Đảng cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Để Đảng được xây dựng vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên là yếu tố tiên quyết, trong đó, phẩm chất đạo đức lối sống của Đảng viên là điều luôn được quan tâm và chỉnh đốn.
Khái niệm phẩm chất đạo đức lối sống của Đảng viên là gì?
Nhắc tới Đảng viên, người Việt Nam chúng ta ai cũng biết đó là những người được kết nạp đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 thì “Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam là chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đăth lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lỗi sống lành mạnh; gắn bố mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, ky luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Đặc điểm phẩm chất đạo đức lối sống của Đảng viên là gì?
Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật. Theo nghĩa hẹp phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có có cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộc tính tâm lý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người.
Một người Đảng viên đạt tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đó là:
Về chính trị, tư tưởng:
– Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia dân tộc và nhân dân; kiện định chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.
– Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
– Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc, luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân.
– Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.
– GIữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Về đạo đức, lối sống:
– Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiem tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.
– Không tham vọn quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt.
– Không tham nhũng, lãng phí, cơ hội, vụ lợi; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không trục lợi và để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
– Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
Mỗi Đảng viên đều có ý thức giữ vững tư tưởng chính trị và rèn luyện đạo đức lối sống như trên sẽ tạo nên một đội ngũ Đảng viên đạt tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống để đứng trong hàng ngũ của Đảng, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng.
Vì sao cần quan tâm phẩm chất đạo đức lối sống của Đảng viên?
Để xây dựng được một bức tường lớn, vững chắc sẽ luôn cần những viên gạch tốt. Trong xây dựng tổ chức Đảng cũng vậy, mỗi người Đảng viên là một viên gạch cần thiết để xây dựng một bức tường mang tên Đảng cộng sản Việt Nam. Bức tường có vững chắc hay không thì phần chính yếu phụ thuộc vào sự cứng cáp của viên gạch. Đảng viên đứng trong hàng ngũ của Đảng cũng vậy, tổ chức Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức chỉ khi mỗi Đảng viên tự mình có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đạt tiêu chuẩn.
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng, xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Có thể thấy ngay từ khi sáng lập Đảng cho đến khi trở về với thế giới người hiền, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn không ngừng quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, người luôn coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Và thực tế trong công tác xây dựng Đảng của nước ta từ khi thành lập cho đến nay cũng đã chứng minh sáng rõ điều đó.
Trong 90 năm cây dựng và trưởng thành, phần lớn cán bộ, đảng viên của Đảng đã luôn gương mẫu, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó. Họ luôn tu dưỡng đạo đức, sống cần kiệm, liêm chính, làm việc chí công vô tư, không quan liêu, kiêu ngạo, tham ô, tham nhũng, lãng phí, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, luôn nghiêm khắ, thường xuyên tự phê bình và phê bình để ngày càng tiến bộ. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thoái hóa, biến chất, lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài. Họ sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, của lợi ích nhóm nên đã không làm tròn trách nhiệm, bổn phân của mình trước Đảng, trước nhân dân, điều đó không chỉ gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế của nước nhà mà còn làm suy giảm niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Chính vì vậy, việc quan tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng viên tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống của người Đảng viên theo đúng theo tiêu là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết để xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, trong sạch từ trung ương tới địa phương.
Điều kiện để được kết nạp vào Đảng
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng
Thủ tục kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
Người được kết nạp đảng phải:
Có đơn tự nguyện xin vào Đảng;
Báo cáo trung thực lý lịch với chi bộ;
Được hai đảng viên chính thức giới thiệu.
Nơi có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng trong độ tuổi thanh niên phải là đoàn viên, được ban chấp hành đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Ở các cơ quan, doanh nghiệp nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người vào Đảng phải là đoàn viên công đoàn, được ban chấp hành công đoàn cơ sở và một đảng viên chính thức giới thiệu.
Người giới thiệu phải:
Là đảng viên chính thức và cùng công tác với người vào Đảng ít nhất một năm;
Báo cáo với chi bộ về lý lịch, phẩm chất, năng lực của người vào Đảng và chịu trách nhiệm về sự giới thiệu của mình. Có điều gì chưa rõ thì báo cáo để chi bộ và cấp trên xem xét.
Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ:
Trước khi chi bộ xét và đề nghị kết nạp, chi uỷ kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng và lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể nơi người đó sinh hoạt.Vấn đề lịch sử chính trị của người vào Đảng phải thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Chi bộ xét và đề nghị kết nạp từng người một, khi được ít nhất hai phần ba số đảng viên chính thức trong chi bộ tán thành thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên; khi có quyết định của cấp uỷ cấp trên, chi bộ tổ chức lễ kết nạp từng người một.
Đảng uỷ cơ sở xét, nếu được ít nhất hai phần ba số cấp uỷ viên tán thành kết nạp thì đề nghị lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp.
Ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc cấp uỷ cơ sở được uỷ quyền xét, quyết định kết nạp từng người một.
Nơi chưa có đảng viên hoặc có đảng viên nhưng chưa đủ điều kiện giới thiệu thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp cử đảng viên về làm công tác tuyên truyền, xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quy định.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung phẩm chất đạo đức lối sống. Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn đọc hiểu được tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Đảng viên và vai trò của nó trong công tác xây dựng Đảng ở nước ta. Bạn đọc có vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực Đảng cần giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline để được tư vấn hỗ trợ bởi Luật sư của Luật Trần và Liên Danh. Rất mong nhận được sự hợp tác!