Thừa kế theo di chúc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bởi lẽ đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với người để lại di chúc.
Để mọi người có sự nhìn nhận một các rõ ràng, đúng và đầy đủ nhất về vấn đề này Luật Trần và Liên Danh có bài phân tích về các quy định về luật di chúc thừa kế tài sản.
Di chúc là gì?
Di chúc là một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết.
Trong di chúc, cá nhân hoặc nhóm người được chỉ định là người thực thi, quản lý tài sản cho đến khi được phân chia hết đúng theo di chúc.
Hiểu đơn giản theo quy định tại Điều 624 của Bộ luật dân sự thì di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Thế nào là di chúc hợp pháp?
Di chúc hợp pháp là di chúc đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể lập di chúc, điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức của di chúc.
Cụ thể:
Điều kiện về chủ thể lập di chúc
Người lập di chúc là người có tài sản
Để di chúc đó hợp pháp thì điều kiện trước tiên cần đáp ứng là người lập di chúc phải là người có quyền định đoạt tài sản đó.
Một người chỉ có thể lập di chúc để định đoạt phần tài sản của mình mà không thể định đoạt thay cho tài sản của bất kỳ ai khác.
Do đó, người lập di chúc là người có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp tài sản được định đoạt trong di chúc.
Điều kiện về độ tuổi lập di chúc
Pháp luật thừa kế quy định đối tượng lập di chúc từ 15 tuổi trở lên.
Quy định như vậy là vì theo pháp luật lao động Việt Nam thì công dân từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tham gia quan hệ lao động.
Khi đó, họ đã có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi một cách tương đối, họ có thể có tài sản riêng, có ý chí riêng của mình nên họ hoàn toàn đủ điều kiện lập di chúc.
Còn đối với trường hợp dưới 15 tuổi thì pháp luật không thừa nhận quyền lập di chúc của họ.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được toàn quyền lập di chúc.
Người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải được người làm chứng lập di chúc thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải lập di chúc bằng văn bản và được bố mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Trong khi lập di chúc, người lập di chúc phải còn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.
- Lừa dối ở đây được hiểu là việc che giấu, tạo bằng chứng giả khiến người lập di chúc nhầm tưởng người thừa kế đã chết, không nhận di sản,… Người lập di chúc không chia cho người thừa kế đó nữa và người lừa dối sẽ được nhận nhiều di sản thừa kế hơn.
- Đe dọa, cưỡng ép được hiểu là sự can thiệp từ người khác ép buộc người lập di chúc phải lập di chúc theo ý họ, nếu không sẽ đánh đập, giam giữ, uy hiếp nhân thân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc.
Dưới 15 tuổi không được lập di chúc vì những lý do sau:
- Thứ nhất, độ tuổi này khả năng nhận thức rất hạn chế, không thể định đoạt tài sản của mình một cách khách quan được.
- Thứ hai, là độ tuổi này mọi giao dịch dân sự đều được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ,…) theo đó luật quy định như vậy để tránh tình trạng lợi dụng để định đoạt tài sản một cách bất lợi cho người chưa thành niên.
Điều kiện về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
Những chủ thể đủ độ tuổi như đã nêu ở trên được lập di chúc nhưng cần đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì tại thời điểm lập di chúc, người đó phải minh mẫn, sáng suốt, không bị ai lừa dối, đe dọa, cưỡng ép về việc lập di chúc hay định đoạt nội dung trong di chúc đó.
Điều kiện lập di chúc cũng là một trong các điều kiện di chúc hợp pháp.
Điều kiện về nội dung để di chúc hợp pháp
Nội dung bản di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản, nhằm để lại tài sản của mình cho người khác (bạn bè, người thân… ) sau khi họ qua đời.
Theo quy định tại điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 theo đó một di chúc cần có những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản.
- Trong di chúc người để lại di sản chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ
Ngoài các nội dung trên, người lập di chúc có thể cho thêm những nội dung khác.
Tuy nhiên, để những nội dung này được thực hiện hiện cũng như được pháp luật công nhận thì những nội dung đó không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Người lập di chúc cần hoàn thiện nội dung theo hướng dẫn sau:
- Ghi rõ thời gian, địa điểm lập di chúc.
- Ghi rõ họ và tên của người lập di chúc.
- Ghi rõ ngày tháng năm sinh của người lập di chúc.
- Ghi rõ thông tin giấy tờ về nhân thân của người lập di chúc, ngày tháng năm cấp và cơ quan cấp giấy tờ đó.
- Ghi rõ địa chỉ thường trú của người lập di chúc.
- Ghi đầy đủ thông tin về các tài sản định đoạt trong di chúc, bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh toàn bộ tài sản riêng và phần tài sản của người để lại di sản trong khối tài sản chung.
Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….
Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm.
- Ghi chi tiết về thông tin nhân thân của người được hưởng di sản thừa kế và phần di sản mà họ sẽ được hưởng sau khi người lập di chúc để lại di sản chết.
- Ghi rõ tên người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc.
Như vậy, nội dung bản di chúc phải được thể hiện rõ ràng, không được viết tắt, không được sử dụng ký hiệu.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Quy định này nhằm đảm bảo nội dung của di chúc dễ hiểu, tránh gây hiểu lầm, hiểu sai nội dung của di chúc, từ đó dẫn đến việc không thực hiện đúng ý chí của người để lại di sản.
Điều kiện về hình thức để di chúc hợp pháp
Về hình thức, chỉ cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo mỗi hình thức thì đều có giá trị pháp lý, không xác định hình thức nào ưu tiên hơn, không cần nhất thiết phải theo mẫu di chúc cụ thể.
Khi mở thừa kế, thì chỉ xem xét bản di chúc nào lập sau cùng, theo đúng quy định về di chúc hợp pháp thì sẽ có hiệu lực pháp luật.
Tuy nhiên, để xác định bản di chúc hợp pháp thì pháp luật có quy định yêu cầu về từng hình thức của di chúc.
Cụ thể cần lưu ý điều kiện về hình thức đối với các hình thức di chúc sau:
Di chúc miệng
Di chúc miệng là sự bày tỏ bằng lời nói ý chí của người để lại di sản thừa kế trước khi mất, nhằm định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi mất.
Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
Di chúc miệng là hợp pháp khi: Có ít nhất 2 người làm chứng, sau đó người làm chứng ghi chép lại di chúc miệng đó thành văn bản, cùng kí tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn tối đa 5 ngày, người làm chứng mang bản di chúc đến văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để chứng thực, xác nhận chữ kí hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Đến cuối cùng, hình thức của di chúc vẫn phải lập bằng văn bản.
Sau 3 tháng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên bị hủy bỏ.
Như vậy, trong trường hợp di chúc miệng bị hủy bỏ, để ghi nhận ý chí của mình về phân chia di sản sau khi chết, người để lại di sản phải lập di chúc bằng văn bản.
Di chúc bằng văn bản
Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nội dung di chúc:
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.
Di chúc bằng văn bản không được viết tắt, không được viết ký hiệu.
Di chúc có từ 2 trang trở lên thì phải đánh số thứ tự từng trang và mỗi trang đều phải có chữ kí hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Nếu di chúc có sửa chữa, tẩy xóa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng (chỉ cần 1 trong 2) phải ký tên bên cạnh chỗ bị sửa chữa, tẩy xóa đó.
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.
Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Ngoài ra, nội dung của di chúc phải được lập theo quy định tại Điều 631 và người làm chứng còn phải tuân theo quy định tại Điều 632:
Di chúc có công chứng hoặc chứng thực:
Người lập di chúc chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu nộp tại văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã để làm thủ tục chứng nhận.
Hoặc người đó có thể lập tại tổ chức hành nghề công chứng hoăc Ủy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục quy định tại Điều 636 Bộ luật dân sự 2015.
Hoặc nếu người lập di chúc già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở để lập di chúc.
Thủ tục như thủ tục theo Điều 636 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố.
Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc;
Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Ngoài ra, Điều 638 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có giá trị pháp lý như công chứng, chứng thực.
Hay người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ thì di chúc vừa phải có người làm chứng vừa phải lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Dịch vụ tư vấn thừa kế theo di chúc của Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh
Những ai cần Luật sư tư vấn pháp luật?
Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội, do vậy, bất cứ người dân nào cũng đều có thể có nhu cầu tư vấn pháp luật. Phần lớn người dân đều không nắm được các quy định pháp luật nên khi gặp bất cứ vướng mắc nào hay khó khăn trong quá trình thủ tục, giải quyết các vụ việc đều rất lúng túng.
Trong những trường hợp này, ngoài việc tham khảo các tin tức, bài viết pháp luật của các trang báo, trang luật chính thống thì cách tốt nhất cho người dân là liên hệ tới các công ty luật uy tín, điển hình như Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc, tình huống pháp lý trực tuyến một cách nhanh chóng nhất.
Sứ mệnh lớn nhất của Luật Trần và Liên Danh là làm cho pháp luật đến gần nhất với người dân Việt Nam. Về tầm nhìn, Luật Trần và Liên Danh hướng đến trở thành một tổ chức hành nghề Luật sư vươn mình ra thế giới với đội ngũ Luật sư, Chuyên gia tài đức vẹn toàn, hiện đại, chuyên nghiệp, thích ứng cao.
Hiện nay khách hàng có thể liên hệ cho Luật Trần và Liên Danh qua rất nhiều cách thức khác nhau để được tư vấn pháp luật:
Tư vấn pháp luật qua Hotline 0969 078 234
Hình thức kết nối nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất là đặt câu hỏi tư vấn pháp luật qua Tổng đài tư vấn pháp luật online 24/24 của Luật Trần và Liên Danh là 0969 078 234.
Với phương thức này, bạn chỉ cần gọi điện thoại trực tiếp vào số điện thoại 0969 078 234 và đặt các câu hỏi, yêu cầu tư vấn pháp luật của mình cho Luật sư, chuyên viên tư vấn.
Đây là phương thức được nhiều người lựa chọn nhất bởi bạn sẽ không phải di chuyển đi đâu cả, dù bạn đang ở bất cứ nơi nào, ở đâu trên phạm vi lãnh thổ, chỉ cần nhấc máy lên và bấm gọi ngay cho Tổng đài 0969 078 234, các thành viên của Luật Trần và Liên Danh luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn.
Vì vậy, để bất cứ khi nào gặp vướng mắc pháp lý cần Luật sư tư vấn đều có thể được hỗ trợ nhanh nhất, bạn hãy lưu ngay số của Luật Trần và Liên Danh vào danh bạ ngay lúc này!
Bạn lưu ý, giờ làm việc của Tổng đài là từ 07h45 đến hết 21h30 đêm vào tất cả các ngày trong tuần (Cả thứ 7 và Chủ nhật). Chỉ cần các bạn có nhu cầu, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn!
Tư vấn pháp luật qua trang mạng xã hội
Ngoài phương thức tư vấn pháp luật miễn phí điện thoại, bạn cũng có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh qua một số cách khác như gửi thắc mắc, vấn đề vướng mắc
của mình qua Zalo, Facebook, Google Map,… của Luật Trần và Liên Danh để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của việc tư vấn pháp luật qua những kênh này là nó chỉ phù hợp để phục vụ hỗ trợ tư vấn những vấn đề pháp lý đơn giản, tốc độ phản hồi của Luật sư không nhanh chóng như phương thức liên hệ trực tiếp qua Tổng đài. Lý do là bởi số lượng cuộc gọi qua Tổng đài rất lớn, các Luật sư phải ưu tiên giải đáp thắc mắc qua điện thoại và cả trực tiếp tại văn phòng.
Tư vấn pháp luật qua Email
Một cách thức khác để nhận được tư vấn chi tiết, cụ thể từ Luật sư là tư vấn pháp lý qua hòm thư Email. Với phương thức này, bạn chỉ cần gửi thắc mắc của mình cho chúng tôi, chúng tôi sẽ soạn thư tư vấn chi tiết cho bạn bao gồm cả hướng dẫn giải quyết vụ việc và cả các cơ sở pháp lý dành riêng cho trường hợp của bạn.
Bạn có thể đọc đi đọc lại để hiểu kỹ và sử dụng làm tài liệu để giải quyết vụ việc thì tư vấn pháp luật qua email là một dịch vụ tuyệt vời dành cho bạn!
Tư vấn pháp luật trực tiếp
Bên cạnh việc tư vấn, hỗ trợ qua Tổng đài hay các trang thông tin chính thống của mình, các Luật sư của Luật Trần và Liên Danh còn thường xuyên hỗ trợ cho người dân trực tiếp tại địa chỉ công ty và cả địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.
Ưu điểm của phương thức tư vấn này là bạn có thể trao đổi trực tiếp với Luật sư của Luật Trần và Liên Danh, bạn có thể trò chuyện, hỏi đáp các vấn đề pháp lý liên tục tùy vào nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, có một bất cập là bạn sẽ phải đặt lịch hẹn trước với Luật sư và bạn hoặc Luật sư của chúng tôi sẽ phải mất thời gian di chuyển.
Dù là với phương thức tư vấn pháp luật nào, Luật Trần và Liên Danh cũng sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ tư vấn cho bạn, chúng tôi cam kết sẽ đưa ra tư vấn tốt nhất riêng biệt cho trường hợp của bạn, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho người dân.
Tuy nhiên, nếu trường hợp của bạn không quá phức tạp, chúng tôi khuyến khích bạn liên hệ vào Tổng đài 0969 078 234 để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo quyền lợi tối đa mà vẫn tiết kiệm chi phí, không mất công đi lại.
Tư vấn pháp luật tại Luật Trần và Liên Danh có gì khác biệt với các công ty luật khác?
Khác với những công ly luật khác, khi bạn đến với Luật Trần và Liên Danh, bạn sẽ không cần phải thực hiện bất cứ thủ tục quy trình đăng ký tư vấn nào với tiếp tân. Ví thử sau khi bạn gọi vào Tổng đài 0969 078 234, bạn sẽ được gặp trực tiếp chuyên viên tư vấn giải đáp mọi vấn đề pháp lý cho bạn một cách tường minh nhất.
Đây có thể coi là một trong những đặc điểm riêng biệt của Luật Trần và Liên Danh với những công ty, văn phòng luật khác.
Ngoài ra, mọi vấn đề bạn trao đổi với Luật sư, chuyên gia tư vấn đều sẽ được bảo mật tuyệt đối. Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu của Luật Trần và Liên Danh trong hoạt động tư vấn, cũng là tiêu chí hành nghề luật của chúng tôi. Trừ trường hợp, khách hàng có yêu cầu, phản ánh về chất lượng cuộc gọi tư vấn, hội đồng quản lý của chúng tôi sẽ xem xét lại cuộc tư vấn để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Vì vậy, đừng ngần ngại nếu bạn đang có nhu cầu cần Luật sư, chuyên gia pháp luật hỗ trợ, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 0969 078 234.
Trải qua nhiều năm hỗ trợ khách hàng trong khắp cả nước, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đã và đang là người bạn tâm giao luôn sẵn sàng dành tất cả sự
cố gắng và tri thức Chúng tôi có để tư vấn pháp lý cho bà con Đồng bào khắp mọi nẻo đường Tổ quốc.
Với sự tư vấn nhiệt tình của các Luật sư, các Chuyên gia pháp lý của các trường Đại học, các Chuyên viên pháp lý được đào tạo bài bản. Đây là lý do vì sao Luật Trần và Liên Danh đã âm thầm đứng sau giúp đỡ cho hàng triệu người dân dễ dàng tiếp cận, có hướng đi phù hợp với các vấn đề pháp lý mà họ vướng phải.
Với phương châm “Luật sư của mọi nhà”, Tổng đài tư vấn 0969 078 234 nói riêng và Luật Trần và Liên Danh nói chung luôn cố gắng trở thành một cầu nối tin cậy giữa người dân và pháp luật nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về quy định về thừa kế theo di chúc bạn đọc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn những thủ tục pháp lý chất lượng hàng đầu tại Hà Nội!