Cùng với nhiều địa phương trên cả nước, Bắc Giang cũng phải chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, đặc biệt từ làn sóng dịch bệnh lần thứ tư trong năm 2021, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế – xã hội nói chung, cũng như hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Tỉnh nói riêng.
Sớm vượt ra khỏi tâm dịch, tiếp tục khôi phục sản xuất, kinh doanh, Bắc Giang đã “hồi sinh” ngoạn mục, đạt kết quả cao trong tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn FDI nhờ nhận rõ những lợi thế, khắc phục khó khăn. Tuy nhiên, để tiếp tục tăng sức hấp dẫn, khơi thông nguồn vốn này, vẫn cần các giải pháp mang tính đột phá từ địa phương. Vậy bắc giang thu hút đầu tư những ngành nghề nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thực trạng thu hút fdi
Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19 khiến số lượng dự án FDI vào Tỉnh giảm sút, song tổng vốn FDI thu hút của Bắc Giang từ đầu năm 2020 đến nay vẫn đạt được những kết quả tích cực.
Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, trong năm 2020, Tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 36 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 397,02 triệu USD, bằng 44,7% so với năm 2019. Cũng trong năm 2020, toàn Tỉnh cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 166 dự án FDI. Trong đó, có 63 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký bổ sung đạt 571,78 triệu USD.
Bước sang năm 2021, trong 9 tháng đầu năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động từ làn sóng thứ tư của dịch Covid-19, toàn Tỉnh vẫn thu hút được 17 dự án FDI, vốn đăng ký đạt 620,2 triệu USD; điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 34 dự án FDI với số vốn tăng thêm là 166,4 triệu USD.
Như vậy, tính lũy kế đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 483 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 6.828,55 triệu USD. Các dự án sau khi được chấp thuận đầu tư đã được UBND Tỉnh chỉ đạo sát sao các sở, ban ngành và các cơ quan chức năng có liên quan thường xuyên tiến hành rà soát, nắm bắt tình hình để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời các dự án chậm tiến độ, vi phạm các quy định của pháp luật đầu tư, xây dựng, môi trường…, kiên quyết xử lý những dự án không thực hiện đầu tư theo cam kết, để đất trống gây lãng phí.
Nhờ đó, phần lớn các dự được cấp phép đã đi vào hoạt động, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lớn lao động địa phương và hàng loạt các tỉnh, thành lân cận.
Có thể thấy, trong bối cảnh khó khăn chung, tổng vốn FDI thu hút thấp hơn cùng kỳ, song Bắc Giang vẫn đứng trong top các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI (năm 2020, Bắc Giang đứng thứ 9 cả nước về tổng vốn thu hút đầu tư FDI sau TP. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai và Bắc Ninh). Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển đầu tư sau dịch Covid-19 đã tác động tích cực, mở ra cơ hội thu hút được các dự án đầu tư chất lượng cao; đã có trên 960 doanh nghiệp nước ngoài tham gia tìm hiểu và muốn đầu tư vào Tỉnh, tăng 45% so với cùng kỳ.
Báo cáo của UBND Tỉnh cho thấy, địa phương đã thu hút được một số dự án FDI lớn, có công nghệ hiện đại, như: dự án nhà máy Shunsin Việt Nam, vốn đầu tư 100 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử, sản phẩm chủ yếu là mođun thu phát quang học; dự án Nhà máy sản xuất hợp kim Powerway Việt Nam, vốn đầu tư 50 triệu USD sản xuất hợp kim đặc chủng dạng thanh, sợi, dải sử dụng trong lĩnh vực hàng không, không gian, vũ trụ. Như vậy, nếu tính các dự án FDI còn hiệu lực, hiện Bắc Giang đứng thứ 14 toàn quốc về số vốn FDI đăng ký.
Phần lớn các dự án đầu tư vào Bắc Giang đều hoạt động có hiệu quả, mang lại giá trị sản xuất, doanh thu cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương và tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn người lao động với công việc và thu nhập ổn định, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Tính đến cuối năm 2020, riêng khu vực doanh nghiệp FDI đã tạo công ăn việc làm cho tổng cộng 188.819 lao động trên toàn Tỉnh, tăng trên 43 nghìn lao động so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lao động là người địa phương chiếm khoảng 65%; lao động nữ khoảng hơn 120 nghìn người (chiếm khoảng 61,2%); lao động người nước ngoài khoảng 5.600 người. Thu nhập bình quân của người lao động được duy trì ổn định khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư tăng mạnh về giá trị và số lượng dự án, chất lượng dòng vốn FDI vào Tỉnh có xu hướng ngày càng cao. Tỉnh Bắc Giang đã và đang trở thành trung tâm sản xuất trong chuỗi sản xuất toàn cầu các mặt hàng về điện tử, máy tính, điện thoại thông minh, pin năng lượng mặt trời… Đặc biệt, với tầm nhìn dài hạn, Bắc Giang đã trở thành một trong những địa phương đầu tiên hoàn thành Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đây là tiền đề hết sức quan trọng để làm cơ sở thu hút FDI trong thời gian tới. Với sức hấp dẫn và hiệu quả thu hút dòng vốn đầu tư ngày càng gia tăng, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã đến khảo sát tìm hiểu về các khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, vui chơi giải trí, sân golf tại Bắc Giang. Bất chấp dịch bệnh kéo dài, nhiều tập đoàn tên tuổi lớn hàng đầu trên thế giới, như: Apple, Samsung, Luxshsare… đều mong muốn được “làm tổ” lâu dài tại Bắc Giang.
Bên cạnh những thành quả tích cực đã đạt được, Bắc Giang cũng phải đối diện với nhiều thách thức, đó là dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế trên toàn cầu và có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; phải cạnh tranh gay gắt với các tỉnh bạn và cùng Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, hạ tầng giao thông, hạ tầng điện, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng xã hội, dịch vụ vui chơi giải trí chưa đáp ứng yêu cầu cho thu hút đầu tư. Cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh đã được cải thiện, song vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguồn nhân lực cao, nhân lực có tay nghề, nhân lực qua đào tạo có tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được các dự án có công nghệ hiện đại, tiên tiến. Việc chuyển đổi số còn chậm; công tác xúc tiến đầu tư vẫn chưa đạt yêu cầu.
Ngoài những dự án FDI lớn, triển khai nhanh và có hiệu quả, vẫn có một số dự án đầu tư triển khai chậm, hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, dẫn đến doanh thu thấp, đóng góp cho ngân sách tỉnh không cao, chưa xứng với tiềm năng hiện có của Tỉnh.
Những khó khăn vướng mắc và hạn chế còn tồn tại được xác định do nhiều nguyên nhân. Trong 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới làm ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng còn chưa thực sự chủ động, tập trung và quyết liệt. Công tác đào tạo nhân lực còn hạn chế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh còn thiếu, không đồng bộ; các dịch vụ phục vụ doanh nghiệp và người lao động còn bất cập nên đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường đầu tư của Tỉnh.
Thực tế này cho thấy, để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh, tiếp tục khơi thông thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới, Bắc Giang cần có những giải pháp đột phá với tư duy mạnh dạn và sáng tạo.
Bắc Giang đứng thứ 8 cả nước về thu hút FDI
Năm 2021, Bắc Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19, song theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm, tỉnh vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đạt 4,3%, toàn tỉnh đã thu hút được gần 761 triệu USD vốn đầu tư quy đổi, các dự án FDI có quy mô trung bình đạt 150 triệu USD/dự án. Bắc Giang đang đứng thứ 8 cả nước về thu hút vốn FDI, sau Long An, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, …
Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Giang
Bắc Giang chú trọng ưu tiên các lĩnh vực có lợi thế, các dự án có hàm lượng khoa học – công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh…
Ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành được tỉnh dành nhiều chính sách ưu tiên. Các dự án sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi, linh kiện bán dẫn, linh kiện điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, điện thoại di động… là các dự án tạo ra sản phẩm xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Lĩnh vực gia công – lắp ráp, các dự án công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí chế tạo,… theo các chuyên gia kinh tế nhận định, là lĩnh vực hút vốn FDI chủ yếu tại Bắc Giang, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
Ngoài ra, với lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh cũng có chính sách khuyến khích các dự án chuyên canh, quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, …
Giải pháp tăng cường thu hút fdi vào tỉnh trong bối cảnh bình thường mới
Để tạo dư địa mới làm bàn đạp phát triển nhanh và bền vững, Bắc Giang cần chú trọng làm tốt công tác quy hoạch Tỉnh, góp phần tăng sức hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của địa phương, từ đó mới có thể mời gọi được “đại bàng đến làm tổ”. Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ chung của quốc gia, Bắc Giang cần có những chính sách và giải pháp hỗ trợ thiết thực, cụ thể như:
Thứ nhất, tăng cường xúc tiến đầu tư, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư
Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư của các tập đoàn lớn với trình độ công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ, có giá trị gia tăng cao và có khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh.
Áp dụng chuyển đổi số trong thu hút đầu tư, tăng cường công tác quảng bá và giới thiệu các tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi và tọa đàm với doanh nghiệp đã đầu tư trong tỉnh nhằm lắng nghe, chia sẻ và giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư kinh doanh.
Tiếp tục chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, qua đó góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đặc biệt là cải thiện thủ tục hành chính liên quan đến các lĩnh vực, như: đầu tư, xây dựng, lao động…, giải quyết thủ tục hành chính online, đảm bảo các thủ tục thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp
Hoàn thiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và xã hội ngoài hàng rào các khu công nghiệp. Phối hợp với các chủ đầu tư và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, công tác xây dựng của các doanh nghiệp thứ cấp trong các khu công nghiệp.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phối hợp với các ngành liên quan trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Thận trọng trong quá trình xem xét, thẩm định dự án đầu tư, hạn chế những dự án có suất đầu tư thấp, ít mang lại hiệu quả cho Tỉnh, đặc biệt là mức đóng góp cho ngân sách nhà nước của dự án.
Giám sát chặt chẽ và nắm bắt quá trình triển khai dự án đầu tư, rà soát tình hình sử dụng đất, tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp. Xử lý và đề xuất kịp thời với cấp có thẩm quyền các biện pháp xử lý các doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định về đầu tư, xây dựng, môi trường, lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về câu hỏi bắc giang thu hút đầu tư những ngành nghề nào? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.