Hoạt động đầu tư thương mại tại việt nam

hoạt động đầu tư thương mại tại việt nam

Hình thức đầu tư tại Việt Nam là hình thức mà nhà đầu tư có quyền tự do lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của mình, khi thực hiện hoạt động đầu tư. Việc lựa chọn hình thức đầu tư đóng vai trò rất quan trọng đối với việc mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc nắm rõ các quy định pháp luật về đặc điểm và điều kiện của từng hoạt động đầu tư thương mại tại việt nam trước khi tiến hành hoạt động đầu tư là việc rất cần thiết.

Các hình thúc hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam

 

Đối tượng được hỗ trợ

Hình thức

Hỗ trợ đầu tư thông thường

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ

– Doanh nghiệp công nghệ cao

– Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

– Tổ chức khoa học và công nghệ

– Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

– Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.

 

 

– Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;

– Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

– Hỗ trợ tín dụng;

– Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;

– Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;

– Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;

– Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển

Hỗ trợ đặc biệt

– Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.

Lưu ý: Hỗ trợ đầu tư đặc biệt không áp dụng đối với 02 trường hợp sau:

a) Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật Đầu tư:

– Dự án đầu tư khai thác khoáng sản;

– Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ dự án sản xuất ô tô, tàu bay, du thuyền;

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế

Nội dung

Hình thức hỗ trợ

Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất

Nhà nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư vốn từ ngân sách địa phương

Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu kinh tế, khu công nghệ cao

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu công nghệ cao; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình dịch vụ công cộng quan trọng trong khu kinh tế;

Bồi thường, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, vật liệu nổ trong khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế;

Bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu nhà ở cho người lao động và khu tái định cư, tái định canh cho người bị thu hồi đất trong khu kinh tế, khu công nghệ cao;

Đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tập trung và hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường của khu công nghệ cao, các khu chức năng trong khu kinh tế.

 

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

Ngoài các hình thức hỗ trợ quy định tại trêm, khu công nghệ cao được hưởng các chính sách hỗ trợ khác về đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khu công nghệ cao

Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất

Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giao cho đơn vị sự nghiệp có thu làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.

hoạt động đầu tư thương mại tại việt nam
hoạt động đầu tư thương mại tại việt nam

Nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện ngành nghề khi kinh doanh tại việt nam

Ngành nghề ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện nay, có 8 lĩnh vực, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại điều 6 của Luật đầu tư năm 2020, cụ thể là các ngành nghề sau:

– Kinh doanh các chất ma túy theo quy định;

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật theo quy định, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

– Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam không thể đăng ký kinh doanh các ngành nghề thuộc 8 lĩnh vực nêu trên.

Ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định

Ngoài các ngành nghề tại mục 2.1 nêu trên, theo quy định của Luật đầu tư hiện hành, các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện này trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Hiện nay danh mục ngành nghề đầu tư có hơn 200 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà yêu cầu nhà đầu tư trước khi thực hiện cần phải đáp ứng các điều kiện đối với từng ngành nghề này.

Ví dụ như các ngành nghề về hoạt động luật sư, công chứng, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện hoạt động theo quy định tại Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 và Luật Công chứng năm 2014 trước khi tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh ngành nghề đầu tư (điều chỉnh giấy phép đầu tư). Vì vậy khi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam cũng cần phải kiểm tra các ngành nghề kinh doanh này để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng về tiếp cận thị trường

Căn cứ khoản 3 điều 9 Luật đầu tư quy định:

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b) Hình thức đầu tư;

c) Phạm vi hoạt động đầu tư;

d) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, ngoài các điều kiện về ngành nghề kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; hình thức đầu tư; phạm vi đầu tư; năng lực đầu tư, đối tác tham gia hoạt động đầu tư,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

Các điều kiện này chỉ đòi hỏi trong một số lĩnh vực đặc thù mà không phải toàn bộ lĩnh vực đầu tư kinh doanh vì vậy nhà đầu tư trước khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đặc biệt là những ngành nghề đặc thù, chưa được cam kết rộng rãi thì cần kiểm tra kỹ lưỡng các điều kiện nêu trên để đảm bảo hoạt động đầu tư kinh doanh diễn ra phù hợp theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Để đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý hải quan thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện sau:

1- Tỷ lệ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài: Không được 100%

2- Hình thức đầu tư: Liên doanh

3- Phạm vi hoạt động: Không giới hạn

Hồ sơ đăng ký đầu tư từ nước ngoài vào việt nam

Nhà đầu tư khi tiến hành thủ tục đầu tư nước từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ phải nộp hồ sơ đăng ký đầu tư, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị như sau:

(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

(2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

(3) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

(4) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

(5) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(6) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

(7) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

(8) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có);

(9) Văn bản ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về hoạt động đầu tư thương mại tại việt nam Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139