Dịch vụ xuất nhập khẩu hiện nay tập trung vào việc thông quan hàng hóa nhanh chóng giúp quá trình hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu được diễn ra liền mạch. Để làm được điều này, thủ tục hải quan, hồ sơ xuất nhập khẩu phải được chuẩn bị, kiểm tra kỹ càng, các thông tin phải chuẩn xác, đồng nhất. Dưới đây là dịch vụ thông quan hàng hóa, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu nhé!
THÔNG QUAN HÀNG HÓA LÀ GÌ?
Theo khoản 21 điều 4 luật hải quan 2014 số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014. Có nêu rõ như sau: “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác”.
Như vậy thông quan là bước cuối của quá trình khai báo hàng hóa được xuất nhập khẩu với cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể ở đây là cơ quan Hải Quan. Thông quan cho đường không, đường biển, đường bộ đều giống nhau về quy trình và thủ tục.
ĐƠN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUAN LÀ GÌ?
Một đơn hàng đã được thông quan thì phải đáp ứng được hai điều kiện sau đây:
Phải hoàn thành thủ tục hải quan và được hải quan chấp nhận cho phép xuất nhập khẩu.
Hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước, trong trường hợp phải nộp thuế.
Trường hợp hàng được gửi chuyển phát nhanh dưới dạng quà biếu quà tặng thì thông thường đơn vị chuyển phát nhanh sẽ tự làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng.
Các đơn hàng xuất nhập khẩu có giá trị dưới 1,000,000 VND, thì không có chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu theo Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010.
VÌ SAO PHẢI THÔNG QUAN HÀNG HÓA?
Hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia vùng lãnh thổ nào đó không chỉ riêng Việt Nam. Thì người khai hải quan phải khai báo cho chính quyền nước sở tại biết về hàng hóa được vận chuyển vào nước đó.
Người khai hải quan bao gồm: chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; chủ hàng hóa; đại lý thủ tục hải quan; người được ủy quyền bởi chủ hàng, chủ phương tiện ủy quyền thực hiện khai hải quan.
Hàng hóa chỉ được phép nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam khi đã hoàn thành thủ tục thông quan. Khi làm thủ tục thông quan hàng hóa thì người khai hải quan phải có bộ hồ sơ để nộp cho cơ quan hải quan. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm những chứng từ sau:
Tờ khai hải quan
Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
Vận đơn (Bill of lading)
Danh sách đóng gói (Packing list)
Hợp đồng thương mại (Sale contract)
Chứng nhận xuất xứ (C/O ) nếu có
Catalog
Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu ( đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện).
Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành.
Và những chứng từ khác có liên quan.
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN
Lưu ý: thủ tục hải quan chỉ áp dụng cho hàng hóa & phương tiện vận tải, không áp dụng cho người. Ở Việt Nam, việc làm thủ tục cho người xuất nhập cảnh là cơ quan an ninh hoặc bộ đội biên phòng ở cửa khẩu.
Nhiều lúc trong công việc hàng ngày, những lúc thủ tục gặp vướng mắc hay trục trặc, tôi lại nghĩ “giá mà không cần làm thủ tục hải quan” hay “sao phải tốn bao nhiêu con người để làm thứ thủ tục rắc rối này nhỉ?”.
Công ty tôi có cả dịch vụ vận chuyển hàng container nội địa từ Hải Phòng vào Tp. Hồ Chí Minh, và ngược lại. Cũng những bước nghiệp vụ như: bán hàng (sales), book tàu, làm chứng từ… Với vận tải hàng hóa nội địa Bắc Nam thì chẳng có gì liên quan đến hải quan, nên làm khá thoải mái.
Với hàng xuất nhập khẩu thì lại khác, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc. Kỳ thực, thủ tục này nhằm quyết hai mục đích cơ bản như sau:
Để Nhà nước tính và thu thuế. Đây là mục đích quá quan trọng trả lời tại sao chúng ta lại phải tốn quá nhiều thời gian, công sức của bao nhiêu người để giải quyết công việc này.
Như số liệu tôi xem trên website Tổng cục hải quan, ngành hải quan năm 2021 thu thuế được 370 nghìn tỷ đồng (khoảng 16 tỉ USD đấy!). Con số rất lớn phải không? Và phải thông qua ngành hải quan mới thu được khoản ngân sách đó.
Để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra/vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc danh mục cấm. Về quy định, trừ khi có giấy phép đặc biệt, doanh nghiệp bạn không thể nhập ngà voi, súng, ma túy vào Việt Nam; và cũng không thể xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch.
CÁC BƯỚC THÔNG QUAN HÀNG HÓA
Có rất nhiều cách để phân chia các bước thông quan. Tuy nhiên, trong quá trình làm dịch vụ thông quan cho khách chúng tôi thấy rằng chia ra 4 bước là hợp lý nhất.
Thông quan hàng hóa gồm những bước sau đây:
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs cho hàng háo. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Đối với luồng xanh:
Nếu có hiển thị là luồng xanh thì chỉ cần cầm tờ khai để đi thanh lý.
Đối với luồng vàng:
Nhân viên giao nhận sẽ cầm nguyên bộ hồ sơ xuống gặp hải quan đăng ký để làm thủ tục. Hải quan đăng ký có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.
Nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc tờ khai truyền sai sẽ được yêu cầu truyền bổ sung, sau khi bổ sung chứng từ đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để thông quan hàng.
Nếu không còn gì nghi vấn cán bộ hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập thông tin lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng hóa.
Còn nếu vẫn còn nghi vấn hải quan đăng ký sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ (3), đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.
Đối với luồng đỏ (3):
Khi tờ khai là luồng đỏ, hoặc là bị chuyển kiểm như đã nêu ở trên. Thì nhân viên giao nhận sẽ tiến hàng kiểm tra trên hệ thống điện tự của hải quan để biết được thông tin chuyển kiểm của tờ khai (tên cán bộ kiểm hóa, số điện thoại, các thông tin khác…).
Nhân viên giao nhận sẽ sắp xếp với cán bộ kiểm hóa để tiến hành kiểm hóa. Sau khi kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng.
Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết, đối với trường hợp này thì sẽ xử lý theo từng lô hàng cụ thể và cách xử lý cũng khác nhau.
Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Hiện tại hệ thống hải quan hâu như đã áp dụng thanh lý điện tử. Khi áp dụng việc thanh lý điện tử thì việc thông quan trở nên nhẹ nhàng hơn và rút ngắn được quy trình hơn.
Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan xuất nhập khẩu.
CHI PHÍ THÔNG QUAN HÀNG HÓA NHƯ THẾ NÀO?
Chi phí để thông quan sẽ có hai khoản đó là:
Phí dịch vụ thông quan
Lệ phí hải quan
Đối với phí dịch vụ thông quan hàng hóa thì trong trường hợp nhà nhập khẩu ủy quyền cho đại lý hải quan hoặc người khác đi làm thông quan. Phí này là phí dịch vụ không liên quan đến cơ quan nhà nước.
Phí dịch vụ thông quan hàng hóa thì không có số cụ thể. Tùy theo thương lượng giữa người ủy quyền và người được ủy quyền.
Lệ phí hải quan là chi phí được ấn định ở nhà nước, khi thông quan một tờ khai hải quan không kể xuất, nhập hay chuyển cửa khẩu. Mệnh giá hiện tại là 20,000VND/tờ khai.
Ngoài ra khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, thì tùy theo loại hàng thì nhà xuất nhập khẩu sẽ phải đóng thêm thuế xuất nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu thì tùy thuộc vào mặt hàng cụ thể sẽ có các loại thuế xuất nhập khẩu tương ứng. Có một số loại thuế như sau:
Thuế xuất khẩu
Thuế nhập khẩu
Thuế GTGT nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế tự vệ
Thuế chống bán phá giá
Đó là một số loại thuế cơ bản trong khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Hàng hóa chỉ được thông quan khi người khai quan đã nộp đủ thuế cho nhà nước.
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC THÔNG QUAN
Khi làm thủ tục thông quan hàng hóa người khai báo hải quan cần phải lưu ý những điểm sau:
Cần phải xác định được mã hs code hàng hóa trước khi nhập khẩu.
Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu.
Cần lưu ý những mặt hàng cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện.
Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có ký hiệp định thương mại. Nên yêu cầu nhà bán cung cấp chứng nhận xuất xứ để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt.
DỊCH VỤ THÔNG QUAN HÀNG HÓA
Chúng tôi có cung cấp dịch vụ thông quan hàng hóa cho những quý khách nào có nhu cầu. Với kinh nghiệm nhiều năm chúng tôi có thể làm thủ tục thông quan cho rất nhiều mặt hàng khác nhau như:
Thủ tục thông quan máy móc thiết bị mới và đã qua sử dụng: Thủ tục nhập khẩu máy in
Thủ tục thông quan hàng nội thất, thiết bị văn phòng: Ghế, bàn, giường, rèm cửa…
Thủ tục thông quan hàng thiết bị vệ sinh: Lavabo, toilet, sen vòi, gương nhà tắm…
Thủ tục thông quan thiết bị nghe nhìn: Camera, máy ghi âm, máy giám sát…
Thủ tục thông quan thịt gia súc, thịt gia cầm: Trâu bò, lợn, ngựa, lừa, gà, vịt …
Thủ tục thông quan các phương tiện vận tải, xe ô tô, xe cứu hỏa.
Thủ tục tục thông quan phụ tùng, linh kiện ô tô, phương tiện vận tải.
Thủ tục thông quan gỗ cây, ván ghép, gỗ nén…
Thủ tục thông quan trái cây: Mít, thanh long, chuối, chanh dây …
Thủ tục nhập khẩu thiết bị năng lượng: Pin năng lượng mặt trời, máy nước nóng năng lượng mặt trời…
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về dịch vụ thông quan hàng hóa Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.