Công ty đòi nợ thuê

công ty đòi nợ thuê

Ở Việt Nam hiện nay, đòi nợ đang là một trong các ngành nghề kinh doanh được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Để hoàn thiện thủ tục pháp lý thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ thì cần phải làm những gì ? Bài viết phân tích cụ thể về công ty đòi nợ thuê, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!

Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ là gì ?

Công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ là thực hiện hoạt động đòi nợ trong khuôn khổ pháp luật được pháp luật cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Công ty sẽ dựa vào các hồ sơ khách hàng cung cấp và ủy quyền để đại diện đi đàm phán với các con nợ.

Nhắc đến đòi nợ, nhiều người sẽ nghĩ tới việc đi lấy lại nợ mà con nợ thiếu. Tuy nhiên trước khi đòi nợ cho khách hàng, công ty đòi nợ phải tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, số liệu, kiểm tra tính xác thực, sau đó mới thỏa thuận, đàm phán và áp dụng các biện pháp thích hợp để đòi nợ.

Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

 Hồ sơ thành lập công ty hợp danh:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.

– Danh sách thành viên trong công ty hợp danh.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp năm 2020.

– Danh sách thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.

+Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty theo Luật doanh nghiệp 2020.

– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần;danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật.

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Căn cứ pháp lý việc kinh doanh đòi nợ:

– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

– Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Điều kiện để kinh doanh dịch vụ đòi nợ:

Căn cứ vào Điều 7 và Điều 10 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 10. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải đáp ứng điều kiện sau đây:

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác.

Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

– Người lao động phải có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

– Không có tiền án, tiền sự.

– Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 06 tháng trở lên

 

Trách nhiệm của công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ

Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ đòi nợ phải là người không có tiền án về các tội giết người, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác và các tội xâm phạm sở hữu.

– Chỉ được hoạt động dịch vụ đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép và phải có hợp đồng ủy quyền của chủ nợ.

– Trong thời hạn 03 ngày trước khi thực hiện hợp đồng đòi nợ, phải có văn bản thông báo cho Công an xã, phường, thị trấn nơi tiến hành đòi nợ.

– Khi thực hiện đòi nợ không được sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực và không được sử dụng các phương tiện làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng.

– Không sử dụng những người không phải là nhân viên của cơ sở kinh doanh thực hiện việc đòi nợ.

công ty đòi nợ thuê
công ty đòi nợ thuê

Những lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ

– Về loại hình doanh nghiệp:

Có thể lựa chọn cac loại hình doanh nghiệp sau:

+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh.

– Về việc kê khai vốn điều lệ:

Công ty kinh doanh đòi nợ phải đảm bảo kê khai vốn điều lệ tối thiểu là 2 tỷ đồng, vì đây là ngành nghề pháp luật yêu cầu vốn pháp định.

– Về lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở chính:

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

– Về con dấu:

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:

Điều 43. Dấu của doanh nghiệp

Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ

1. Thực hiện hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi pháp luật cho phép và được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền; không được giao hoặc ủy quyền lại cho cá nhân ngoài doanh nghiệp hoặc tổ chức khác thực hiện các hoạt động này; trừ trường hợp tổ chức đó cũng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ và việc ủy quyền lại phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nợ hoặc khách nợ (bên ký hợp đồng uỷ quyền với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ). 

2. Thông báo cho chủ nợ hoặc khách nợ và các tổ chức, cá nhân khác liên quan về việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền xử lý nợ.

3. Bảo quản và giao lại cho chủ nợ hoặc khách nợ các tài liệu và tài sản được giao để thực hiện dịch vụ đòi nợ theo hợp đồng đã ký kết.

4. Thông báo đầy đủ, thường xuyên cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc thực hiện các nội dung đã ủy quyền theo hợp đồng.

5. Bồi thường thiệt hại cho chủ nợ hoặc khách nợ do vi phạm hợp đồng, làm mất, hư hỏng tài liệu, tài sản được giao và tài sản thu được từ khoản nợ.

6. Thu nợ, giao lại các tài sản thu được từ khoản nợ cho chủ nợ theo hợp đồng đã ký kết.

7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc vi phạm các hành vi bị cấm nêu tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này và các hành vi vượt quá phạm vi được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền.
 

8. Cấp giấy giới thiệu cho người lao động được giao trực tiếp thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ.

9. Cấp thẻ nhân viên cho người lao động có đủ tiêu chuẩn thực hiện các hoạt động dịch vụ đòi nợ theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này. Trên thẻ phải có ảnh, ghi rõ họ tên, chức vụ của người được giao nhiệm vụ và có dấu của doanh nghiệp.

10. Yêu cầu chủ nợ hoặc khách nợ cung cấp thông tin, tài liệu, tài sản cần thiết liên quan đến khoản nợ.

11. Được chủ nợ hoặc khách nợ thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác theo thoả thuận đã ký kết.

12. Không chịu trách nhiệm đối với chủ nợ hoặc khách nợ về những vấn đề phát sinh ngoài các nội dung đã được ủy quyền. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về quy trình thành lập công ty đòi nợ thuê. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139