Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại việt nam

công ty nước ngoài thành lập công ty con tại việt nam

Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt đối với nhà đầu tư là một công ty nước ngoài thì có thể đầu tư theo một trong các hình thức: Đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Liên doanh với nhà đầu tư trong nước, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh… Trên thực tế, một trong những hình thức đầu tư mà công ty nước ngoài thường lựa chọn đó là thành lập công ty con tại Việt Nam. Để quý khách hàng hiểu hơn về công ty nước ngoài thành lập công ty con tại việt nam, Luật Trần và Liên Danh xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Cam kết WTO;

Các Hiệp định thương mại tự do có liên quan;

Luật đầu tư năm 2020;

Luật doanh nghiệp năm 2020;

Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Hình thức: doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thường được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

– Là hình thức đầu tư mang tính ổn định, tính vững bền và tính tổ chức.

– Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

– Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu 1 phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

– Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý bao gồm toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý và việc vận hành trong thực tế của hệ thống này. Trong đó, đúng trong góc độ công tác kế toán, các nhân tố cơ bản có ảnh hưởng quan trọng đến tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Luật đầu tư, Luật kế toán.

– Môi trường kinh tế – xã hội: môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đối tượng sản xuất kinh doanh, tập quán tiêu dùng, phương thức, hình thức kinh doanh, các biện pháp quảng cáo khuyến mãi… của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Một trong những thông tin này là thông tin kế toán.

– Do đó môi trường kinh tế xã hội được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp. Dưới góc độ là nước tiếp nhận đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động chủ yếu bởi môi trường đầu tư.

– Môi trường đầu tư càng thuận lợi càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, ngược lại môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước tiếp nhận đầu tư môi trương xã hội: môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường tài chính, môi trường lao động…

– Môi trường lao động bao gồm: lực lượng lao động, trình độ lao động, tổ chức quản lý lao động… Các nước có lực lượng lao động dồi dào và nguồn lao động rẻ là một trong những nhân tố chủ yếu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

– Môi trường tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên… là những nhân tố khách quan tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nước tiếp nhận đầu tư có vị trí địa lý thuận tiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là một đặc điểm đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Đặc điểm của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

–  Về thành viên, cổ đông, chủ sở hữu

Thành viên, cổ đông, chủ sở hữu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

–  Về tỷ lệ vốn sở hữu 

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ các trường hợp sau đây:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

–  Về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư.

Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.

–  Về thủ tục thành lập và thay đổi nội dung hoạt động

Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật đầu tư 2020.

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.

công ty nước ngoài thành lập công ty con tại việt nam
công ty nước ngoài thành lập công ty con tại việt nam

Công ty mẹ, công ty con

Trước hết ta phải hiểu công ty mẹ, công ty con là như nào? Khác với chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty nước ngoài, công ty mẹ – công ty con là hai thực thể độc lập với nhau, có tư cách pháp nhân riêng. Tuy nhiên, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định đối với công ty con (phần vốn góp của công ty mẹ trong công ty con); Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con; Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định của công ty con bằng nhiều hình thức.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam

Công ty nước ngoài thành lập công ty con tại Việt Nam thường là hình thức góp vốn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam. Thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam được tiến hành như sau:

Bước 1: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Công ty nước ngoài thành lập công ty con ở Việt Nam thì dù công ty chiếm 1% hay đến 100% vốn của công ty tại Việt Nam cũng phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án;

Đề xuất dự án đầu tư;

Thuyết minh năng lực tài chính kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tiền đầu tư theo vốn điều lệ kê khai hoặc báo cáo tài chính của công ty nước ngoài (có lãi tương ứng với vốn điều lệ góp tại của công ty Việt Nam)

Giải trình đáp ứng điều kiện;

Quyết định thành lập;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà

Bản sao đăng ký kinh doanh công ty nước ngoài;

Điều lệ công ty nước ngoài;

Hộ chiếu đại diện của nhà đầu tư;

Giới giới thiệu nộp hồ sơ.

Bước 2: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Công ty nước ngoài (công ty mẹ) nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty con tới Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty con đặt trụ sở chính. Hồ sơ thành lập bao gồm:

Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.

Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;

Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;

Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;

Dự thảo Điều lệ công ty;

Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.

Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh cho công ty con.

Bước 3: Thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu của công ty

Thời hạn hoàn thành từ 02 – 03 ngày làm việc

Một số lưu ý

Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau;

Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Công ty mẹ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với công ty con;

Công ty mẹ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản đối với công ty con theo quy định tại Điều 190 Luật doanh nghiệp năm 2020.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về công ty nước ngoài thành lập công ty con tại việt nam. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139