Dùng lời lẽ xúc phạm người khác

dùng lời lẽ xúc phạm người khác

Trong xã hội hiện nay, không khó để chúng ta bắt gặp những trường hợp dùng lời lẽ xúc phạm người khác. Dù cho người đó có làm sai việc gì hay không, có ảnh hưởng đến người đó hay không thì những lời bình luận mang tính ác ý lại xuất hiện tràn lan.

Vậy khi dùng lời lẽ xúc phạm người khác bị xử lý như thế nào? phải xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Dùng lời lẽ xúc phạm người khác, xúc phạm là gì? Hành vi nào sẽ bị coi là xúc phạm người khác?

Việc làm nhục người khác bao gồm những hành vi như xúc phạm một cách nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Kẻ phạm tội sẽ thường có những hành vi (bằng lời nói hoặc có thể là cả hành động) nhằm xúc phạm một cách nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của một cá nhân khác, điển hình như những hành động như lăng mạ, chửi bới, cắt tóc, cạo đầu, lột đồ, quay phim, chụp ảnh.

Đối tượng phạm tội còn có thể có thêm những hành vi khác nữa như dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực như bắt giữ người trái phép, tra khảo, đánh đấm, đe dọa, bắt ép người bị hại phải thực hiện yêu cầu của mình. Và tùy theo diễn biến, tính chất của những hành vi phạm tội mà đối tượng có hành vi xúc phạm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những Điều Khoản phù hợp với quy định tại Điều số 155 thuộc Bộ luật hình sự đã ban hành vào năm 2015 và sửa đổi bổ sung vào năm 2017.

Người phạm tội sẽ thường có ý thức chủ quan là mong muốn làm sao để cho người bị hại cảm thấy nhục nhã với nhiều động cơ khác nhau, ví dụ như việc trả thù chính người bị hại hoặc ngoài ra cũng có thể là để trả thù người thân, bạn bè của người bị hại.

Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành mà cụ thể được ghi nhận tại Hiến pháp nước Việt nam năm 2013 thì “quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của mỗi người”. Mà được quy định cụ thể tại Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, có thể hiểu rằng, tự do ngôn luận cần đặt trong một khuôn khổ theo pháp luật quy định nhằm không bị lợi dụng dẫn tới ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác, cũng như làm lệch lạc thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng.

Như vậy, xét về góc độ pháp lý thì hành vi xúc phạm, lăng mạ, làm nhục người khác qua các tin nhắn trên mạng xã hội và tin nhắn điện thoại của các cá nhân là vi phạm pháp luật.

Ngoài ra thì theo như quy định tại Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đồng thời thì quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.

Dùng lời lẽ thô tục xúc phạm người khác trên facebook phạm tội gì?

Hành vi giả mạo facebook của người khác để xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của công dân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, hành vi này là trái với đạo đức mỗi con người.

Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm gây ra như ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối tượng nào có hành vi lập facebook giả tùy theo mức độ nguy hiểm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong tình huống mà bạn đưa ra chưa nêu rõ được hành vi của đối tượng trên nên chúng tôi chia ra các trường hợp xử phạt như sau:

a) Xử phạt vi phạm hành chính:

Hành vi gải mạo danh tính người khác trên facebook, trang thông tin điện tử có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người giả mạo facebook để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn, người giả mạo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự:

Mức hình phạt tại khoản 1 Điều 121 Bộ Luật hình sự: Người nào có hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Mức hình phạt tại khoản 2 Điều 121 Bộ Luật hình sự: Phạt tù từ một năm đến ba năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Phạm tội nhiều lần;
  • Đối với nhiều người;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với những người đang thi hành công vụ;
  • Đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, những người có công nuôi dưỡng chăm sóc mình.

Xúc phạm người khác là gì?

Xúc phạm người khác hay còn cách hiểu rộng hơn là làm nhục người khác bao gồm những hành vi như:

Xúc phạm một cách nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác.

Kẻ phạm tội sẽ thường có những hành vi (bằng lời nói hoặc có thể là cả hành động)

Nhằm xúc phạm một cách nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của một cá nhân khác. Điển hình như: những hành động như lăng mạ, chửi bới, cắt tóc, cạo đầu, lột đồ, quay phim, chụp ảnh.

Nạn nhân của hành vi Bị người khác xúc phạm có thể là bát kỳ người nào.

dùng lời lẽ xúc phạm người khác
dùng lời lẽ xúc phạm người khác

Đối tượng của xúc phạm người khác là ai? 

Đối tượng phạm tội này bao gồm những hành vi khác như: dùng vũ lực; hoặc đe dọa sử dụng vũ lực như bắt giữ người trái phép, tra khảo, đánh đấm, đe dọa, bắt ép người bị hại phải thực hiện yêu cầu của mình.

Căn cứ vào diễn biến, tính chất của những hành vi phạm tội mà đối tượng có hành vi xúc phạm sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qu định. Cụ thể, quy định tại Điều số 155 thuộc Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Lỗi đối với người phạm tội này

Bị người khác xúc phạm, rõ ràng rằng người phạm tội này làm nhục người hay khác thường có ý thức chủ quan là mong muốn để cho người bị hại cảm thấy nhục nhã với nhiều động cơ khác nhau.

Chẳng hạn như: Việc trả thù chính người bị hại; hoặc ngoài ra cũng có thể là để trả thù người thân, bạn bè của người bị hại. Đây cũng được xem là hành vi làm nhục, xúc phạm người khác.

Bị người khác xúc phạm thì phải làm gì?

Căn cứ các quy định về pháp luật Dân sự và Hình sự, trường hợp nếu Bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình; thì bạn có quyền tố cáo đến cơ quan công an; để cơ quan chức năng điều tra và xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp bị xúc phạm nghiêm trọng).

Còn trong trường hợp nếu bạn không muốn họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi Bị người khác xúc phạm; bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền; nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho mình.

Trình tự tố giác tội phạm khi bị người khác xúc phạm là gì?

Theo Điều 84. Về việc tố giác và báo tin về tội phạm. Khi đó, công dân hoàn toàn có quyền được tố giác tội phạm với phía cơ quan chức năng; hay viện kiểm sát; toà án; hay thậm chí là một số cơ quan khác của nhà nước. Nếu như tố giác bằng miệng thì cơ quan chịu trách nhiệm việc tiếp nhận tố giác từ người dân phải lập biên bản kèm theo đó là chữ ký của người đứng ra tố giác.

Còn tại Điều 86. Về nhiệm vụ cần phải giải quyết khi tố giác và những tin báo về tội phạm. Trong khoảng thời gian không được phép quá hai mươi ngày kể từ lúc nhận được tin về tố giác hoặc tin báo, viện kiểm sát, cơ quan điều tra trong thẩm quyền trách nhiệm của mình phải tiến hành kiểm tra, xác thực nguồn tin và đưa ra quyết định về việc khởi tố hay không khởi tố truy cứu vụ án hình sự.

Mức xử phạt đối với người xúc phạm người khác

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; người có cử chỉ, lời nói thô bạo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác; sẽ bị cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng.

Còn cắn cứ theo điều 155 Bộ luật Hình sự năm thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác.

Khung hình phạt thấp nhất đối với tội danh này là bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Còn đối với Bộ luật Dân sự năm 2015, khi thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định.

Song, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên; cùng một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần khi Bị người khác xúc phạm do các bên thỏa thuận; Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay 10 lần mức lương cơ sở là 14,9 triệu đồng).

Một số câu hỏi thường gặp

Bị người khác xúc phạm nên báo công an không? 

Bạn có thể báo công an để truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vụ việc nghiêm trọng. Hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân có thẩm quyền; nhằm bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho mình.

Có phải mọi trường hợp xúc phạm người khác đều phạm tội làm nhục người khác hay không?

Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác; nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác; khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như: chửi rủa nhau ở đám đông; đổ nước bẩn vào nhau; hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau; thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.

Thời hạn của việc giải quyết đơn tố giác là bao nhiêu lâu?

Đối với trường hợp sự việc được tố giác; hay tin báo có nhiều những chi tiết phức tạp; hoặc phải xác minh, xác thực lại tại nhiều địa điểm khác nhau; thì thời hạn để giải quyết tin tố giác và tin báo sẽ có khả năng bị ké dài hơn; nhưng sẽ không được phép quá hai tháng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề dùng lời lẽ xúc phạm người khác. Nếu có thắc mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty luật uy tín để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139