Sở hữu trí tuệ được xem là một vấn đề nóng được quan tâm lớn trong xã hội hiện nay bởi đây là việc cần thiết để bảo vệ được tài sản trí tuệ của chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc đăng ký sở hữu trí tuệ chắn rằng còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hãy cùng Luật TNHH Trần và Liên danh theo dõi bài viết dưới đây để có thể thực hiện thủ tục đăng ký một cách hiệu quả nhất.
Căn cứ pháp lý:
Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009;
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ngày 22 tháng 09 năm 2006;
Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp ngày 31 tháng 12 năm 2010.
Nghị định số 22/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả và quyền liên quan ngày 23 tháng 02 năm 2018;
Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đăng ký sở hữu trí tuệ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Đăng ký sở hữu trí tuệ là thủ tục hành chính ghi nhận quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, người có liên quan với cơ quan có thẩm quyền và được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ là đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và đăng ký liên quan đến quyền đối với giống cây trồng.
Về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả là việc đăng ký xác lập quyền tác giả tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam hay gọi đơn giản là đăng ký bản quyền tác giả.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền liên quan đến quyền tác giả là việc xác lập quyền liên quan tại Cục Bản Quyền tác giả Việt Nam bao gồm: (i) Quyền liên quan cuộc biểu diễn (ii) Quyền liên quan bản ghi âm, ghi hình (iii) Quyền liên quan đến chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;
Về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Về đăng ký quyền sở hữu trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Do có nhiều loại hình sở hữu trí tuệ khác nhau do vậy, với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ thì thủ tục đăng ký và thời gian đăng ký cũng khác nhau. Tuy nhiên, các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ trải qua các giai đoạn chính như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ.
Đây là bước buộc người đăng ký phải lựa chọn loại hình sở hữu để đúng với theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Với mỗi loại hình sở hữu trí tuệ khác nhau sẽ có hình thức đăng ký khác nhau và có các hình thức đăng ký: đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả và quyền liên quan; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền sở hữu công nghiệp; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ với quyền cây trồng.
Bước 2: Xác định cơ quan đăng ký
Cơ quan đăng ký sẽ được xác định như sau:
Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính để nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan sẽ do cục bản quyền tác giả Việt Nam tiến hành thủ tục hành chính như trên
Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng sẽ do Cục trồng trọt tiến hành thủ tục hành chính nêu trên
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Có thể nói, hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ khá phức tạp. Thêm vào đó, hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ phù thuộc vào loại hình đăng ký. Để được hiểu rõ hơn về các hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách tốt nhất.
Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận kết quả cấp bằng bảo hộ
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký, cần phải nộp hồ sơ tại trong các cơ quan có thẩm quyền để được tiến hành thẩm định hồ sơ đăng ký, theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng của việc đăng ký độc quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm.
Đối với những trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định pháp luật, không đáp ứng yêu cầu bảo hộ thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra thông báo yêu cầu người nộp đơn phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ về cả mặt hình thức và mặt nội dung.
Trường hợp người nộp đơn không bảo đảm được những yêu cầu đặt ra với đối tượng bảo hộ thì lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng.
Trên đây là quy định của pháp luật về đăng ký sở hữu trí tuệ. Có thể nói đây là một quy trình, trình tự khá là phức tạp và mất nhiều thời gian đối với việc đăng ký. Để đảm bảo cho việc hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ của quý khách được đảm bảo và đúng theo quy định của pháp luật chúng tôi Công ty Luật TNHH Trần và liên danh xin giới thiệu dịch vụ về đăng ký sở hữu trí tuệ của công ty.
Dịch vụ của công ty chúng tôi về sở hữu trí tuệ sẽ trực tiếp tư vấn cho quý khách hàng hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ, thủ tục, điều kiện đăng ký sở hữu trí tuệ các chi phí liên quan đến sở hữu trí tuệ tại các tỉnh thành trên cả nước. Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh sẽ là đại diện theo sự ủy quyền của quý khách thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chúng tôi sẽ theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản khiếu nại tố cáo cho quý khách khi cơ quan có thẩm quyền không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Khi được sự tin tưởng của quý khách hàng chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện các thủ tục pháp lý phát sinh sau khi thực hiện quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ. Qua đó giúp Quý khách hiểu rõ hơn về quy định pháp lý liên quan đến các nội dung mà quý khách muốn tìm hiểu và thắc mắc.
Với đội ngũ nhân viên với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn cũng như giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề liên quan. Chúng tôi sẽ đáp ứng giải đáp cũng như giải quyết các vấn đề pháp lý mà quý khách gặp phải. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!
Nếu có vấn đề cần tư vấn hỗ trợ về người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc tất cả những dịch vụ khác liên quan, bạn vui lòng liên hệ với Công ty Luật Trần và Liên danh theo thông tin dưới đây:
Công ty Luật TNHH Trần và Liên Danh
Điện thoại: 024-6292- 6678
Di Động: 0969-078- 234
Email: lienhe@luatsutran.vn
Website: luatsutran.vn
Địa chỉ: Phòng 11.11, Tòa nhà C37 Bộ Công An, Số 17 phố Tố Hữu, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.