Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Các loại thuế doanh nghiệp
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là các loại thuế được quy định các văn bản pháp luật về thuế và doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Luật Trần sẽ cung cấp về các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp.

THUẾ LÀ GÌ? NHÀ NƯỚC THU THUẾ ĐỂ LÀM GÌ?

Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. 

Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:

  • Thuế là gì? Là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
  • Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
  • Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương…

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.

Cơ sở pháp lý

– Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

– Thông tư 151/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.

– Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

– Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

– Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi trường

– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt do Văn phòng Quốc hội ban hành

– Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi

– Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005

– Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010

– Luật Thuế tài nguyên năm 2009

CÁC LOẠI THUẾ DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP SAU KHI THÀNH LẬP

Thuế doanh nghiệp là gì?

Thuế doanh nghiệp là các loại thế mà doanh nghiệp phải nộp dựa trên những nghĩa vụ cụ thể của từng doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, mỗi một doanh nghiệp dựa trên những hoạt động phát triển sản xuất của mình cũng như quy định của pháp luật để xác định các loại thuế mà doanh nghiệp mình phải nộp.

Các loại thuế phải nộp của mỗi doanh nghiệp là khác nhau dựa trên hoat động sản xuất kinh doanh, các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật chứ không ép không doanh nghiệp là phải nộp thuế gì.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?

Có nhiều các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp, trong bài viết Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp? Các loại thuế cơ bản sau:

Thuế môn bài

Theo quy định tại Khoản 2 điều 17 thông tư 156/2013/TT-BTC.

“Điều 17: Khai thuế môn bài.

2. Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

– Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

Về nộp thuế môn bài: Theo quy định của Luật quản lý thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, khoản 1.3 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC quy định về mức nộp thuế môn bài dựa trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp như sau:

Đơn vị: đồng

BẬC THUẾ MÔN BÀI

VỐN ĐĂNG KÝ

MỨC THUẾ MÔN BÀI CẢ NĂM

– Bậc 1

Trên 10 tỷ

3.000.000

– Bậc 2

Từ 5 tỷ đến 10 tỷ

2.000.000

– Bậc 3

Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ

1.500.000

– Bậc 4

Dưới 2 tỷ

1.000.000

Mục II khoản 1 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC cũng quy định về việc nộp thuế môn bài như sau: “Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế.

Các loại thuế doanh nghiệp
các loại thuế doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Chủ thế có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh  hàng hoá dịch dịch vụ nhưng có thu nhập chịu thuế gồm:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của  pháp luật Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã; đơn  vị sự nghiệp; tổ chức khác nhưng có hoạt động kinh doanh, sản xuất có thu nhập

– Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế  phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam

+ Tổ chức kinh doanh nước ngoài có  có sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó

+ Tổ chức kinh doanh nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Cơ sở thường trú của doanh  nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bao gồm: Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện  vận tải

– Căn cứ phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp là: Có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, có thu nhập phát sinh

Lưu ý: Khi một tổ chức được xác định có hành vi kinh doanh thì khi đó phát sinh nghĩa vụ đăng ký thuế của họ với cơ quan thuế. Tuy nhiên chưa làm phát sinh nghĩa  vụ kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng

– Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế

Lưu ý: Đối tượng  phải nộp thuế giá trị gia tăng không chỉ là doanh nghiệp mà còn có các chủ thế khác. Nhưng những chủ thể  kinh doanh, hay có hành vi kinh doanh phải được pháp luật công nhận. Trên thực tế đa phần là doanh nghiệp

– Căn cứ phát sinh thuế giá trị gia tăng

Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về thuế giá trị gia tăng:

Hiện nay, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội điều kiện quản lý thuế của cơ quan nhà nước ngày càng ổn định, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của áp dụng pháp luật vào Thuế giá trị gia tăng. Chính vì vậy Luật thuế  giá trị gia tăng đã được ban hành cùng với hệ thống văn bản kèm theo.

Sự kiện pháp ký để làm căn cứ phát sinh thuế giá trị gia tăng như sau: thời điểm đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp, thời điểm được cấp mã số thuế, thời điểm cung cấp hàng hoá dịch vụ, thời điểm nhận được thông báo thuế thậm trí là cả thời điểm chủ thể nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế.

Nộp thuế tài nguyên

Theo Điều 3 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên phải nộp thuế theo quy định.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 2, Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, bia,…phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Mức thuế tương ưng với các loại thuế doanh nghiệp phải nộp?

1/ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế tương ứng mà doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

+ Thu nhập chịu thuế = thu nhập chịu thuế – ( thu nhập được miễn thuế + các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định của pháp luật)

+ Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế dược xác định như sau:

+ Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế – chi phí được trù trong kỳ tính thuế + thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế

2/ Đối với thuế giá trị gia tăng

Cách tính thứ nhất : Khẩu trừ thuế

Số thuế phải nộp = số thuế giá trị gia tăng đầu ra  –  số thuế gia trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

= (Giá tính thuế đầu ra x Thuế suất đầu ra) – (Giá tính thuế đầu vào x Thuế suất đầu vào).

Trong đó:

+ Giá tính thuế là  giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật

+ Thuế suất được quy định rõ từng loại ngành nghề kinh doanh, loại hình dịch vụ

+ Thuế giá trị gia  tăng ở khâu bán ra được xác định trên những chứng từ hoá đơn hợp lệ.

Thời hạn nộp các loại thuế của doanh nghiệp

Thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp, dựa vào các loại thuế đi vào phân tích phía trên như sau

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của  tháng đầu tiên của năm dương lịch

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế Quý chậm nhất là ngày thứu ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Đối với nộp thuế theo lần, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ khi phát sịnh nghĩa vụ thế

Trên đây là bài viết của Luật Trần và liên danh về các loại thuế doanh nghiệp. Nếu thắc mắc về những quy định về thuế hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139