Trong hệ thống thuế của các nước, thuế thu nhập, điển hình là thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế quan trọng. Thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế quan trọng, đóng góp không nhỏ vào nguồn ngân sách nhà nước. Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân theo năm quy định mới nhất. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!
Khái quát chung về thuế thu nhập cá nhân
Khái niệm thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là sắc thuế mà nhà nước sử dụng để điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân vào NSNN với mục đích tạo nguồn thu cho NSNN và thực hiện công bằng xã hội.
Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, thuế TNCN là thuế trực thu
Thứ hai, thuế TNCN có đối tượng chịu thuế là thu nhập của cá nhân
Thứ ba, việc đánh thuế thu nhập cá nhân thường áp dụng theo nguyên tắc thuế suất lũy tiến từng phần
Thứ tư, thuế TNCN là một loại thuế có tính ổn định không cao và phức tạp
Thứ năm, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế TNCN bao gồm các văn bản pháp luật quốc gia và luật quốc tế
Vai trò của thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, thuế TNCN góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thứ hai, thuế TNCN là công cụ để nhà nước phân phối sản phẩm xã hội, giảm phân hóa giàu nghèo, góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội
Thứ ba, thuế TNCN là công cụ gắn liền với việc thực hiện chính sách kinh tế, chính sách xã hội của nhà nước
Thứ tư, thuế TNCN góp phần giúp Nhà nước kiểm soát thu nhập, phát hiện thu nhập bất hợp pháp.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2022
Đối với cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú là gì?
Cá nhân cư trú là cá nhân thuộc trường hợp sau:
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp 2: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày.
Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú
Lưu ý: Cách tính thuế này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
* Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên
** Công thức tính thuế TNCN
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
(1) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ [1]
Trong đó,
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn [2]
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính tổng thu nhập
Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế (nếu có)
Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công gồm:
– Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định pháp luật.
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [2]
Bước 4: Tính các khoản giảm trừ
– Giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
– Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ngoài ra, người nộp thuế còn được tính giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức [1]
Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp thì người nộp thuế áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần hoặc phương pháp tính thuế rút gọn (trình bày ở phần sau).
(2) Thuế suất
Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần.
** Cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
Khi biết được thu nhập tính thuế và thuế suất, sẽ có 02 phương pháp tính thuế để tính được số thuế phải nộp:
Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến (tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại).
Phương pháp 2: Phương pháp rút gọn
Ví dụ tính thuế theo phương pháp rút gọn
Tháng 12/2021, bà T có thu nhập từ tiền lương, phụ cấp là 25 triệu đồng. Bà T phải nộp 10,5% bảo hiểm bắt buộc theo quy định. Được biết bà T có 01 người phụ thuộc, trong tháng 12 không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Thuế thu nhập tạm nộp được tính như sau:
Bước 1: Xác định thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế của bà T là 25 triệu đồng.
Bước 2: Tính các khoản giảm trừ
Bà T được giảm trừ các khoản sau:
– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 11 triệu đồng.
– Giảm trừ gia cảnh cho 01 người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng.
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 25 triệu đồng × 10,5% = 2,625 triệu đồng.
Tổng các khoản được giảm trừ là: 11 + 4,4 + 2,625 = 18,025 triệu đồng
Bước 3: Tính thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế của bà T là: 25 – 18,025 = 6,975 triệu đồng
Bước 4: Tính số thuế thu nhập phải nộp
Thu nhập tính thuế trong tháng là 6,975 triệu đồng, thu nhập tính thuế thuộc bậc 2. Số thuế phải nộp như sau:
6,975 × 10% – 0,25 trđ = 447,500 đồng.
Như vậy, số thuế bà T tạm nộp đối với thu nhập nhận được trong tháng 12/2021 là 447,500 đồng.
Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Thu nhập trên đây là thu nhập từ tiền lương, tiền công đã trừ các khoản sau:
– Các đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo.
– Thu nhập được miễn thuế thu nhập.
– Các khoản không tính thuế thu nhập như một số khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn trưa,…
* Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).
Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền cồng mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả
Cá nhân không cư trú
Cá nhân không cư trú là gì?
Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.
Mức lương bao nhiêu phải nộp thuế?
Cá nhân không cư trú thì không được tính giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế sẽ phải nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Nói cách khác, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 20%/thu nhập chịu thuế; trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được trừ khoản này.
Cách tính thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú
Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định số thuế thu nhập đối với cá nhân không cư trú được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 20% x Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế trong trường hợp này được xác định bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
Trong đó, thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú được xác định như quy định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú, cụ thể:
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập.
– Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.
Vài trò của thuế thu nhập cá nhân?
Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Chính vì việc thực hiện tự do hóa của nền kinh tế thương mại nên các loại thuế Xuất – Nhập khẩu giảm dần theo thời gian. Do đó, thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở nên quan trọng và là nguồn thu chính cho ngân sách Nhà nước.
Nền kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân chí được nâng cao, ý thức tự giác xã hội cũng phổ biến hơn, thu nhập bình quân đầu người của mỗi cá nhân ngày càng tăng cao. Và việc hoàn thành nghĩa vụ với xã hội, tăng thu cho ngân sách nước nhà là điều hiển nhiên.
Thực hiện công bằng xã hội
Thông thường, thuế TNCN chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Bên cạnh đó, khi TNCN tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm.
Tại nhiều nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch khá rõ rệt, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí rất quan trọng. Do đó việc điều tiết thuế thu nhập cá nhân đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân theo năm Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.