Đối với các hàng hóa nhập khẩu trong đó có mỹ phẩm nhập khẩu, Quý khách hàng khi có nhu cầu kinh doanh cần quan tâm đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho hàng hóa và đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định pháp luật Việt nam. Luật sư phân tích cụ thể về điều kiện đăng ký kinh doanh sản xuất mỹ phẩm.
Điều kiện đăng ký bản quyền, giấy phép kinh doanh mỹ phẩm ?
Xin chào luật sư, em có vấn đề thắc mắc mong được giải đáp: Em dự định chuyên phân phối mỹ phẩm độc quyền, em muốn mỹ phẩm của e được phép lưu hành trên toàn quốc. Em muốn đăng ký giấy phép kinh doanh mỹ phẩm thì phải đăng ký như thế nào ạ? Và ngoài giấy phép kinh doanh thì em có cần đăng ký thêm giấy tờ gì khác không ạ? Và nếu không đăng ký thì có sao không?
Cảm ơn!
Trả lời
Điều 8 Luật Doang nghiệp năm 2020, quy định:
“Thương nhân thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh quy định:
“2.Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. ”.
Theo quy định của Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật thương mại về cá nhân hoạt động kinh doanh một cách độc lập, không cần đăng ký kinh doanh quy định các trường hợp cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, gồm những đối tượng sau:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Và Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
“ Điều 79. Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.”
Như vậy, trường hợp của bạn do kinh doanh mỹ phẩm và việc kinh doanh mỹ phẩm này có địa điểm kinh doanh cố định nên trường hợp của bạn sẽ không thuộc đối tượng cá nhân kinh doanh không cấn đăng ký kinh doanh theo quy định trên.
Như vậy, trường hợp của bạn không thuộc một trong các trường hợp trên, nên bạn phải tiến hành thành lập và đăng ký hộ kinh doanh
Ngoài đăng ký giấy phép kinh doanh thì trường hợp của bạn còn phải làm thủ tục đăng ký và kê khai thuế:
Thủ tục đăng ký và kê khai thuế:
Khi cá nhân, hộ gia đình kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể thì có ba loại thuế cần phải đóng, đó là: Thuế môn bài, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 95/2016/TT-BTC về hướng dẫn quản lý thuế và đăng ký thuế, trình tự thủ tục đăng kí và kê khai thuế như sau:
Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định (kê khai đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai và các giấy tờ kèm theo) sau đó gửi đến cơ quan thuế để làm thủ tục đăng ký thuế. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế, nếu hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục thì sẽ xử lý hồ sơ và cấp mã số thuế cho người nộp thuế.
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân (ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC).
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có, không yêu cầu chứng thực);
+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (không yêu cầu chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thuế hoặc qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết: Chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ đăng ký thuế.
Ngoài ra bạn cũng có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân nếu bạn là người duy nhất bỏ vốn đầu tư kinh doanh, còn nếu có người góp vốn đầu tư khác thì bạn có thể đăng kí thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Nếu bạn muốn kinh doanh hàng mỹ phẩm tại Việt Nam thì bạn sẽ phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm được hướng dẫn tại thông tư số 06/2011 TT-BYT
Sau đây là một số thông tin chính quy định về việc công bố mỹ phẩm:
– Các tổ chức, cá nhân chịu trtachs nhiêm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cáp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phaỉ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm trahậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.
– Lệ phí công bố sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện theo quy định hiện hành.
– Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiêmj đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường phải có chức năng kinh doanh nỹ phẩm tại Việt Nam.
– Việc công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (mục đích sử dụng của sản phẩm) phải đáp ứng hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (phụ lục số 03-MP).
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm:
– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (2 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố)
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký vsf đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ)
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hửu mỹ phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giaays ủy quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên. Giấy ủy quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau: CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp; CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Tư vấn quy trình đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam ?
Trong những năm qua vấn đề bản quyền đang là một vấn đề nóng bỏng, các tranh chấp bản quyền có xu hướng tăng đột biến. Để bảo vệ quyền lợi của mình Quý khách hàng cần tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, Công ty Luật Trần và Liên Danh giới thiệu đến quý khách hàng quy trình này:
Tài liệu quý khách hàng cần chuẩn bị:
– Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;
– Bản sao tác phẩm cần đăng ký;
– Giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là bên được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc quyền sở hữu chung;
– Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (có công chứng, chứng thực);
– Giấy cam đoan của tác giả đối với tác phẩm, hoặc quyết định giao nhiệm vụ của chủ sở hữu quyền tác giả cho tác giả;
Yêu cầu đối với đơn:
+ Tờ khai: theo mẫu
Kê khai đầy đủ thông tin được liệt kê trong mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư 88/2006/TT-BVHTT
Tùy từng trường hợp cụ thể mà người nộp đơn tiến hành làm hồ sơ có các giấy tờ theo quy định.
Hồ sơ:
1 tờ khai, 2 bản mô tả tác phẩm, các giấy tờ chứng minh khác: 1 bản
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ. Khi đến nhận Giấy chứng nhận, người nộp đơn nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận cho Cục bản quyền.
Trường hợp cá nhân, tổ chức muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhưng biết đã bị đơn vị khác đăng ký trước thì họ cần chuyển hướng thiết kế lại nhãn hiệu của mình sao cho khác biệt so với nhãn hiệu bị đối chứng. Đồng thời, trước khi có ý định đăng ký cần tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của mình trên hệ thống thông tin điện tử của Cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ: iplib.noip.gov.vn để đánh giả khả năng đăng ký. Hoặc doanh nghiệp, cá nhân biết có nhãn hiệu bị đối chứng nhưng nếu thuộc trường hợp quy định tại điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP thì không nên lo lắng:
“Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 3.A.2.6 của Phần này được áp dụng như sau:
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;
b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;
c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;
d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;
đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó’
Tức là, nếu doanh nghiệp, cá nhân đã nộp đơn đầu tiên tại quốc gia khác là thành viên của Công ước Paris thì khi nộp đơn tại Việt Nam sẽ được hưởng quyền ưu tiên đăng ký trước mặc dù đơn của mình được nộp sau khi có đơn vị khác nộp.
Thông thường, các doanh nghiệp, cá nhân không thể tự mình tra cứu cũng như nhận thức được hết khả năng đăng ký thành công một nhãn hiệu nên họ thường tìm đến các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để nhận được sự trợ giúp.
Quý khách hàng lưu ý :
Đối với các đối tượng của sở hữu công nghiệp như : nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế… thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ dựa trên quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điểm a khoản 3 điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Tức là, nhãn hiệu mà doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo ra không đương nhiên được bảo hộ, mà phải thông qua việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do đó, nếu các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa muốn đăng ký hoặc không muốn đăng ký bảo hộ các đối tượng trên thì rất có thể các sản phẩm trí tuệ của mình sẽ bị sao chép bất cứ lúc nào mà không có cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình. Điều này có thể gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi quyền sở hữu của mình bị người khác xâm phạm khi họ không thể sử dụng, khai thác giá trị từ các sản phẩm trí tuệ của chính mình.
Có được rút phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty TNHH hay không?
Có thể rút phần vốn góp trong vốn điều lệ đối với cả công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên cụ thể như sau:
Đối với công ty TNHH 1 thành viên có 2 trường hợp gồm hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu và chuyển nhượng VĐL cho bên thứ 3:
Một là: Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty (Khoản 3 Điều 87 Luật doanh nghiệp năm 2020)
Hai là: chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác (Điều 76 Luật doanh nghiệp năm 2020).
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm 2 trường hợp là hoàn trả vốn góp cho thành viên hoặc công ty mua lại vốn góp của thành viên như sau:
Một là: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty
Hai là: công ty mua lại phần vốn góp của thành viên (Theo Điều 68 Luật doanh nghiệp 2020).
Thay đổi vốn điều lệ có ảnh hưởng gì tới GCN ĐKKD không?
Việc thay đổi vốn điều lệ có ảnh hưởng tới GCN ĐKKD, vì trên GCN ĐKKD có ghi nhận số vốn điều lệ.
Nếu thay đổi vốn điều lệ thì phải đăng ký thay đổi để được cấp GCN ĐKKD sửa đổi cụ thể như sau:
Sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ trên thực tế, công ty thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo đúng số vốn đã tăng.
Việc thực hiện thông báo thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi.
Kèm theo thông báo trên cần phải có: Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ.
(Quyết định, biên bản họp của Hôi đồng thành viên Hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty liên quan tới vấn đề thay đổi vốn điều lệ).
Thủ tục sửa đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Bước 1: Soạn hồ sơ thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (kèm theo các giấy tờ và tài liệu khác liên quan đến thủ tục thay đổi giấy đăng ký kinh doanh).
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ theo một trong các cách thức sau:
Nộp hồ sơ qua mạng điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Sau khi có thông báo nộp online hợp lệ sẽ mang bản gốc đến để nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh để đối chiếu.
Bước 4: Nhận kết quả
Nếu bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chủ sở hữu sẽ nhận được kết quả theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hai công ty có cùng người đại diện ký kết hợp đồng thì xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 141 BLDS 2015 quy định về Phạm vi đại diện như sau:
“3. … người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Trường hợp đồng thời là người đại diện của cả 2 công ty thì không được đại diện cho cả 2 bên ký tên trên cùng một hợp đồng. Thay vào đó có thể giải quyết bằng cách ủy quyền cho cấp phó (người có chức vụ trong công ty) của 1 trong 2 công ty để ký các hợp đồng với bên còn lại.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về sản xuất mỹ phẩm. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.