Sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm là một ngành nghề có điều kiện vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Do đó, sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm ngoài việc phải đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Thì các đơn vị sản xuất kinh doanh phải thực hiện công bố phụ gia thực phẩm với những cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn đang có ý định phân phối, kinh doanh phụ gia sản phẩm hãy liên hệ với Luật Trần và Liên Danh, chúng tôi sẽ giúp bạn tận tâm tận tình nhất.
Phụ gia thực phẩm là gì?
Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.
Theo quy định của pháp luật có 2 loại phụ gia thực phẩm như sau:
– Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định (thực hiện theo thủ tục đăng ký sản phẩm)
-Phụ gia thực phẩm (thực hiện theo thủ tục tự công bố).
Điều kiện đối với phụ gia thực phẩm
Đáp ứng điểu kiện chung được quy đinh tại Điều 10 Luật an toàn thực phẩm 2010
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định như trên thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm.
Điều kiện đảm bảo an toàn đối với phụ gia sản phẩm
Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành
Tại sao cần công bố chất lượng thực phẩm phụ gia?
Các cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm đừng xem nhẹ vấn đề công bố hợp quy sản phẩm nhé. Bởi tất cả những chất phụ gia thực phẩm muốn lưu hành và tiêu thụ trên thị trường đều bắt buộc phải có tiêu chuẩn thực phẩm.
Đây là quy định của Pháp luật nhà nước Việt Nam, bắt buộc các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Việc được Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phê duyệt, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng thực phẩm và được lưu hành trên thị trường. Những doanh nghiệp tham gia công bố thực phẩm chất phụ gia vừa đảm bảo hợp thức hóa sản phẩm của mình theo quy định của Nhà nước, vừa đảm bảo an toàn cho sản phẩm.
Đồng thời xây dựng được niềm tin đối với khách hàng về chất phụ gia thực phẩm, góp phần xây dựng thị trường phụ gia Việt Nam an toàn chất lượng hơn.
Quy trình công bố chất lượng phụ gia thực phẩm
Những sản phẩm phụ gia công bố theo quy định an toàn thực phẩm
Sản phẩm trong nước: theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và hướng dẫn thi hành, các dòng sản phẩm phụ gia chưa đạt quy chuẩn Việt Nam được thực hiện theo thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Khi có kết quả, doanh nghiệp sẽ nhận được bản xác nhận công bố hợp quy sản phẩm từ Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Sản phẩm nhập khẩu: Những sản phẩm hợp quy là những sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tiếp tục xin cấp số tiếp nhận hợp quy tại Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Được quy định chi tiết hướng dẫn đầy đủ tại: Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm
Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị để công bố chất lượng thực phẩm
Giấy phép hoạt động của chi nhánh hoặc giấy đăng ký kinh doanh có ghi ngành nghề kinh doanh phụ gia thực phẩm.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do chất phụ gia thực phẩm: Nêu rõ tên đơn vị sản xuất, địa chỉ sản xuất và tên phụ gia sẽ công bố. Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước cấp cho nhà sản xuất.
Chữ ký số của doanh nghiệp và tài khoản nộp hồ sơ công bố tại Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm. (Đối với trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký).
Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22000.
Giấy chứng nhận phân tích thành phần của chất phụ gia.
Kiểm nghiệm sản phẩm.
Quá trình kiểm nghiệm sản phẩm, doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo kiểm đủ các tiêu chuẩn của chất phụ gia sẽ công bố theo quy chuẩn nhà nước quy định. Nếu kiểm thiếu so với quy chuẩn thì đơn vị tiếp nhận kiểm nghiệm sản phẩm sẽ ra công văn yêu cầu bổ sung. Quá trình này tốn rất nhiều thời gian và chi phí, vì vậy doanh nghiệp cần chính xác đầy đủ ngay từ đầu.
Soạn thảo hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm
Bản hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm chất phụ gia thực phẩm bao gồm:
Bản thông tin sản phẩm
Bản công bố hợp quy
Nhãn chính sản phẩm
Nhãn phụ sản phẩm
Kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm
Kế hoạch bám sát định kỳ sản phẩm
Báo cáo đánh giá hợp quy
Trong đó bản thông tin chi tiết sản phẩm và bản công bố hợp quy thực phẩm phải được kê khai trực tiếp trên hệ thống những đầu mục hồ sơ. Còn những tài liệu còn lại, người đại diện sẽ ký tên đóng dấu và scan lại bằng định dạng Ảnh hoặc PDF để đính kèm vào hồ sơ khi nộp.
Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Sau khi hoàn thiện hồ sơ doanh nghiệp kiểm tra lại những phần chọn luồng hồ sơ và nhóm sản phẩm. Hãy nhớ là luồng hồ sơ mà doanh nghiệp chọn sẽ là luồng công bố hợp quy. Hồ sơ sau kê khai sẽ được đưa đến Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm. Hồ sơ hợp quy sẽ được Cục trả kết quả trên tài khoản doanh nghiệp. Hồ sơ chưa hợp quy sẽ có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung.
Một số lưu ý
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo
Các tình huống khách hàng hỏi thường gặp
Câu hỏi: Phụ gia sản phẩm của công ty tôi là phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm vậy thực hiện theo thủ tục công bố gì, hố sơ cần gì
Luật tư vấn trả lời:
Phụ gia thực phẩm của công ty bạn không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm thì phải thực hiên thủ tục đăng ký công bố sản phẩm theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị Đinh 15/2018.
Hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
+Bản công bố sản phẩm theo mẫu;
+Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
+Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
+Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
+Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
-Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
+Bản công bố sản phẩm theo mẫu;
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
+Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
+Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
+Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
Khách hàng cần cung cấp:
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự). Đối với sản phẩm nhập khẩu.
Quý khách hàng có nhu cầu đề nghị tư vấn, hướng dẫn thủ tục công bố phụ gia thực phẩm, xin hãy liên hệ qua số Hotline để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.