Tư vấn thu hồi nợ xấu cho doanh nghiệp. Thu hồi nợ xấu là vấn đề nan giải của nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp không xử lý tốt các khoản nợ xấu của mình. Nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực lực vốn, khả năng kinh doanh, năng lực cạnh tranh và làm lỡ nhiều cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Vậy có những cách nào thu hồi nợ xấu, thời hạn giải quyết thu hồi công nợ và chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Kinh nghiệm thu hồi nợ / đòi nợ
Lập quy trình thu hồi nợ / đòi nợ – xử lý công nợ
Xác định rõ cá nhân nào, phòng ban nào sẽ chịu trách nhiệm. Phân các khoản nợ chưa đến hạn, nợ đến hạn, nợ xấu, phân loại nhóm khách nợ…
“Chọn mặt gửi vàng” và có chính sách quy định thanh toán nợ
Chọn mặt gửi vàng để tránh phát sinh công nợ: kiểm tra, xác minh đối tác, khách hàng trước khi ký kết hợp đồng hoặc hợp tác, cho vay…
Có chính sách thanh toán nợ rõ ràng: Nhằm hạn chế những vấn đề phát sinh, cần quy định việc thanh toán rõ ràng, đúng hạn và nêu rõ mức phạt nếu thanh toán chậm.
Soạn bộ hợp đồng mẫu để hạn chế phát sinh công nợ
Nhiều trường hợp, thí dụ: trong hợp đồng thi công xây dựng không quy định rõ điều kiện, thời hạn nghiệm thu công trình, dù công trình đã đi vào sử dụng, nên nhà thầu không đủ có căn cứ pháp lý đòi tiền chủ đầu tư.
Nếu trong hợp đồng mẫu đã có các điều khoản về điều kiện, thời gian, thành phần nghiệm thu công trình… đây là một trong những căn cứ quan trọng để hoàn thiện hồ sơ đòi nợ.
Luôn củng cố hồ sơ liên quan đến nợ
Tức là lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch với khách hàng như công văn, email, zalo, nhắn tin… Là những thứ cần để đàm phán hoặc khởi kiện sau này.
Yêu cầu khách nợ xác định ngày thanh toán cụ thể
Thí dụ thay thế cụm từ “thanh toán trong vòng 30 ngày” bằng “hạn thanh toán chót vào ngày 30 tháng 01 năm….
Nhắc nợ thường xuyên và gặp trực tiếp
Luôn cập nhật việc thanh toán, chi trả của khách nợ, đồng thời thường xuyên nhắc nợ.
Khi khách nợ dùng dằng quá lâu, không nên chỉ gửi công văn hoặc email vì chúng có thể sẽ bị ném vào sọt rác hoặc bị xoá. Hãy gọi điện và hẹn gặp trực tiếp để trao đổi về công nợ. Phải làm việc với người có khả năng quyết định trả nợ. Khi gọi điện hoặc làm việc trực tiếp cần nêu ngắn gọn mục đích và hạn chót thanh toán.
Yêu cầu khách nợ cam kết chính xác
Không nên chấp nhận kiểu nhận nợ “Chúng tôi sẽ thanh toán trong vài tuần tới”.
Cần yêu cầu con số thanh toán cụ thể và thời gian thanh toán chính xác.
Lập các cam kết để xác nhận có đóng dấu và chữ ký của người có thẩm quyền
Đồng thời gửi một email xác nhận lại nội dung cam kết.
Làm chủ tốt tình huống
Luôn giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp.
Cần xác định đòi nợ cũng là một giao dịch kinh doanh.
Không phải lúc nào la hét hay đe doạ cũng tốt.
Linh hoạt các hình thức đòi nợ
Nên ưu tiên áp dụng các hình thức đòi nợ từ dễ đến khó, tùy thuộc vào từng vụ việc, đối tượng nợ.
Có thể kết hợp các hình thức đòi nợ một cách linh hoạt, trú trọng các bước đàm phán, hòa giải.
Khi các bước đàm phán, hòa giải không thành công mới chuyển sang bước khởi kiện đòi nợ.
Tại bước khởi kiện đòi nợ vẫn nên tận dụng cơ hội đàm phán hoặc hòa giải. Hoặc kết hợp các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tải khoản để đảm bảo thi hành án sau này…
Thuê một tổ chức chuyên thu nợ đúng luật/ chuyên đòi nợ đúng luật
Thường thì nếu các khoản nợ đã quá hạn thanh toán 90 ngày doanh nghiệp, cá nhân nên nghĩ đến việc thuê một tổ chức chuyên thu nợ đúng luật đứng ra làm việc với khách nợ này.
Thu thập, bổ sung đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến khoản nợ để phục vụ cho công tác thu hồi.
Nhanh chóng tìm giải pháp thu hồi khoản nợ vì nợ càng để lâu càng khó xử lý cũng như đảm bảo thời hiệu cho việc xử lý, thu hồi
Việc thuê công ty luật chuyên đòi nợ sẽ rút ngắn thời gian thu hồi nợ / đòi nợ, giảm được chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp…
Lưu ý khi thu hồi nợ / đòi nợ:
Chủ nợ tuyệt đối không nên sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê mà hiện nay pháp luật đã cấm. Bởi khi đó bên được thuê đòi nợ thường áp dụng các biện pháp thu hồi nợ / đòi nợ trái quy định pháp luật (thí dụ, đòi nợ kiểu “giang hồ, xã hội đen, luật rừng”)…mà hậu quả có thể là cả bên được thuê đòi nợ cũng như chủ nợ sẽ bị xử lý hình sự, còn các khoản nợ vẫn không được thu hồi. Chưa kể, do không thu hồi được nợ, bên được thuê đòi nợ trái pháp luật có thể quay lại đòi tiền chủ nợ, “tiền mất, tật mang”…
Quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ tại Luật Trần và Liên danh
Thu hồi công nợ là công việc vô cùng gian nan. Mỗi doanh nghiệp, cá nhân có thể có các trình tự thu hồi nợ / đòi nợ khác nhau. Dưới đây là Quy trình thu hồi công nợ/ Trình tự thu hồi công nợ được Luật Trần và Liên danh áp dụng để hỗ trợ chủ nợ là các doanh nghiệp và cá nhân.
Bước 1 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Phòng ngừa và kiểm soát công nợ
Căn cứ vào chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ: Thận trọng ngay từ khâu bán hàng, nể nang khách nợ… là cách tốt nhất để hạn chế các khoản nợ.
Bước 2 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Xác định số tiền tối thiểu cần đòi từ mỗi khách nợ
Việc đưa ra số tiền tối thiểu cần đòi từ khách nợ dựa vào tình hình tài chính của chủ nợ theo các giai đoạn kinh doanh.
Bước 3 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Phân loại khách nợ
Khách nợ cần hợp tác lâu dài và khách nợ theo từng vụ việc (có thể chấm dứt làm ăn).
Bước 4 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Chọn nhân viên thu hồi nợ / đòi nợ
Ngoài việc phối hợp các phòng ban nghiệp vụ, nếu không có nhân viên thu nợ chuyên trách, có thể chính sếp hoặc lựa chọn người trong số nhân viên trực tiếp bán hàng để dễ đàm phán, tiếp cận hồ sơ nợ nhanh chóng.
Bước 5 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Nhắc khách nợ thanh toán trước khi nợ đến hạn
Thông thường trước 15 ngày đến hạn thanh toán nợ. Nhắc nợ bằng email, tin nhắn hoặc gặp trực tiếp với khách nợ.
Bước 6 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Đàm phán/ thương lượng với khách nợ
Cần chọn người có kinh nghiệm đàm phán vừa khéo léo, vừa cứng rắn, kiên quyết.
Xác định lộ trình trả nợ: Đối với khoản nợ lớn chủ nợ có thể chấp nhận trả nợ theo nhiều đợt.
Cần thỏa thuận mức nợ có thể chấp nhận với lãi suất nhất định.
Yêu cầu khách nợ thanh hết công nợ đợt trước mới bán hàng, cung cấp dịch vụ tiếp theo.
Có thể chấp nhận chi trả nợ bằng hàng đối với hàng hóa dễ bán và giá trị lớn hơn tiền nợ.
Bước 7 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Hòa giải với khách nợ
Đây là bước sau khi đàm phán, thương lượng với khách nợ chưa thành công, mà cũng chưa nên đưa nhau ra tòa thu hồi công nợ: Cần tìm đơn vị am hiểu pháp luật và có kinh nghiệm hòa giải.
Bước 8 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Khởi kiện đòi nợ
Đây là bước “cực chẳng đã” và áp dụng sau khi các bước trên không thành công đối với khách nợ chây ỳ…
Bước 9 trong quy trình dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Thi hành án đòi nợ
Đây là bước cuối cùng của công cuộc đòi nợ. Nên bắt đầu từ việc khách nợ tự nguyện thi hành án. Trường hợp ngược lại, cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án để thu hồi nợ / đòi nợ.
02 cách tính giá dịch vụ thu hồi nợ – chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền
Trước khi ký Hợp đồng Dịch vụ thu hồi nợ (Hợp đồng đòi nợ thuê), khách hàng cần thỏa thuận với công ty đòi nợ thuê về cách tính giá giá dịch vụ đòi nợ thuê sao cho phù hợp.
Giá dịch vụ thu nợ/ Giá dịch vụ đòi nợ thuê trọn gói, chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền:
Khách hàng trả giá (phí) dịch vụ cho công ty cung cấp dịch vụ (thường gọi là “Công ty đòi nợ thuê”) mà không phụ thuộc vào kết quả đòi được nợ như thế nào.
Cách tính giá dịch vụ đòi nợ thuê này thường được áp dụng cho việc thuê khởi kiện đòi nợ hoặc tố cáo để có được bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định khởi tố của Cơ quan công an hoặc nhằm gây sức ép đối với khách nợ (còn gọi là “con nợ”) …
Mức phí dịch vụ đòi nợ dao động từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, tùy tính chất vụ việc và đối tượng con nợ…
Phí dịch vụ cố định và phí dịch vụ thành công, chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền:
Theo cách tính phí này, khách hàng thanh toán một khoản phí dịch vụ cố định (còn gọi là “kinh phí”) để công ty đòi nợ thuê chi trả cho cán bộ, nhân viên thực hiện công việc đòi nợ. Ngoài ra, khách hàng sẽ thanh toán cho công ty đòi nợ thuê một khoản “phí thành công” theo tỷ lệ số tiền thực nhận từ con nợ.
Thông thường, phí dịch vụ cố định khoảng từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng. “Phí thành công” đòi nợ dao động từ 5% đến 35% giá trị tài sản đòi được.
Giá dịch vụ thu hồi nợ – chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào yếu tố nào?
Có nhiều yếu tố chi phối cách tính giá dịch vụ thu hồi nợ:
Mức độ hoàn thiện hồ sơ công nợ về mặt pháp lý:
Tài liệu, chứng cứ như hợp đồng, biên bản đối chiếu công nợ, thông báo yêu cầu thanh toán, hóa đơn chứng từ thanh toán… là căn cứ để đòi nợ.
Khi không đủ hồ sơ pháp lý về công nợ, khách nợ dễ dàng từ chối hoặc trì hoãn trả nợ. Như vậy việc đòi nợ sẽ khó khăn hơn, do phải mất thời gian củng cố thêm chứng cứ hoặc áp dụng nhiều tác nghiệp đòi nợ.
Khả năng tài chính của khách nợ:
Trường hợp khách nợ có năng lực tài chính, có nhiều tài sản thì khả năng trả nợ là khá cao, và mức giá dịch vụ đòi nợ thuê sẽ thấp hơn so với trường hợp con nợ có khó khăn về tài chính.
Giá trị công nợ:
Do cùng một thời gian và công sức phải bỏ ra để đòi nợ thuê, nên khi công nợ càng lớn, tỷ lệ % phí dịch vụ thu hồi nợ sẽ ở mức thấp hơn, so với công nợ có giá trị thấp.
“Tuổi” nợ:
Về nguyên tắc, công nợ càng lâu thì càng khó thu hồi. Bởi vậy mức giá dịch vụ đòi nợ thuê sẽ cao hơn so với tuổi nợ thấp.
Trụ sở của doanh nghiệp khách nợ hoặc nơi cư trú của con nợ:
Đối với con nợ có địa chỉ trụ sở/cư trú tại Hà Nội, Hồ Chí Minh mức phí dịch vụ thu hồi nợ thường giảm tới 5-10% so với các khu vực khác, do các công ty thu nợ thường có trụ sở tại các thành phố lớn.
Thái độ của khách nợ:
Con nợ thiếu thiện chí hợp tác hoặc chây ỳ thì giá dịch vụ đòi nợ thuê sẽ cao hơn so với trường hợp ngược lại.
Khách nợ có thái độ thách thức “không trả”, bỏ trốn hoặc lừa đảo hoặc lạm dụng chiếm đoạt tài sản:
Giá dịch vụ đòi nợ thuê sẽ tương đối cao, bởi công ty đòi nợ thuê phải thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ và mất nhiều thời gian để tố cáo và tham gia xét xử để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với con nợ, đồng thời buộc con nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ…
Bảng giá dịch vụ thu hồi nợ, tư vấn chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền của Luật Trần và Liên danh
Giá dịch vụ thu hồi nợ
Giá dịch vụ thu hồi nợ, chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền tại Luật Trần và Liên danh được áp dụng cho các công nợ thông thường, có tính đến từng vụ việc cụ thê: mức độ khó, phức tạp của công nợ; địa bàn thu hồi nợ, đối tượng nợ, mức độ hoàn thiện của hồ sơ công nợ, tuổi nợ, bản chất nợ, nguồn phát sinh công nợ, thái độ của khách nợ, khả năng tài chính của khách nợ….
Giá dịch vụ được xác định sau khi Luật Trần và Liên danh tiếp nhận yêu cầu dịch vụ đòi nợ thuê, sơ bộ đánh giá hồ sơ công nợ và được báo trực tiếp cho khách hàng hoặc bằng văn bản.
Phí thẩm định hồ sơ công nợ (bao gồm củng cố chứng cứ và chuẩn hoá hồ sơ công nợ): từ 500.000 VNĐ
Phí dịch vụ đòi nợ: Từ 40.000.000 VNĐ
Phí này dịch vụ đòi nợ cơ bản bao gồm: Phí tư vấn pháp luật; nghiên cứu, phân tích hồ sơ công nợ; phí soạn công văn, đơn thư; phí đại diện đàm phán, hòa giải; phí luật sư tranh tụng tại toà án; công tác phí…
Phí trên chưa bao gồm thuế GTGT, án phí, lệ phí thi hành án và phí hành chính khác do khách hàng tự nộp tại các cơ quan chức năng.
Trên đây là bài viết tư vấn chi phí thuê luật sư đòi nợ hết bao nhiêu tiền của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.