướng xem xét các điều kiện an ninh, quốc phòng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án đầu tư ở đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển hoặc các khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.

Thứ ba, điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Quy định này của Luật đầu tư 2020 kế thừa quy định tại Luật đầu tư 2014 tuy nhiên cũng đã có sự điều chỉnh. Nếu như trước đây Luật đầu tư 2014 chỉ đề cập đến trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì nay đã mở rộng thêm phạm vi cả những trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với chuyển nhượng “tài sản gắn liền với đất”. Tất cả trường hợp chuyển nhượng này phải tuân thủ điều kiện quy định của pháp luật về đất đai.

Thứ tư, điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản.

Đây cũng được xem là một điểm mới trong Luật đầu tư 2020 khi tách riêng điều kiện về chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án bất động sản ra một điều kiện riêng, cụ thể và rõ ràng. Trường hợp chuyển nhượng này phải tuân theo quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản. Quy định như vậy là rất cần thiết bởi có thể thấy được xu thế chuyển nhượng dự án hiện nay một phần lớn là chuyển nhượng các dự án bất động sản, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Luật kinh doanh bất đông sản quy định rất chi tiết không chỉ về nguyên tắc chuyển nhượng dự án, điều kiện đối với dự án bất động sản chuyển nhượng mà còn cả các điều kiện của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng dự án, thậm chí là cả quy định về hợp đồng chuyển nhượng dự án.

Thứ năm, điều kiện quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

Điều kiện này tương tự như quy định tại Luật đầu tư 2014, tuy nhiên Luật đầu tư 2020 đã liệt kê thêm văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, khắc phục thiếu sót trong quy định tại Luật đầu tư 2014.

Thứ sáu, khi chuyển nhượng dự án đầu tư, ngoài việc thực hiện theo quy định tại Điều này, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư.

Đây là một trong những điều kiện quy định mới về chuyển nhượng dự án đầu tư trong Luật đầu tư 2020 mà các doanh nghiệp nhà nước cần lưu ý. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2015 đến nay quy định chi tiết về trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh chứng tỏ nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và quy định chặt chẽ trong việc sử dụng vốn Nhà nước thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, để ngân sách nhà nước được sử dụng đúng nới, đúng mục đích, hiệu quả. Ngoài việc tuân thủ quy định về chuyển nhượng dự án đầu tư theo Luật đầu tư 2014, các doanh nghiệp nhà nước cần tuân thủ quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 trong việc chuyển nhượng dự án đầu tư.

Trên đây là 6 điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư mới nhất theo Luật đầu tư 2020. Có thể thấy được Luật đầu tư 2020 đã có những điều chỉnh trong việc quy định các điều kiện cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng dự án đầu tư. Những quy định này đã góp phần thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng phát triển, làm nên một hành lang pháp lý chắc chắn hơn để nhà đầu tư yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nếu có bất kì thắc mắc gì về điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139