Kết hôn với người nước ngoài

kết hôn với người nước ngoài

Việc kết hôn giữa người nước ngoài với người Việt Nam tại Việt Nam hiện nay không phải hiếm gặp. Đăng ký kết hôn với người nước ngoai có lẽ không phải khái niệm mới mẻ với nhiều người Việt Nam hiện nay và càng phổ biến hơn khi nước ta đang trong quá trình hội nhập, phát triển sâu rộng trên thương trường quốc tế.

Vậy để được kết hôn với nhau, người nước ngoài, người Việt Nam cần đáp ứng điều kiện gì? Thủ tục kết hôn với người nước ngoài được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện kết hôn với người nước ngoài

Theo Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn có yếu tố nước ngoài thì việc áp dụng luật được quy định như sau:

– Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.

– Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.

– Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.

Như vậy, khi người nước ngoài và người Việt Nam đăng ký kết hôn thì mỗi bên phải đáp ứng điều kiện kết hôn của mỗi nước. Đồng thời, nếu kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải đáp ứng điều kiện kết hôn nêu tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cụ thể gồm các điều kiện như sau:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, độ tuổi được phép kết hôn ở Việt Nam là nam phải đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên theo ngày, tháng, năm sinh.

Nếu không xác định được tháng sinh tháng sinh là tháng 01 của năm sinh; nếu không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng một cảu tháng sinh.

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

Nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn là một trong những nguyên tắc được pháp luật Việt Nam quy định xuyên suốt trong các Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đồng thời, Nhà nươc cũng có chính sách và các biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Không bị mất năng lực hành vi dân sự

Người bị mất năng lực hành vi dân ự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (theo Điều 22 Bộ luật Dân sự).

Do đó, khi một người mất nặng lực hành vi dân sự thì sẽ không nhận thức được việc kết hôn với người, không xác định được yêu cầu kết hôn có phải tự nguyện, thực hiện theo ý chí của người đó hay không.

Bởi vậy, một trong những điều kiện để được đăng ký kết hôn là phải không mất năng lực hành vi dân sự.

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn

Những trường hợp bị cấm cấm kết hôn được nêu tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:

– Kết hôn giả tạo.

– Tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn.

– Đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác.

– Kết hôn giữa các đối tượng: Người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

– Yêu sách của cải trong kết hôn.

– Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình đã khẳng định như vậy. Theo đó, kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ sau khi đã đáp ứng đầy đủ về điều kiện và đăng ký kết hôn.

Phải được đăng ký theo đúng quy định tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch

Theo đó, chỉ khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đáp ứng các điều kiện kết hôn thì quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ mới được pháp luật Việt Nam công nhận.

Đặc biệt, quy định này còn khẳng định:

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Do đó, bắt buộc việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 như sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng;

Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.

– Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú).

– Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn;

– Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

kết hôn với người nước ngoài
kết hôn với người nước ngoài

Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn

Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Trình tự đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch 2014 và Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.

– Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài

– TP. Hà Nội: Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội ban hành quy định mức lệ phí đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện là 1 triệu đồng/việc.

– TP. Hồ Chí Minh: Mức lệ phí đăng ký kết hôn thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện là 1 triệu đồng/trường hợp theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành.

Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài

Thế nào là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài?

Theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“25. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

Như vậy một quan hệ hôn nhân gia đình được coi là có yếu tố nước ngoài khi có một trong những điều kiện sau:

+ Có ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

+ Các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

Áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Căn cứ vào quy định tại Điều 122 Luật hôn nhân gia đình 2014, các nguồn luật được áp dụng điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài là:

Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên: được áp dụng trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế khác với quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014

Pháp luật nước ngoài: được áp dụng trong trường hợp các văn bản pháp luật của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài (nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật hôn nhân gia đình 2014) hoặc trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Pháp luật Việt Nam: được áp dụng trong các trường hợp còn lại (kể cả trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam)

Trên đây là quy định về thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Nếu còn thắc mắc các vấn đề xung quanh việc đăng ký kết hôn, độc giả có thể liên hệ qua Hotline để được hỗ trợ, giải đáp tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139