Bình dương thu hút đầu tư những ngành nghề nào

bình dương thu hút đầu tư những ngành nghề nào

Hiện nay các khu công nghiệp tại Bình Dương đã thu hút được rất nhiều dự án và quy tụ được hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phát triển theo tính chất khu công nghiệp hỗn hợp, Bình dương sở hữu nhiều tiêu chuẩn và lợi thế để phát triển đa dạng ngành nghề. Với quy mô ở mức lớn, đây là tỉnh thành được đánh giá cao về khả năng cạnh tranh tại khu vực phía nam. Vậy hiện bình dương thu hút đầu tư những ngành nghề nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!

Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Bình Dương

Tỉnh Bình Dương có xuất phát điểm ban đầu với nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, đã chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là hội nhập quốc tế với nhiều chủ trương, chính sách sáng tạo.

Trong đó, chính sách thu hút FDI là chính sách nổi bật và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần làm cho Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những điểm sáng trong “tứ giác kinh tế phát triển”. Bình Dương hiện đứng thứ 2 cả nước về thu hút FDI, đồng thời, là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước (82%) với 3 thành phố và 2 thị xã và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về vốn, về định hướng đầu tư, tạo sự chuyển biến về chất lượng dự án theo định hướng hiện đại.

Khu vực FDI đã tạo ra việc làm cho hơn 500.000 lao động, chiếm 40% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh, trực tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trên đầu người tăng lên hàng năm. Các nhà đầu tư đến từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều có mặt tại Bình Dương. Đây là những cơ sở cần thiết cho sự phát triển của nền sản xuất hiện đại trong giai đoạn mới, vì vậy khi phân tích chính sách này sẽ rút ra các yếu tố tối ưu nhằm chia sẻ cho các tỉnh thành khác trong cả nước tham khảo, học tập và xây dựng chính sách thu hút FDI hiệu quả, phù hợp cho từng địa phương.

Theo số liệu báo cáo, vào năm 1997, tỉnh Bình Dương có cơ cấu công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50,45% – 26,8% – 22,8%. Tuy giá trị công nghiệp chiếm 50,45% nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ đạt khoảng 4.000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 3.042 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu USD trong các ngành hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ, thu ngân sách đạt 817 tỷ đồng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước còn khiêm tốn, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 24%, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Ngoài việc xem xét những số liệu thống kê cụ thể nêu trên, trong giai đoạn thu thập thông tin này, tỉnh Bình Dương đặc biệt chú trọng lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp trên địa bàn và những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tham khảo những mô hình thu hút đầu tư thành công ở các quốc gia trên thế giới. Điều này không những phù hợp với quy trình, mà trên thực tế cách làm này còn cụ thể, toàn diện hơn, giúp chính quyền địa phương xây dựng chính sách đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.

bình dương thu hút đầu tư những ngành nghề nào
bình dương thu hút đầu tư những ngành nghề nào

Ngành nghề thu hút đầu tư trong các khu công nghiệp bình dương

TT

TÊN KCN

QĐ phê duyệt Báo cáo ĐTM

NGÀNH NGHỀ THU HÚT ĐẦU TƯ

Số QĐ

Ngày cấp

Cơ quan cấp

1

Khu Công nghiệp Sóng Thần 1

352/QĐ-MTg

29/3/1997

Bộ KHCN&MT

1.     Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng, kết cấu xây dựng bằng bê tông và thép;

2.     Công nghiệp chế biến nông, lâm sản bao gồm: chế biến cao su, điều, cà phê, thức ăn gia súc, gỗ;

3.     Công nghiệp nhẹ bao gồm may mặc, điện, điện tử.

4.     Công nghiệp hóa chất;

5.     Kho tàng.

2

Khu Công nghiệp Sóng Thần 2

73/QĐ-MTg

01/11/1997

Bộ KHCN&MT

1.     Dệt, may mặc, giày dép;

2.     Điện tử, điện gia dụng;

3.     Mây, tre, đồ gỗ mỹ nghệ;

4.     Gia công, chế tạo cơ khí;

5.     Vật liệu xây dựng;

6.     Chế biến lương thực, thực phẩm;

7.     Thủy tinh, gốm sứ;

8.     Nhà máy điện 75MW.

3

Khu Công nghiệp Sóng Thần 3

743/QĐ-UBND

02/08/2007

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây, thức ăn gia súc, bánh kẹo, bột mì;

2.     Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.

3.     Sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì (giấy, nhựa, nhôm, thép), chế biến gỗ, in ấn, mực in, chiết nạp chất tăng trưởng thực vật, chiết nạp gas ;

4.     Sản xuất hoặc lắp ráp các thiết bị điện – điện tử, sản xuất lắp ráp xe đạp, phụ tùng xe đạp;

5.     Cơ khí phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp;

6.     Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông;

7.     Thủ công mỹ nghệ, dịch vụ

4

Khu Công nghiệp Đồng An

1066/QĐ-MTg

08/12/1997

Bộ KHCN&MT

1.     Công nghiệp dệt (không nhuộm), may mặc, giày da;

2.     Công nghiệp điện, điện tử;

3.     Cơ khí lắp ráp máy móc, thiết bị, các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng;

4.     Công nghiệp chế biến nông lâm sản như chè, điều, cà phê, thức ăn gia súc, gỗ, giấy;

5.     Vật liệu xây dựng và gốm sứ cao cấp;

6.     Hóa mỹ phẩm.

5

Khu Công nghiệp Đồng An 2

5973/QĐ-UBND

29/12/2006

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Sản xuất linh kiện điện tử;

2.     Công nghiệp gia công;

3.     Chế biến hàng tiêu dùng, thực phẩm;

4.     Công nghiệp cơ khí và vật liệu xây dựng.

6

Khu Công nghiệp Bình Đường

689/QĐ-STNMT

10/05/2011

Sở TNMT Bình Dương

1.     Giày da, may mặc, sản xuất bao bì, dệt không nhuộm1;

2.     Gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, chi tiết máy móc thiết bị, cho thuê đất, xưởng là kho chứa hàng.

7

Khu Công nghiệp Việt Hương

842/QĐ-MTg

07/04/1997

Bộ KHCN&MT

1.     Dệt, may mặc, giày da;

2.     Thủ công mỹ nghệ;

3.     Sản xuất hàng gia dụng;

4.     Đồ chơi trẻ em;

5.     Lắp ráp điện tử.

8

Khu Công nghiệp Việt Hương 2

2663/QĐ-UBND

15/06/2005

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Ngành công ngiệp dệt, nhuộm, may mặc, thuộc da, da giầy;

2.     Ngành công nghiệp điện, điện tử, điện máy, sản xuất máy móc, cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng, thiết bị phụ tùng,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;

3.     Vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ gỗ mỹ gia dụng, nhựa kim khí, dụng cụ gia đình, trang thiết bị văn phòng;

4.     Chế biến các sản phẩm cây trồng, lâm sản, thủy sản.

9

Khu Công nghiệp Tân Đông Hiệp A

1063/QĐ-BTNMT

08/12/2003

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng;

2.     Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin viễn thông;

3.     Công nghiệp nhẹ: đồ chơi trẻ em, nữ trang giả, may, dệt, da giày, các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê;

4.     Kho tàng;

5.     Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu (thực phẩm, mì ăn liền);

6.     Các ngành gia công cơ khí như sản xuất, lắp ráp đồng hồ, các thiết bị, dụng cụ quang học;

7.     Ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng;

8.     Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng, khách sạn, trang trí nội thất;

9.     Các sản phẩm nhựa kim khí, dụng cụ gia đình.

10

Khu Công nghiệp Tân Đông Hiệp B

114/QĐ-BTNMT

28/1/2003

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng;

2.     Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin viễn thông;

3.     Công nghiệp nhẹ: đồ chơi trẻ em, nữ trang giả, may, dệt, da giày, các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê;

4.     Kho tàng;

5.     Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu (thực phẩm, mì ăn liền);

6.     Các ngành gia công cơ khí như sản xuất, lắp ráp đồng hồ, các thiết bị, dụng cụ quang học;

7.     Ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng;

8.     Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng, khách sạn, trang trí nội thất;

9.     Các sản phẩm nhựa kim khí, dụng cụ gia đình.

11

Khu Công nghiệp Mỹ Phước

420/QĐ-BKHCN

10/10/2002

Bộ KHCN

1.     Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng điện công nghiệp và điện gia dụng;

2.     Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin viễn thông;

3.     Công nghiệp nhẹ: đồ chơi trẻ em, nữ trang giả, may, dệt, da giày, các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê;

4.     Kho tàng;

5.     Chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu (thực phẩm, mì ăn liền);

6.     Các ngành gia công cơ khí như sản xuất, lắp ráp đồng hồ, các thiết bị, dụng cụ quang học;

7.     Ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng;

8.     Công nghiệp sản xuất gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng, khách sạn, trang trí nội thất;

9.     Các sản phẩm nhựa kim khí, dụng cụ gia đình.

12

Khu Công nghiệp Mỹ Phước 2

1764/QĐ-BTNMT

12/07/2004

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;

2.     Công nghiệp chế biến nông lâm sản;

3.     Công nghiệp may mặc

4.     Công nghiệp dệt nhuộm

5.     Công nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ;

6.     Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng;

7.     Công nghiệp chế tạo máy móc cơ khí xây dựng;

8.     Công nghiệp sản xuât dược phẩm, nông dược, thuốc thú y;

9.     Công nghiệp sản xuất nhựa;

10. Công nghiệp giày da;

11. Công nghiệp giấy và bao bì (không bột giấy);

12. Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao;

13. Công nghiệp sản xuất dụng cụ quang học, dụng cụ y tế;

14. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

13

Khu Công nghiệp Mỹ Phước 3

482/QĐ-BTNMT

04/05/2007

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và điện gia dụng;

2.     Công nghiệp điện tử, công nghệ tin học, phương tiện thông tin, viễn thông và truyền hình, công nghệ kỹ thuật cao;

3.     Công nghệ chế tạo xe máy, ô tô, máy kéo, thiết bị phụ tùng, lắp ráp phụ tùng;

4.     Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác;

5.     Công nghiệp sợi, dệt, may mặc;

6.     Công nghiệp da, giả da, giày da (không thuộc da tươi);

7.     Công nghiệp nhựa;

8.     Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê;

9.     Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;

10. Công nghiệp chế biến nông lâm sản;

11. Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, nông dược, thú y;

12. Công nghiệp cao su, xăm lốp, các sản phẩm cao su kỹ thuật cao (không chế biến mũ cao su tươi);

13. Công nghiệp sản xuất các loại khí công nghiệp;

14. Công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng;

15. Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống;

16. Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang;

17. Công nghiệp bao bì, chế bản, in ấn, giấy (không sản xuất bột giấy);

18. Công nghiệp sản xuất dụng cụ quang học, dụng cụ y tế.

14

Khu Công nghiệp Bình An

6559/QĐ-UB

12/04/2002

UBND tỉnh Bình Dương

1.     May mặc;

2.     Phụ liệu ngành may;

3.     Bao bì giấy.

15

Khu Công nghiệp Mai Trung

2725/QĐ-UB

20/06/2005

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Công nghiệp chế biến gỗ mỹ nghệ và trang trí nội thất;

2.     Công nghiệp lắp ráp cơ khí;

3.     Công nghiệp chế biến nông sản – thực phẩm;

4.     Công nghiệp điện và điện tử;

5.     Công nghiệp may mặc và giày da;

6.     Công nghiệp nhẹ và bao bì;

7.     Công nghiệp lắp ráp sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải.

16

Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên

974/QĐ-BTNMT

08/04/2004

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm;

2.     Công nghiệp chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp, chế tạo cơ khí, máy móc nông cụ, phân bón, chế phẩm về cao su;

3.     Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu như may mặc, chế biến đồ gỗ, đồ điện, đồ gia dụng, kim khí, đồ nhựa, các loại bao bì;

4.     Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: khai thác cao lanh, sản xuất gạch men, vật liệu trang trí nội thất, khung cấu kiện, tấm lợp, tấm bao che.

17

Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng

2118/QĐ-BTNMT

11/09/2010

Bộ TNMT

1.     Nhóm các dự án về cơ khí: luyện kim, sản xuất các dụng cụ, chi tiết, thiết bị thay thế; sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; sản xuất ô tô các loại và xe gắn máy các loại; gia công và lắp ráp các loại máy móc thiết bị đặc chủng, đúc khuôn, cán và kéo kim loại;

2.     Nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát: chế biến rau, củ, quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ nông nghiệp; chế biến các sản phẩm từ sữa, gia súc và gia cầm; chế biến thủy hải sản; suất ăn công nghiệp; bánh kẹo các loại; thực phẩm ăn nhanh các loại, sản xuất bia, nước ngọt, nước giải khát các loại và nước uống tinh khiết;

3.     Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng: cấu kiện bê tông, ống cống, bấc thấm xử lý nền móng; gạch nung lò tuynel các loại; đá hoa cương, đá granite, bột màu;

4.     Nhóm các dự án về dược phẩm, mỹ phẩm: sản xuất mỹ phẩm, sản xuất thuốc phục vụ cho người và gia súc, gia cầm (bao gồm thuốc đông và tân dược); sản xuất và chế biến các chế phẩm sinh học;

5.     Nhóm các dự án về dệt (không nhuộm) và may mặc: sản xuất hàng may mặc, da (không thuộc da), giả da, sản xuất sản phẩm dệt may (không nhuộm);

6.     Nhóm các dự án khác: lắp ráp các sản phẩm điện tử, in ấn bao bì và các dịch vụ có liên quan; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ; sản xuất các cấu kiện kim loại, thùng, bể chứa và nồi hơi; sản xuất đồ nhựa, nhôm gia dụng và cao cấp; sản xuất hàng giấy và bao bì từ bột giấy hoặc giấy đã qua sử dụng; sản xuất hàng công nghệ phẩm; sản xuất đồ chơi trẻ em; dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của khu công nghiệp như cho thuê văn phòng, ngân hàng, viễn thông, kho bãi (bao gồm cả kho lạnh), dịch vụ kho bãi, vận chuyển, giao nhận, cung cấp thực phẩm, vận tải, vệ sinh công nghiệp, thu gom và vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại đến nơi xử lý triệt để ngoài khu công nghiệp.

18

Khu Công nghiệp Kim Huy

4924/QĐ-UBND

11/03/2006

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Công nghiệp may mặc, giày da cao cấp;

2.     Công nghiệp sản xuất cơ khí lắp ráp;

3.     Công nghiệp sản xuất các mặt hàng gỗ cao cấp;

4.     Một số ngành nghề không gây ô nhiễm môi trường khác.

19

Khu Công nghiệp Rạch Bắp

1446/QĐ-BTNMT

22/10/2004

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản phẩm từ cao su;

2.     Công nghiệp may mặc;

3.     Công nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu, trang thiết bị văn phòng;

4.     Các ngành công nghiệp nhẹ như đồ chơi trẻ em, dệt (không có nhuộm), da giày (không có công đoạn thuộc da);

5.     Công nghiệp điện máy, sản xuất máy móc, thiết bị phụ tùng;

6.     Các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng;

7.     Các sản phẩm nhựa dân dụng, dụng cụ gia đình.

20

Khu Công nghiệp Việt R.E.M.A.X (Phú Gia cũ)

3925/QĐ-UBND

31/8/2006

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Công nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm;

2.     Công nghiệp sản xuất hàng mỹ nghệ, sản xuất gốm sứ thủy tinh, sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, trang trí nội thất, nhựa kim khí;

3.     Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất dụng cụ gia đình và thiết bị văn phòng;

4.     Công nghiệp điện tử, thiết bị điện, kim khí điện máy;

5.     Công nghiệp hàng dệt may, dệt chỉ (không nhuộm), may mặc;

6.     Chế tạo cơ khí công nghiệp (không xi mạ), các thiết bị phụ tùng lắp ráp cho máy móc sử dụng trong công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ chơi.

7.     Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất và in ấn bao bì giấy.

21

Khu Công nghiệp Đại Đăng

13/QĐ-UBND

01/04/2007

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Chế biến gỗ và trang trí nội thất;

2.     Lắp ráp cơ khí;

3.     Chế biến nông sản;

4.     Điện, điện tử;

5.     May mặc, bao bì, da giày;

6.     Lắp ráp, sửa chữa máy nông lâm nghiệp và giao thông vận tải;

Bổ sung ngành nghề theo cv số 3768/UBND-KTN ngày 24/12/2012 gồm có:

1.     Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và gia dụng (không có xi mạ);

2.     Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản và nông lâm thủy sản;

3.     Công nghiệp chế tạo máy, ô tô, thiết bị phụ tùng;

4.     Cơ khí và cơ khí chính xác (không có công đoạn xi mạ);

5.     Công nghiệp sản xuất thép các loại (không có công đoạn xi mạ);

6.     Công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, quang học;

7.     Công nghiệp sợi, dệt (không nhuộm), may mặc (không có công đoạn giặt tẩy);

8.     Công nghiệp da, giả da, giày da (không thuộc da rươi);

9.     Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc thú y;

10. Công nghiệp chế biến nhựa, cao su (không chế biến mũ cao su tươi);

11. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

12. Công nghiệp sản xuất bao bì, in ấn, giấy (không sản xuất bột giấy từ nguyên liệu thô).

22

Khu Công nghiệp Đất Cuốc – Khu A

3970/QĐ-UBND

09/09/2006

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Nhóm I:Sản xuất giấy, bột giấy; ngành thuộc da; các ngành có công đoạn giặt tẩy, nhuộm; các ngành sản xuất có công đoạn xi mạ; Sản xuất hóa chất: sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất pin-ắc quy, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mực in;

2.     Nhóm II:Ngành chế biến gỗ: cưa, xẻ gỗ, sấy gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ (trừ chạm gỗ, điêu khắc, gỗ thủ công mỹ nghệ); sơn gia công các chi tiết và sản phẩm từ gỗ, kim loại và các sản phẩm khác: sản xuất luyện cán sắt thép từ phôi thép; luyện cán và sản xuất các sản phẩm từ cao su; kinh doanh và phân loại phế liệu, phế thải; sản xuất thức ăn chăn nuôi; ngành thực phẩm; chế biến thủy hải sản, nước chấm, bột ngọt, muối, dầu ăn, cồn, rượu bia nước giải khát, chế biến hạt điều;

3.     Nhóm III:Sản xuất gạch, ngói nung; sản xuất nguyên liệu, pha chế, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất phân bón; ngành tái chế phế liệu, phế thải (sản xuất thép, kim loại từ phế thải, phế liệu, tái chế nhựa, tái sinh dầu nhớt;;;); sơ chế, chế biến mũ cao su thiên nhiên; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp, sản xuất tinh bột từ khoai mì, xử lý chất thải công nghiệp nguy hại;

23

Khu Công nghiệp Đất Cuốc – Khu B

3273/QĐ-UBND

21/10/2008

UBND tỉnh Bình Dương

1.     Các cơ sở gốm sứ di dời từ các khu vực đông dân cư và đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương  theo chủ trương của UBND tỉnh;

2.     Tiếp nhận các dự án theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ như: nông lâm nghiệp và thủy sản; công nghiêp, chế biến, chế tạo,… Ngoại trừ các ngành sản xuất hóa chất cơ bản, pi, awscquy, thuộc da, bột giấy.

24

Khu Công nghiệp Bàu Bàng

1163/QĐ-BTNMT

06/03/2008

Bộ TNMT

1.     Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và gia dụng;

2.     Công nghiệp điện tử, tin học, thông tin truyền thông và viễn thông;

3.     Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và nông lâm sản;

4.     Công nghiệp chế tạo máy, ô tô, thiết bị phụ tùng;

5.     Cơ khí và cơ khí chính xác có xi mạ;

6.     Công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê;

7.     Công nghiệp sản xuất các loại khí công nghiệp;

8.     Công nghiệp sản xuất thép các loại;

9.     Công nghiệp sản xuất dụng cụ y tế, quang học;

10. Công cụ sản xuất dụng cụ TDTT, đồ chơi trẻ em;

11. Công nghiệp sợi, dệt, may mặc;

12. Công nghiệp da, giả da, giày da (không nhuộm da tươi);

13. Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm nông dược, thuốc thú y;

14. Công nghiệp nhựa, xăm lốp, cao su (không chế biến mũ cao su tươi);

15. Công nghiệp sản xuất gỗ trang trí nội thất, vật liệu xây dựng;

16. Công nghiệp bao bì chế biến, in ấn, giấy (không sản xuất bột giấy từ tranh, tre, nứa lá, rừng trồng);

17. Công nghiệp tái chế chất thải.

25

Khu Công nghiệp An Tây

2099/QĐ-BTNMT

17/12/2007

Bộ TNMT

1. Điện và điện tử;

2. Sản phẩm chăm sóc sức khỏe dược phẩm và thực phẩm (không chế biến thủy hải sản tươi sống);

3. Cơ khí chính xác;

4. Công nghiệp và phụ tùng ô tô;

5. Công nghiệp hỗ trợ;

6. Công nghiệp nhẹ, sạch (không tiếp nhận các dự án dệt, nhuộm, chế biến giấy);

7. Vật liệu xây dựng mới (không tiếp nhận các dự án sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống như nung gạch đúc bêtông).

26

Khu Công nghiệp Thới Hòa

1697/QĐ-BTNMT

15/11/2006

Bộ TNMT

1. Công nghiệp may mặc (không dệt nhuộm), da giày (không thuộc da), gia công giấy bao bì (không sản xuất bột giấy);

2. Công nghiệp điện, điện tử, điện máy, sản xuất máy móc, cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, cơ khí xây dựng, thiết bị phụ tùng;

3. Công nghiệp vật liệu xây dựng gốm xứ, đồ gia dụng, nhựa kim khí, dụng cụ gia đình, trng thiệt bị văn phòng;

4. Các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cây trồng lâm sản, thủy sản.

27

Khu Công nghiệp Tân Bình

1869/QĐ-BTNMT

07/11/2012

Bộ TNMT

I. Công nghiệp chế biến, chế tạo:

– Sản xuất chế biến thực phẩm

– Sản xuất đồ uống

– Sản xuất sản phẩm thuốc là

– Dệt (không nhuộm)

– Sản xuất trang phục

– Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan (không gồm ngành thuộc da)

– Chế biến gô, sản phẩm gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm rạ và vật liệu tết, bện

– Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không gồm các ngành sản xuất giấy từ nguyên liệu thô)

– In, sao chép bản ghi các loại

– Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh thể

– Sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

– Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

– Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic

– Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

– Sản xuất kim loại (không xi mạ)

– Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

– Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 

Sản xuất thiết bị điện

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

Sản xuất xe có động cơ

Sản xuất phương tiện vận tải khác

Sản xuất giường, tủ, bàn ghế

Công nghiệp chế biến, chế tạo khác

Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị.

II. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điềuhòa không khí

Sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

III. cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

Khai thác, xử lý và cung cấp nước

Thoát nước và xử lý nước thải

Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu

Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

IV. vận tải kho bãi

Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về câu hỏi bình dương thu hút đầu tư những ngành nghề nào? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139