Dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid19, mặc dù tăng trưởng kinh tế và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong năm 2020 sụt giảm, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ.
Theo thống kê và phân tích của các chuyên gia, Việt Nam là một thị trường tiềm năng, hấp dẫn vốn ngoại, đặc biệt trong xu hướng dịch chuyển của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước, trong đó có Việt Nam.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nhất là việc xúc tiến “tại chỗ” qua các hoạt động: hỗ trợ DN sau đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng… Vậy hiện nay bắc ninh thu hút đầu tư những ngành nghề nào?
Định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Ninh
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, Bắc Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nhất là việc xúc tiến “tại chỗ” qua các hoạt động: hỗ trợ DN sau đầu tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; cải cách thủ tục hành chính, tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng…
Thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh định hướng và chiến lược thu hút FDI dài hạn; tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI lớn. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh sẽ phối hợp với Ban quản lý các KCN và các sở, ban ngành đồng hành tư vấn cùng các nhà đầu tư. Tỉnh cũng nâng cao hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư… tiếp tục huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, thu hút vốn FDI mạnh mẽ, giữ vững vị trí là địa phương thu hút hiệu quả vốn đầu tư trong và nước ngoài. Đồng thời, đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thông điệp bứt phá, đón bắt cơ hội mới của Bắc Ninh gồm “4 sẵn sàng”:
Sẵn sàng về mặt bằng đầu tư: với 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 6.397,68 ha; 26 cụm công nghiệp với tổng diện tích 898,27 ha; trong đó, có 2 cụm công nghiệp (CCN) hỗ trợ Tân Chi 2 và Cách Bi dành cho các DN nhỏ và vừa, các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Các Khu CCN được đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông, khả năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc…
Sẵn sàng về nhân lực: với nguồn lao động tương đối trẻ, đã qua đào tạo chiếm 72% năm 2019, có khả năng tiếp cận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến. Tỉnh cũng định hướng phát triển các khu đại học thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế; hình thành và phát triển Khu đô thị đại học hiện đại, văn minh với hàm lượng cao về kinh tế tri thức. Trên địa bàn hiện có 3 khu làng đại học, trong đó khu Đại học 1 đã cơ bản được đăng ký lấp đầy, thu hút các trường đại học, cao đẳng từ Hà Nội góp phần đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của vùng.
Sẵn sàng cải cách: Bắc Ninh đang quyết liệt đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính theo hướng “hỗ trợ và phục vụ”, xây dựng chính quyền kiến tạo và phục vụ. Tính đến tháng 11/2020, tỉnh đã rà soát 100% thủ tục hành chính thuộc chức năng quản lý của các sở, ban, ngành; đề xuất cơ quan có thẩm quyền cắt giảm thành phần hồ sơ của hơn 30 thủ tục HC và cắt giảm thời gian hơn 900 thủ tục HC. Đến nay đã có 458 thủ tục HC được thực hiện theo phương thức “4 tại chỗ”, trong đó có một số thủ tục chỉ trong 1 ngày.
Sẵn sàng hỗ trợ: Đối với các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, Bắc Ninh sẵn sàng lắng nghe tâm tư của DN. Hiện tỉnh đang quyết liệt triển khai chính sách hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, qua đó củng cố niềm tin trong cộng đồng DN.
Những ngành nghề thu hút đầu tư tại Bắc Ninh
Định hướng thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới
Ngành, lĩnh vực ưu tiên
– Tập trung ưu tiên thu hút vào các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hiện đại thân thiện với môi trường như: điện tử, viễn thông, cơ điện tử, hóa dược, thiết bị y tế…; Công nghiệp hỗ trợ; Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; Phát triển các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn trong và nước ngoài xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị, trung tâm thương mại, khu sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp…
– Thu hút các ngành thương mại dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao: Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục – đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính quốc tế, logistics và các dịch vụ hiện đại khác.
Lựa chọn đối tác
– Coi trọng các thị trường đối tác hiện tại: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc…
– Khai thác có hiệu quả mối quan hệ với các đối tác chiến lược, chú trọng các nước phát triển, các nước G7, tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới.
– Thu hút đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân trong nước có tiềm lực tài chính và công nghệ.
Định hướng địa bàn thu hút đầu tư
– Khu vực Bắc sông Đuống: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, đô thị dịch vụ.
– Khu vực Nam sông Đuống: Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái.
– Trong khu, cụm công nghiệp:
+ Thu hút các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất vào khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch. Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao sẽ tập trung vào Khu công nghệ cao.
+ Các dự án thuộc công nghiệp hỗ trợ sẽ hướng vào cụm công nghiệp hỗ trợ.
– Ngoài khu, cụm công nghiệp tập trung:
+ Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, hiện đại kết hợp nghỉ dưỡng với giáo dục chất lượng cao.
+ Không cấp phép dự án đầu tư sản xuất ngoài khu, cụm công nghiệp.
Tháng 7/2022: Thu hút đầu tư các khu công nghiệp Bắc Ninh đạt 59,96 triệu USD
Tháng 7/2022, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 9 dự án thứ cấp, tổng vốn đầu tư đăng ký 43,77 triệu USD. Trong đó, có 6 dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký 18,2 triệu USD và 3 dự án trong nước có vốn đăng ký 588 tỷ đồng, tương đương 25,57 triệu USD.
Cùng với việc cấp đầu tư mới, quản lý các khu công nghiệp tỉnh còn cấp 43 lượt điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (36 lượt dự án FDI và 7 lượt dự án trong nước), với tổng vốn đầu tư tăng thêm 16,19 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong tháng 7 là 59,96 triệu USD (FDI 36,41 triệu USD; trong nước 23,55 triệu USD).
Cũng trong tháng 7, Trung tâm Hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp tỉnh tư vấn 58 hồ sơ (trong đó có 38 hồ sơ đầu tư; 5 hồ sơ quy hoạch, xây dựng; 7 hồ sơ lao động), ký 2 hợp đồng tư vấn cho các doanh nghiệp.
Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu tư, tổng hợp thông tin các khu công nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ qua zalo cho 35 doanh nghiệp về lĩnh vực đầu tư, lao động, hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư…; hướng dẫn một số doanh nghiệp về hồ sơ xin cấp phép lao động; làm việc với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ SG Vina; Công ty VinaTech Vina tìm hiểu môi trường đầu tư trong Khu công nghiệp Bắc Ninh…
Tính đến hết tháng 7/2022, tỉnh Bắc Ninh đã có 1.747 dự án FDI (còn hiệu lực) được cấp phép với tổng vốn đầu tư 22,8 tỷ USD; xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố về số vốn đăng ký. Hiện nay, có 38 quốc gia và vùng lãnh thổ đã, đang đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay, ngành công nghiệp của Bắc Ninh phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới, sản phẩm mới. Trong đó, đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử, với sự đóng góp của nhiều tập đoàn đa quốc gia, nổi tiếng thế giới như: Samsung (Hàn Quốc); Canon, Sumitomo (Nhật Bản); Foxconn (Đài Loan)… vào đầu tư, làm thay đổi và tạo nên đột phá của ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Hiện tỷ trọng sản phẩm công nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bắc Ninh ước đạt 86%; công nghiệp điện tử có tỷ trọng chiếm tới hơn 80% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Công nghiệp hỗ trợ từng bước phát triển, hình thành các cụm liên kết, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn trở thành nhà cung ứng cấp 1, 2, 3 cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; công nghiệp trong nước được quan tâm, tháo gỡ khó khăn với các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo hướng xanh, bền vững.
Để công tác đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đạt kết quả cao hơn nữa, tỉnh Bắc Ninh cho biết đang tiếp tục rà soát lại các quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư;
Đồng thời tiếp tục thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học – công nghệ, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường, nâng cao tỷ trọng giá trị nội địa hóa trong sản phẩm.
Điều chỉnh cơ cấu trong thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút các dự án có công nghệ cao, suất đầu tư lớn, giảm định mức về sử dụng đất, lao động, tạo nguồn thu ngân sách lớn, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh thu hút, phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có theo chiều sâu; triển khai kế hoạch xúc tiến đầu tư theo hình thức trực tuyến; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, sớm lấp đầy các khu công nghiệp…
Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong hai tháng đầu năm 2022, Bắc Ninh dẫn đầu cả nước trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 7,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Theo ông Nguyễn Quang Thành, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, trong 2 tháng đầu năm, tỉnh Bắc Ninh cấp mới cho 16 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 33,8 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 22 dự án với số vốn điều chỉnh tăng hơn 1,252 tỷ USD.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm tăng 7,2%
Đặc biệt, hai dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore),” điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD và “Dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Goertek)” điều chỉnh tăng thêm gần 306 triệu USD vốn đầu tư tại Khu công nghiệp Quế Võ.
Ông Nguyễn Quang Thành cho biết cùng với những giải pháp tích cực từ Chính phủ, tỉnh Bắc Ninh ban hành và triển khai kịp thời nhiều giải pháp phù hợp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiệt hại, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, việc thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khả quan.
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh cấp đăng ký đầu tư cho 1.727 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua, mua cổ phần, phần vốn góp đạt gần 22,54 tỷ USD./.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về câu hỏi bắc ninh thu hút đầu tư những ngành nghề nào? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.