Thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Các phương pháp thu hồi nợ cho doanh nghiệp để khách hàng có cái nhìn tổng quan về thu hồi nợ, bản chất? Thu hồi nợ là yêu cầu khách nợ thanh toán cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả cho chủ nợ theo Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Luật Trần và Liên danh sẽ tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp ngay sau đây.

Thực trạng thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ xử lý công nợ như sau.

Giao cho nhân viên đi đòi nợ:

Làm công văn yêu cầu thanh toán;

Cử nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh đến khách nợ đòi nợ theo kiểu “năn nỉ”…

Cho con nợ treo nợ, khoanh nợ hoặc giãn nợ;

Nhờ công an hoặc các cơ quan hành chính (UBND…) giải quyết;

Kiện đòi nợ.

Việc giao nhân viên đòi nợ có các nhược điểm sau:

Tỷ lệ thành công đòi nợ thấp;

Thời gian thu nợ kéo dài;

Doanh nghiệp mất tài sản;

Hết thời hiệu khởi kiện đòi nợ.

Thuê đòi nợ “kiểu giang hồ, xã hội đen”

Về nguyên tắc đã nợ thì phải trả. Tuy nhiên, trong thời gian qua một số chủ nợ là doanh nghiệp hoặc cá nhân lại thuê đòi nợ theo “kiểu gianh hồ, luật rừng” với các hành vi trái pháp luật như:

Răn đe con nợ bằng cách “nã” điện thoại hoặc nhắn tin cho con nợ hoặc người nhà, bạn bè con nợ để “bêu rếu” gây uy hiếp;

Đến tận cơ quan hoặc nhà con nợ “ăn vạ”, ngồi lỳ;
Đăng tin, ảnh trên mạng xã hội hoặc kiếm cớ gây sự làm con nợ “mất mặt, mất uy tín” với đồng nghiệp hoặc bạn bè, người thân hoặc khách hàng;

Xiết nợ (cưỡng đoạt tài sản…) đối với tài sản có giá trị cao như xe máy đắt tiền, ô-tô…

Dằn mặt hoặc đe dọa dùng vũ lực làm con nợ liên tục bất an;

Giam giữ con nợ hoặc người thân của con nợ;

Cố ý gây thương tích…

Việc thuê đòi nợ “kiểu giang hồ, luật rừng, xã hội đen” có những nhược điểm sau:

Bản chất đây là dịch vụ Đòi nợ thuê mà đã bị pháp luật cấm từ 01/01/2021;

Giá trị thực thu thấp: Chủ nợ chỉ thu được khoảng 30-60% giá trị tài sản nợ;

Khi vụ việc vượt tầm kiểm soát nhóm thì chủ nợ có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự…

Các bước thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp đúng luật

Bước 1 thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Đàm phán, Thương lượng

Đàm phán, thương lượng là phương thức giải quyết thu hồi nợ / đòi nợ để các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận.

Đàm phán đòi hỏi các bên đều phải có thiện chí, tinh thần hợp tác cao, thỏa hiệp.

Trường hợp đàm phán, thương lượng thất bại: cần chuyển sang phương thức khác để xử lý công nợ.

Bước 2 thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Hòa giải

Khi các bên không thế tự thương lượng, hòa giải được thì có thể thỏa thuận chọn một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đứng ra làm trung tâm hòa giải.

Trường hợp, các bên hòa giải thành thì sau đó sẽ tiến hành thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành.

Ngược lại, nếu việc hòa giải không thành thì các bên có thể lựa chọn tòa án hoặc trọng tài (chỉ áp dụng đối với tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại) để tiếp tục giải quyết.

Bước 3 thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Khởi kiện

Đòi nợ thông qua Tòa án

Khi tranh chấp liên quan đến nợ phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án.

Tòa án sẽ tiến hành các trình tự thủ tục tố tụng theo quy định để tiến hành giải quyết vụ việc, trong quá trình giải quyết thì tòa án vẫn ưu tiên để các bên tự thương lượng để giải quyết thu hồi nợ / đòi nợ.

Kết quả của việc giải quyết thu hồi nợ / đòi nợ tại tòa án là một bản án hay một quyết định có giá trị pháp lý để đảm bảo thi hành.

Đòi nợ thông qua Trọng tài

Trọng tài chỉ được áp dụng đối với tranh chấp về nợ phát sinh từ hoạt động thương mại và khi các bên thỏa thuận, lựa chọn đưa tranh chấp giải quyết tại Trọng tài.

Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, hòa giải hoặc đưa ra phán quyết có giá trị thi hành đối với các bên mà không bị kháng cáo, kháng nghị.

Bước 4 thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ: Tố cáo để đòi nợ

Phương pháp tố cáo đòi nợ này được xem xét áp dụng đối với con nợ có một trong các hành vi sau:

Tuyên bố không trả nợ

Bỏ trốn khỏi nơi cư trú

Có hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm tài sản.

Vụ án hình sự được đưa ra xét xử nhằm:

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối con nợ

Đồng thời buộc con nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ

Kinh nghiệm thu hồi nợ / đòi nợ, kinh nghiệm thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Lập quy trình thu hồi nợ / đòi nợ – xử lý công nợ

Xác định rõ cá nhân nào, phòng ban nào sẽ chịu trách nhiệm. Phân các khoản nợ chưa đến hạn, nợ đến hạn, nợ xấu, phân loại nhóm khách nợ…

 “Chọn mặt gửi vàng” và có chính sách quy định thanh toán nợ

Chọn mặt gửi vàng để tránh phát sinh công nợ:  kiểm tra, xác minh đối tác, khách hàng trước khi ký kết hợp đồng hoặc hợp tác, cho vay…

Có chính sách thanh toán nợ rõ ràng: Nhằm hạn chế những vấn đề phát sinh, cần quy định việc thanh toán rõ ràng, đúng hạn và nêu rõ mức phạt nếu thanh toán chậm.

Soạn bộ hợp đồng mẫu để hạn chế phát sinh công nợ

Nhiều trường hợp, thí dụ: trong hợp đồng thi công xây dựng không quy định rõ điều kiện, thời hạn nghiệm thu công trình, dù công trình đã đi vào sử dụng, nên nhà thầu không đủ có căn cứ pháp lý đòi tiền chủ đầu tư.

Nếu trong hợp đồng mẫu đã có các điều khoản về điều kiện, thời gian, thành phần nghiệm thu công trình… đây là một trong những căn cứ quan trọng để hoàn thiện hồ sơ đòi nợ.

Luôn củng cố hồ sơ liên quan đến nợ

Tức là lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch với khách hàng như công văn, email, zalo, nhắn tin… Là những thứ cần để đàm phán hoặc khởi kiện sau này.

Yêu cầu khách nợ xác định ngày thanh toán cụ thể

Thí dụ thay thế cụm từ “thanh toán trong vòng 30 ngày” bằng “hạn thanh toán chót vào ngày 30 tháng 01 năm….

thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp
thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Nhắc nợ thường xuyên và gặp trực tiếp

Luôn cập nhật việc thanh toán, chi trả của khách nợ, đồng thời thường xuyên nhắc nợ.

Khi khách nợ dùng dằng quá lâu, không nên chỉ gửi công văn hoặc email vì chúng có thể sẽ bị ném vào sọt rác hoặc bị xoá. Hãy gọi điện và hẹn gặp trực tiếp để trao đổi về công nợ. Phải làm việc với người có khả năng quyết định trả nợ. Khi gọi điện hoặc làm việc trực tiếp cần nêu ngắn gọn mục đích và hạn chót thanh toán.

Yêu cầu khách nợ cam kết chính xác

Không nên chấp nhận kiểu nhận nợ “Chúng tôi sẽ thanh toán trong vài tuần tới”.

Cần yêu cầu con số thanh toán cụ thể và thời gian thanh toán chính xác.

Lập các cam kết để xác nhận có đóng dấu và chữ ký của người có thẩm quyền

Đồng thời gửi một email xác nhận lại nội dung cam kết.

Làm chủ tốt tình huống

Luôn giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp.

Cần xác định đòi nợ cũng là một giao dịch kinh doanh.

Không phải lúc nào la hét hay đe doạ cũng tốt.

Linh hoạt các hình thức đòi nợ

Nên ưu tiên áp dụng các hình thức đòi nợ từ dễ đến khó, tùy thuộc vào từng vụ việc, đối tượng nợ.

Có thể kết hợp các hình thức đòi nợ một cách linh hoạt, trú trọng các bước đàm phán, hòa giải.

Khi các bước đàm phán, hòa giải không thành công mới chuyển sang bước khởi kiện đòi nợ.

Tại bước khởi kiện đòi nợ vẫn nên tận dụng cơ hội đàm phán hoặc hòa giải. Hoặc kết hợp các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tải khoản để đảm bảo thi hành án sau này…

Thuê một tổ chức chuyên thu nợ đúng luật/ chuyên đòi nợ đúng luật

Thường thì nếu các khoản nợ đã quá hạn thanh toán 90 ngày doanh nghiệp, cá nhân nên nghĩ đến việc thuê một tổ chức chuyên thu nợ đúng luật đứng ra làm việc với khách nợ này.

Thu thập, bổ sung đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến khoản nợ để phục vụ cho công tác thu hồi.

Nhanh chóng tìm giải pháp thu hồi khoản nợ vì nợ càng để lâu càng khó xử lý cũng như đảm bảo thời hiệu cho việc xử lý, thu hồi

Việc thuê công ty luật chuyên đòi nợ sẽ rút ngắn thời gian thu hồi nợ / đòi nợ, giảm được chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp…

Lưu ý khi thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp:
Chủ nợ tuyệt đối không nên sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê mà hiện nay pháp luật đã cấm. Bởi khi đó bên được thuê đòi nợ thường áp dụng các biện pháp thu hồi nợ / đòi nợ trái quy định pháp luật (thí dụ, đòi nợ kiểu “giang hồ, xã hội đen, luật rừng”)…mà hậu quả có thể là cả bên được thuê đòi nợ cũng như chủ nợ sẽ bị xử lý hình sự, còn các khoản nợ vẫn không được thu hồi. Chưa kể, do không thu hồi được nợ, bên được thuê đòi nợ trái pháp luật có thể quay lại đòi tiền chủ nợ, “tiền mất, tật mang”…

Dịch vụ thu hồi nợ – Dịch vụ đòi nợ thuê, tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp

Luật Trần và Liên danh cung cấp Dịch vụ thu hồi nợ / dịch vụ đòi nợ, tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp bao gồm:

Yêu cầu khách hàng tóm tắt công nợ và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan, bao gồm:

Đối với khách nợ là doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh và các giấy tờ liên quan, như Hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu xuất kho, Biên bản đối chiếu công nợ …

Đối với khách nợ là cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú, giấy vay tiền (hợp đồng mua bán), giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ…

Tư vấn sơ bộ, đánh giá về hồ sơ công nợ theo 04 yếu tố cơ bản:

Giá trị pháp lý của hồ sơ đòi nợ

Khả năng tài chính của khách nợ

Thiện chí chi trả của khách nợ

Yêu cầu của chủ nợ

Soạn thảo các văn bản liên quan đến quá trình giải quyết thu hồi nợ / đòi nợ với bên đối tác để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ / đòi nợ;

Tiếp xúc với khách nợ bằng cách gửi thư mời hoặc gặp trực tiếp để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ;

Tạo áp lực toàn diện đối với khách nợ, đồng thời cảnh báo các hậu quả pháp lý cũng như các khoản tổn thất khác mà con nợ phải gánh chịu nếu không tự nguyện thanh toán công nợ;

Trường hợp khách nợ tỏ thái độ thiếu thiện chí trả nợ: Chuyển sang bước soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để khởi kiện đòi nợ;

Đề nghị các cơ quan chức năng niêm phong và kê biên tài sản của khách nợ để đảm bảo thi hành án sau này;

Cử luật sư tham gia các vụ kiện dân sự, vụ kiện kinh tế hoặc vụ án hình sự, tùy tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng;

Tư vấn cho khách nợ tự nguyện thi hành án (tự nguyện trả nợ theo bản án) hoặc hỗ trợ khách hàng yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án để đảm bảo thu hồi nợ / đòi nợ.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139