Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những hoạt động phổ biến trong quản lý hành chính nhà nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính cần đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là về thẩm quyền, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý hành chính nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Thông qua bài viết này, Công ty Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.
Pháp luật đặt ra các quy chuẩn để điều chỉnh quan hệ xã hội, người nào làm trái các quy định của pháp luật thì tùy vào tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt. Trong đó, vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra thường xuyên nhất, được xác định thông qua 03 đặc điểm sau:
Một là, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến các quy tắc quản lý của nhà nước mà không phải là tội phạm.
Hành vi vi phạm có thể được tồn tại dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện hành vi vi phạm mà pháp luật hành chính quy định); hoặc không hành động (không thực hiện hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện) hoặc chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép mà các hành vi vi phạm này được pháp luật hành chính quy định.
Ví dụ:
– Dưới dạng hành động: Hành vi vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, lấn làn, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ là xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tham gia giao thông.
– Dưới dạng không hành động: Hành vi không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà nước là xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực Thuế; Hành vi không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc ông ba, cha mẹ là xâm phạm đến quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.
– Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép: Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo là xâm phậm đến quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Hành vi vi phạm hành chính không phải là tội phạm bởi hành vi này không đáp ứng đủ 4 yếu tố để cấu thành một trong các loại tội phạm cụ thể tại Bộ luật Hình sự.
Hai là, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện.
Theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì “Người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”.
Năng lực trách nhiệm hành chính của cá nhân là khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân đó để không vi phạm hành chính.
Theo đó, người có năng lực trách nhiệm hành chính sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi vi phạm của mình. Nhưng chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi thì mới được xem là vi phạm hành chính.
Còn trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ,… thì không bị xem là vi phạm hành chính.
Ba là, hành vi vi phạm phải bị xử lý theo quy định pháp luật hành chính.
Theo đó, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã đặt ra các quy chuẩn cho việc xử lý vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính cũng được thể hiện trong các văn bản khác có liên quan. Đối với từng lĩnh vực khác nhau, sẽ áp dụng quy định pháp luật tại lĩnh vực đó để xử lý hành vi vi phạm hành chính.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì “Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước hết là văn bản, được xem là quyết định cá biệt và được ban hành bởi người có thẩm quyền để áp dụng các chế tài xử phạt hành chính một lần đối với một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính theo quy định pháp luật hành chính.
Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;…
Như vậy, quyết định xử phạt vi phạm hành chính luôn mang tính mệnh lệnh, áp đặt và bắt buộc chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính phải chấp hành và thực hiện.
Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
– Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ điều 38 đến Điều 51 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì:
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
+ Người có thẩm quyền xử phạt hành chính chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mà mình quản lý được quy định tại Điều 39 đến Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 bao gồm:
Thẩm quyền của Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm; Cơ quan thuế; Quản lý thị trường; Thanh tra; Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa; Tòa án nhân dân;
Cơ quan thi hành án dân sự; Cục quản lý lao động ngoài nước; Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
– Giao quyền xử phạt theo quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì
“Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”.
Theo đó khi có văn bản ủy quyền của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm mà pháp luật hành chính quy định giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền thì cấp phó dưới sự hướng dẫn, quản lý của cấp trên được quyền ra quyết định xử phạt hành chính và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền trong trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm hành chính.
– Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính là người thụ lý đầu tiên.
– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
– Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
– Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Đơn cử như trường hợp xác định và phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai:
Việc xác định thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào khoản 2, khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020; Điều 5, Điều 6, Điều 38, Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:
– Đối với cấp xã:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm”.
Ví dụ: Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì theo cơ sở pháp lý nêu trên và về nguyên tắc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (vì đối với khoản 1, 2, 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có biện pháp khắc phục hậu quả không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã là “Buộc trả lại đất lấn, chiếm” mà thẩm quyền này thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định tại điểm đ khoản 2, 3 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Như vậy, về nguyên tắc phải áp dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020, biện pháp khắc phục hậu quả này không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã, mà phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.
– Đối với cấp huyện:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này”.
(Phần gạch chân thể hiện nội dung này chỉ có Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện mới có thẩm quyền áp dụng).
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d là “Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định”, tức buộc phải trả lại đất đã bị lấn, chiếm không đúng quy định.
Theo đó, các hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, đối chiếu theo mức phạt tiền thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền, tuy nhiên khi xét đến khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc phải trả lại đất đã lấn, chiếm” thì Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện mới là chủ thể có thẩm quyền để xử phạt.
Như vậy, căn cứ khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên, mà phải chuyển thẩm quyền này cho Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện để ra quyết định xử phạt hành chính.
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính như sau:
Thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63.
Theo quy định tại khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì quy định trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt được hiểu là đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết.
Nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can.
Miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Lưu ý: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hành chính, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công ty Luật Trần và Liên Danh
Đến với Công ty Luật Trần và Liên Danh, Quý khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng – hiệu quả, thông qua quy trình sau:
– Tư vấn online qua điện thoại hoặc trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật Trần và Liên Danh về xác định thời hạn, thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính khi Quý khách hàng thắc mắc;
– Quý khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu thông qua tài khoản zalo, hoặc các phương thức khác;
– Nghiên cứu hồ sơ, các vấn đề pháp lý liên quan và thỏa thuận ký kết Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Quý khách hàng;
– Cử Luật sư/Đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và các công việc pháp lý khác có liên quan theo yêu cầu của Quý khách hàng;
– Soạn hồ sơ khiếu nại, khởi kiện và các văn bản liên quan đến vụ việc đang giải quyết;
– Đưa ra phương án, định hướng tốt nhất giải quyết tranh chấp cho Quý khách hàng;
– Thông báo kịp thời về tiến độ thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp cho Quý khách hàng theo dõi.
Căn cứ pháp lý
– Luật Tố tụng hành chính năm 2015;
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Trên đây là bài viết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Luật Trần và Liên Danh. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.