Kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng

kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng

Tùy thuộc vào loại thuế cũng như tình hình doanh thu mà mỗi doanh nghiệp, cá nhân sẽ có cách kê khai thuế khác nhau. Mỗi doanh nghiệp, cá nhân cần xác định đúng tầm quan trọng của việc kê khai thuế là gì và thời điểm kê khai thuế để tránh bị cơ quan thuế xử phạt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết nhất về khái niệm kê khai thuế là gì và cách kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng.

Trình tự đăng ký kê khai thuế

Sau khi có đầy đủ điều kiện để đăng ký kê khai thuế qua mạng theo quy định của cơ quan thuế, doanh nghiệp tự nguyện đăng ký kê khai thuế theo các bước sau:

Hồ sơ đăng ký thuế lần đầu

TH1: Người nộp thuế là tổ chức đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế

b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ tương đương khác do cơ quan có thẩm quyền cấp phép còn hiệu lực

c) Các giấy tờ khác có liên quan

TH2: Người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì hồ sơ đăng ký thuế bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế hoặc tờ khai thuế

b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao hộ chiếu

c) Các giấy tờ khác có liên quan

Bước 1: Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản: word, excel, pdf…; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm:

– Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động;

– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp;

– Bản sao có công chứng CMND/Thẻ căn cước của người đại diện pháp lý (hoặc hộ chiếu).

=> Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,…

[?] Chữ ký số được dùng cho mục đích gì?

– Để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Gần đây chữ ký số còn có thể giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội điện tử

– Ký hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến mà không cần gặp nhau

– Bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cá nhân/cơ quan/tổ chức yên tâm hơn với giao dịch điện tử

– Trao đổi dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn hồ sơ

– Ký kết cũng có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào

Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ khai thuế qua mạng

Kỳ tính thuế của thu nhập chịu thuế thường được quy định là theo năm dương lịch.

Kỳ khai và tính thuế gồm có: tháng, quý, năm và theo từng lần phát sinh cũng như có sự thay đổi như chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản.

– Hồ sơ khai, quyết toán thuế tháng, quý, năm bao gồm:

STT

Loại hồ sơ

Thành phần

Mẫu tờ khai

 

GTGT

TNCN

TNDN

 

1

Khai và nộp theo tháng

Tờ khai thuế tháng

Phương pháp khấu trừ: Mẫu số 01/GTGT

Mẫu số 05/KK-TNCN

Lưu ý:

– Chỉ theo quý.

– Tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý, không phải nộp tờ khai.

 

Phương pháp trực tiếp:

+ Trên GTGT: Mẫu số 03/GTGT

+ Trên doanh thu: Mẫu số 04/GTGT.

2

Khai và nộp theo quý

Tờ khai thuế quý

3

Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

 

TNCN

TNDN

 

3.1. Hồ sơ khai thuế năm

Tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp.

 

3.2. Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý

Tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;

– Tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý. không phải nộp tờ khai.

 

3.3. Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm

Tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.

Doanh nghiệp:

– Tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN.

– Bảng kê mẫu số 05-1/BK-TNCN.

– Bảng kê mẫu số 05-2/BK-TNCN.

– Bảng kê mẫu số 05-3/BK-TNCN.

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Phụ lục chuyển lỗ mẫu số 03-2/TNDN.

– Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số 03-1A/TNDN, Mẫu số 03-1B/TNDN, Mẫu số 03-1C/TNDN.

 

 

 

 

Cá nhân ủy quyền cho DN:

Mẫu ủy quyền theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN

Cá nhân tự quyết toán:

– Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN.

– Phụ lục mẫu số 02-1/BK-QTT-TNCN nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.

             

 

– Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:

  • Tờ khai thuế
  • Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật

–  Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.

–  Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế
  • Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp
  • Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế

–  Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao của tập đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.

kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng
kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng

Trình tự các bước làm hồ sơ kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng

Bước 1: Đăng ký chữ ký số 

Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu. Chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm các bản sao có công chứng các giấy tờ sau đây: Giấy phép đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, CMND/thẻ căn cước của người đại diện pháp lý

=> Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì nộp tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, Vina,.. 

Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng của cá nhân qua mạng

Kỳ tính thuế thường được quy định là theo năm dương lịch.

Kỳ khai và tính thuế gồm có: năm, quý, tháng và theo từng lần phát sinh cũng như có sự thay đổi như sáp nhập, chia tách, phá sản, giải thể.

– Hồ sơ khai, quyết toán thuế tháng, quý, năm bao gồm:

Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế

Nội dung tư vấn kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng

Để xác định một người có phải là cá nhân cư trú hay không, điều 1 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: 

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.2) Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

b.2) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:

b.2.1) Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1, khoản 1, Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

Cũng căn cứ vào đó, đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, để xác định việc kê khai thuế đúng quy định, pháp luật có quy định như sau:

– Trường hợp 1: Cá nhân không cư trú có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công do tổ chức tại Việt Nam chi trả

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Mức khấu trừ theo quy định như sau:

Thuế TNCN = thu nhập chịu thuế x 20%

Kết thúc năm tài chính, tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm kê khai thông tin nhận thu nhập và khấu trừ thuế của cá nhân không cư trú tại bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN kèm theo tờ khai quyết toán thuế mẫu 05-QTT-TNCN.

– Trường hợp 2: Cá nhân không cư trú có phát sinh thu nhập từ tiền lương tiền công tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài

Đây là trường hợp cá nhân không cư trú được công ty ở bên nước ngoài cử sang Việt Nam để thực hiện một công việc nào đó theo hợp đồng giữa công ty nước ngoài ký kết với công ty Việt Nam, công ty nước ngoài thanh toán tiền lương cho cá nhân này ở nước ngoài cho phần công việc được thực hiện tại Việt Nam.

Căn cứ khoản 8 Điều 26 thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiên lương tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận thu nhập tại nước ngoài thì khai thuế theo quý.

“- Đối với khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ nước ngoài:

+ Nếu khoản thu nhập hoặc lợi ích mà cá nhân nhận được có tính chất tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng cá nhân không cư trú nhận từ nước ngoài thì thực hiện khai thuế theo quý theo mẫu 02/KK-TNCN ban hành kèm Thông tư số 92/2015/TT-BTC (hoặc Công ty TOV khai thay nếu được cá nhân ủy quyền).

+ Nếu khoản thu nhập khác (không phải thu nhập từ tiền lương, tiền công) phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài thì thực hiện khai thuế theo từng lần phát sinh.

Trường hợp cá nhân về nước mà chưa đến thời hạn kê khai thuế TNCN thì thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN trước khi xuất cảnh.”

Như vậy, khi cá nhân không cư trú cho thu nhập từ tiền lương tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng được nhận từ nước ngoài thì thực hiện khai thuế theo quý theo mẫu 02/KK-TNCN

Nơi nộp hồ sơ khai thuế: Cục thuế nơi cá nhân phát sinh công việc tại Việt Nam

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Trên đây là bài viết tư vấn về kê khai thuế cho người nước ngoài Hải Phòng của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139