Thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương

Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Cùng tìm hiểu về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương trong bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh.

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp  theo các mẫu số 03, 04, 05a, 05b được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT – BTP;

– Bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy ủy quyền và giấy tờ nhân thân của người được ủy quyền khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể nộp trực tiếp tại trụ sở của Sơ tư pháp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con nộp hồ sơ.

Lưu ý, cá nhân có yêu cầu cấp phiêu lý lịch số 2 sẽ không được ủy quyền cho các chủ thể nêu trên thực hiện thủ tục này.

Hướng dẫn ghi tờ khai phiếu lý lịch tư pháp theo thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương

Trong mẫu tờ khai đã có những mục lưu ý, ghi chú để hướng dẫn điền thông tin tờ khai, Luật Trần và Liên danh sẽ không nói lại mà chỉ lưu ý một số nội dung như sau:

– Xác định đúng đối tượng, đúng trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp: cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hay cơ quan tiến hành tố tụng và tự yêu cầu hay yêu cầu thông qua ủy quyền;

– Thông tin của người được cấp về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, họ tên cha, mẹ, họ tên vợ, chồng phải ghi đúng theo giấy tờ nhân thân của người đó;

– Thông tin về nơi cư trú, tạm trú phải viết đúng nội dung trong sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thường trú, sổ tạm trú nộp kèm theo hồ sơ;

– Tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân chỉ có 01 mẫu áp dụng cho cả cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 nên cần chọn đúng mẫu phiếu để tránh tình trạng Sở Tư pháp từ chối hồ sơ hoặc cấp sai mẫu lý lịch tư pháp;

– Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là mục mà các chủ thể không được bỏ qua khi điền thông tin tờ khai.

thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương
thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương

Cách xác định cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp theo thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương

Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp gồm có Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp. Mỗi cơ quan có thẩm quyền riêng và thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trong từng trường hợp cụ thể.

Các trường hợp cấp PLLTP thuộc thẩm quyền của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật lý lịch tư pháp hiện hành thì Trung tâm lý lịch tư pháp thực hiện cấp PLLTP trong các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam (là trường hợp người nước ngoài trước đó đã cư trú tại Việt Nam sau đó rời đi).

Các trường hợp cấp PLLTP thuộc thẩm quyền của Sở tư pháp

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật lý lịch tư pháp hiện hành thì Sở Tư pháp thực hiện cấp PLLTP trong các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Lưu ý: Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.

Thứ hai: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong 1 năm.

Như vậy:

– Công dân Việt Nam (trừ trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) khi có nhu cầu xin cấp PLLTP thì gửi hồ sơ tới Sở Tư pháp nơi cá nhân đang cư trú.

– Công dân Việt Nam trong trường hợp không khác định nơi thường trú hoặc nơi tạm trú khi có nhu cầu xin cấp PLLTP thì gửi hồ sơ tới Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xin cấp PLLTP thì gửi hồ sơ tới Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có nhu cầu xin PLLTP thì gửi hồ sơ tới Sở Tư pháp nơi cá nhân cư trú.

Hướng dẫn làm thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương online

Để làm lý lịch tư pháp online, bạn cần thực hiện 3 bước như sau:

  • Đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến
  • Nộp hồ sơ yêu cầu qua bưu điện
  • Nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Luật Trần và Liên danh sẽ hướng dẫn bạn cụ thể từng bước ngay bên dưới.

Bước 1. Kê khai trực tuyến

Trước khi bắt tay vào khai báo lý lịch tư pháp trực tuyến, bạn cần phải đảm bảo thiết bị kết nối internet ổn định, để tránh phải làm đi làm lại nhiều lần, vì lượng thông tin điền trong tờ khai xin cấp lý lịch tư pháp trực tuyến này cũng khá nhiều.

Tiếp theo, bạn sẽ cần thực hiện các bước nhỏ sau:

Bước 1.1. Đầu tiên, bạn truy vào Cổng Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến theo đường dẫn https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home.

Bước 1.2. Tiếp theo, bạn chọn đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp.

Có 5 nhóm đối tượng bao gồm:

  • Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
  • Công dân Việt Nam không xác định nơi thường trú/tạm trú
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam

Rồi sau đó, bạn chọn nơi thường trú/tạm trú để chuyển sang trang khai lý lịch tư pháp trực tuyến.

Sau khi chọn xong, bạn sẽ thấy màn hình hướng dẫn hiển thị. Lúc này, bạn ấn vào nút [NHẬP TỜ KHAI] để đi tiếp.

Bước 1.3. Khai thông tin

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình khai lý lịch tư pháp trực tuyến. Bạn phải đảm bảo mọi thông tin kê khai đều chính xác, nếu không có thể bạn sẽ không được cấp Lý lịch tư pháp.

Sau khi nhập xong, bạn sẽ ấn nút  [Tiếp tục/NEXT] để sang bước tiếp theo hoặc nhấn nút [Quay lại/BACK] để quay lại bước 1.

Phần tờ khai lý lịch tư pháp online này sẽ bao gồm 5 phần thông tin như sau.

  1. Thông tin thân nhân
  • Bạn bắt buộc phải nhập thông tin vào các trường đánh dấu (*). Nếu không nhập, bạn sẽ không thể đi tiếp.
  • Tất cả thông tin phải nhập đúng theo giấy tờ mà bạn sẽ nộp kèm hồ sơ xin Lý lịch tư pháp trực tuyến (CMND/CCCD/hộ chiếu)
  • Định dạng ngày sinh, ngày cấp giấy tờ (CMND/CCCD/hộ chiếu) là ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy, tức là ngày và tháng phải là số có 02 chữ số và năm phải là số có 04 chữ số).
  1. Thông tin về quá trình cư trú:

Để nhập thông tin về quá trình cư trú, nhấn nút [Nhập thông tin cưu trú/Add rows] để thêm hàng, sau đó bạn nhập thông tin vào các ô trống theo nội dung quy định.

Về thông tin quá trình cư trú khi đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến

  • Bạn chỉ cần nhập phần thông tin tính từ thời điểm đủ 14 tuổi, và không cần nhập thông tin trước thời điểm 14 tuổi.
  • Số lượng dòng để nhập thông tin về quá trình cư trú tối đa là 15 dòng.
  • Bạn phải đảm bảo mọi thông tin nhập đều đúng, vì nếu sai, hồ sơ xin lý lịch tư pháp trực tuyến của bạn sẽ không được tiếp nhận.
  1. Thông tin khác/Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
  • Đây là phần thông tin về lý lịch tư pháp mà bạn muốn được cấp, bao gồm loại Lý lịch tư pháp số (Lý lịch tư pháp số 1 hay Lý lịch tư pháp số 2), đối tượng cấp, mục đich sử dụng.
  • Lưu ý: Đối với yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 1, bạn hoàn toàn có thể chọn Có Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản hay không, nhưng với yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 2, thì đây là thông tin bắt buộc và bạn không thể chọn Không.
  • Sau cùng, bạn chọn đối tượng nộp phí. Ở phần này, bạn cũng phải đảm bảo chọn đúng đối tượng, vì nếu chọn sai thì hồ sơ xin lý lịch tư pháp của bạn cũng sẽ không được tiếp nhận.
  1. Thông tin đăng ký dịch vụ dịch thuật

Phần này chỉ có nếu cơ quan tư pháp bạn chọn cung cấp dịch vụ dịch thuật.

  • Bạn cần chọn ngôn ngữ dịch cũng như số lượng bản dịch bạn cần. Giá dịch sẽ hiển thị ngay bên cạnh phần bạn chọn.
  1. Thông tin về phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả:
  • Bạn có thể chọn nộp hồ sơ tại nhà (qua bưu điện) và/hoặc nhận kết quả tại nhà (qua bưu điện) hoặc nộp hồ sơ và/hoặc nhận kết quả lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan tư pháp. Phương thức nộp hồ sơ sẽ quyết định cách bạn nộp phí làm lý lịch tư pháp. Bạn có thể yêu cầu Sở Tư pháp cho thay đổi phương thức nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ việc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính sang nhận trực tiếp, nhưng không được hoàn lại phí dịch vụ bưu chính đã nộp.
  • Khi đó, bạn sẽ có các thông tin tương ứng cần điền. Địa chỉ đến lấy hồ sơ để nộp cũng như nhận kết quả phải là địa chỉ thuộc địa phương tương ứng với tỉnh/thành mà bạn chọn ban đầu.
  • Bạn có thể xem thông tin về cước phí tương ứng bên trái màn hình.

Sau đó, bạn cần xác nhận thông tin đã nhập và nhấn nút [Tiếp tục / NEXT] để sang bước tiếp theo.

Bước 1.4. In tờ khai

Bạn có thể in tờ khai đã nhập ra file .doc bằng cách nhấn nút [In tờ khai / PRINT] ở góc phải màn hình.

Bước 1.5. Nhập mã xác nhận để xác thực người dùng >> nhấn [Tiếp tục/NEXT] để chuyển sang bước tiếp theo hoặc nhấn [Quay lại/BACK] để quay lại Bước 2.

Bước 1.6. Nhấn nút [OK] trên hộp thoại gửi về để xác nhận thông tin trên và gửi thông tin đến hệ thống của Cơ quan tư pháp.

Bước 1.7. Hệ thống sẽ trả lại cho bạn mã số đăng ký trực tuyến. Bạn phải ghi nhớ mã số này và cung cấp cho bộ phận tiếp nhận khi nộp hồ sơ để nhận phiếu hẹn trả kết quả cũng như để tra cứu lý lịch tư pháp online.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Sau khi đăng ký lý lịch tư pháp online, bạn sẽ cần chuẩn bị các hồ sơ sau để nộp lên đơn vị cấp Lý lịch tư pháp mà bạn đã chọn:

  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu),
  • Bản sao công chứng sổ hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú);
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính nếu chọn (Mẫu số 01/2014/LLTP);
  • Tờ khai đã in;
  • Mã số đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp được cấp;
  • 02 ảnh
  • Phí cấp lý lịch tư pháp cũng như phí chuyển phát (nếu có).

Thời gian nộp hồ sơ là 5 ngày kể từ ngày đăng ký online. Nhân viên bưu cục sẽ tới nhà bạn lấy hoặc bạn mang đến bưu cục để gửi để đảm bảo thời gian chuyển đến cơ quan tư pháp.

Bước 3. Nhận kết quả cấp lý lịch tư pháp

Bạn nhận kết quả theo như phương thức đã đăng ký ở trên.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến tại nhà. Chúc các bạn thành công ngay từ lần đầu.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục làm lý lịch tư pháp nhanh tại Bình Dương của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139