Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh công ty là công việc hiện nay được rất nhiều các nhà đầu tư kinh doanh, quản lý doanh nghiệp để ý tới. Trong hiện trạng hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn tới nền kinh tế chậm phát triển các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và dẫn tới hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Chính vì vậy có thể các doanh nghiệp này sẽ dẫn tới các trường hợp là phải giải thể hoặc tuyên bố phá sản vì không thể duy trì tình hình kinh doanh như hiện tại. Chính vì vậy 1 số các doanh nghiệp đã nghĩ tới việc tạm ngừng kinh doanh thay vì giải thể công ty để khắc phục tình trạng này tạm thời. Vậy điều kiện tạm ngừng kinh doanh hiện nay được pháp luật doanh nghiệp hiện hành quy định như thế nào?

Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Các công ty đều có quyền tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tuy nhiên bắt buộc phải có thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh như thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Tạm ngừng kinh doanh có 2 trường hợp:

– Tạm ngừng theo quyết định của công ty.

– Tạm ngừng theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Tại sao nên tạm ngừng kinh doanh?

Tạm ngừng kinh doanh để cắt giảm toàn bộ chi phí trong thời gian kinh doanh kém hiệu quả.

Doanh nghiệp sẽ không phải nộp các loại báo cáo thuế cho cơ quan thuế

Không phải đóng thuế môn bài (nếu doanh nghiệp tạm ngừng tròn năm từ 1/1 đến hết 31/12 năm tài chính có nhu cầu làm tạm ngừng)

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty

Theo quy định doanh nghiệp chỉ có thể tạm ngừng kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây:

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tạm ngừng theo quy định và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước ít nhất là 03 ngày làm việc.

– Trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế tối thiểu 3 ngày;

– Các công ty chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm hết 1 năm doanh nghiệp có thể tiến hành làm các hồ sơ thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh công ty.

– Trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp doanh nghiệp có các thỏa thuận khác.

Quy định doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh là hợp lý để có thể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của khách hàng, của người lao động.

Quy định này giúp nhà nước có thể kiểm soát các công ty tạm ngừng kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ và thoái thác trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký, các nghĩa vụ với người lao động.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, nó tương tự như quyền được đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký kinh doanh và giải thể, phá sản công ty. Tuy nhiên để thực thi quyền này thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những quy định trước khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh như sau:

Doanh nghiệp cần soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ gửi đến cơ quan quản lý trước 03 ngày kể từ ngày chính thức tạm ngừng kinh doanh;

Mã số thuế, mã số doanh nghiệp không bị tạm khóa hoặc có văn bản hạn chế thay đổi của cơ quan quản lý (cơ quan thuế, phòng đăng ký kinh doanh): nhiều doanh nghiệp nợ thuế, không kê khai báo cáo thuế quá thời gian quy định hoặc bị xử phạt hành chính nhưng chưa chấp hành khiến cơ quan chức năng có những động thái này;

Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp thực hiện sửa đổi thông tin công ty hoặc thêm vốn, cổ đông, thay đổi trụ sở và hoàn tất hồ sơ nộp tới Sở kế hoạch và đầu tư nhưng nhận được phản hồi yêu cầu bổ sung.

Với yêu cầu này thì buộc doanh nghiệp phải hoàn tất hồ sơ hoặc thủ tục trước đó để bắt đầu quá trình nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh;

Đã tạm ngừng kinh doanh các đơn vị trực thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) của công ty.

Có thể thấy, so với Luật doanh nghiệp 2014 thì Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực vào 01/01/2021 đã cải thiện hơn những quy định, giảm thời gian thông báo tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp từ 15 ngày xuống còn 3 ngày.

điều kiện tạm ngừng kinh doanh
điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất

Để thực hiện tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ hợp lệ, bao gồm:

Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu của Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành);

Quyết định, biên bản họp của HDQT (nếu có) về việc tạm ngừng kinh doanh;

Giấy giới thiệu, ủy quyền cá nhân thực hiện TNKD.

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh có thể sẽ gặp một số vấn đề như gặp khó khăn về vấn đề tài chính… khiến doanh nghiệp cần tạm dừng hoạt động kinh doanh.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, tìm hiểu xem thời gian doanh nghiệp có thể tạm thời ngừng kinh doanh là bao nhiêu!

Nội dung tư vấn

Quy định của pháp luật về các trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tạm ngừng kinh doanh và thời hạn tạm ngừng kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành như sau:

Tạm ngừng kinh doanh:

Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa của doanh nghiệp

Theo những quy định của pháp luật, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh tối đa là 01 năm và phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Nếu chưa thể hoạt động kinh doanh trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư), thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.

Như vậy, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp của doanh nghiệp không được quá hai (02) năm.

Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Trong trường hợp hết thời hạn 02 năm tạm ngừng kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động trở lại và không muốn giải thể, công ty có thể sử dụng giải pháp: hoạt động kinh doanh một thời gian (ngắn), sau đó đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Khi đó, thủ tục, thời gian tạm ngừng kinh doanh (mới) lại thực hiện như hướng dẫn trên (01 năm 1 lần và tối đa là 02 năm).

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ công ty phải thực hiện sau khi đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Nghĩa vụ thuế của công ty

Công ty trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà không phát sinh nghĩa vụ thuế thì quý công ty không cần nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng đó. Nếu công ty không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì công ty vẫn phải thực hiện nghĩa vụ làm báo thuế của thời gian công ty chưa tạm ngừng. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tiến hành làm báo cáo tài chính cuối năm.  Nếu doanh nghiệp không có khả năng có thể tiến hành thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính

Nghĩa vụ trả nợ của công ty

Trong thời gian mà công ty tạm ngừng kinh doanh, cong ty vẫn phải tiếp tục thanh toán các khoản thuế còn nợ, các khoản nợ cần công ty thanh toán, những nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng với các đối tác, với người lao động, với khách hàng công ty vẫn tiếp tục phải thực hiện trừ những trường hợp giữa công ty và các bên có thỏa thuận khác.

Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế?

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phải thông báo với cơ quan thuế về việc công ty tạm ngừng kinh doanh với thời hạn tối thiểu 2 ngày từ khi nhận được hồ sơ từ phía công ty.

Do vậy, công ty khi tạm ngừng chỉ cần nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh và việc thông báo đến cơ quan thế sẽ là trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?

Về hậu quả pháp lý

Từ định nghĩa giải thể và tạm ngừng kinh doanh cho thấy:

– Giải thể là chấm dứt tồn tại của công ty do đó trước khi giải thể công ty bắt buộc đảm bảo thanh toán hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến người lao động, khách hàng và với cơ quan nhà nước.

– Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt tồn tại của công ty mà chỉ làm chấm dứt hoạt động công ty một thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng, công ty trở lại hoạt động như bình thường.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải có nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, hoàn trả các khoản nợ và các nghĩa vụ hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.

Về trình tự, thủ tục

– Trình tự thủ tục giải thể phức tạp hơn so với tạm ngừng kinh doanh. Bởi vì công ty khi giải thể sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của công ty đó trên thị trường, nên để tránh việc các công ty giải thể nhằm trốn tránh các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các đối tác công ty khi muốn giải thể bắt buộc phải đảm bảo đã hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ từ các hợp đồng đã ký.

Do vậy để giải thể doanh nghiệp cần thời gian lâu hơn bởi nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan như cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan…

– Trong khi đó công ty tạm ngừng kinh doanh giúp công ty giảm bớt gánh nặng về tiền lương của người lao động, thuế và các nghĩa vụ khác.

Nên trong thời gian tạm ngừng công ty có thể tập trung để giải quyết các khó khăn và tìm cách huy động vốn để vực lại công ty. Nếu công ty trở lại hoạt động sớm hơn công ty chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trở lại.

Trên đây là toàn bộ nôi dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh. Trong trường hợp còn có vấn đề nào thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn thêm về vấn đề này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh qua địa chỉ hotline để được tư vấn chi tiết nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139