Trong các hoạt động tường ngày của người dân cũng như kinh doanh và thương mại của doanh nghiệp, các khoản nợ xấu thường ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh. Khi các bên không thể hòa giải và dàn xếp với nhau để thu hồi các khoản nợ xấu, khách hàng cần tìm tới sự trợ giúp của các luật sư và công ty luật để giải quyết vấn đề. Luật Trần và Liên danh là một công ty luật, với đội ngũ luật sư am hiểu về pháp luật và có kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ xấu, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tiến hành tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân.
Thu hồi nợ là gì? Ý nghĩa của việc thu hồi nợ
– Thu hồi nợ: là việc chủ nợ yêu cầu khách nợ thanh toán các khoản tiền, tài sản khác đến hạn hoặc quá hạn theo hợp đồng/thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ; hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án và đã có bản án hoặc quyết định.
– Ý nghĩa của việc thu hồi nợ: Đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Các hình thức thu hồi nợ
Có nhiều hình thức thu hồi nợ khác nhau, ở mỗi hình thức thu hồi nợ lại có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, cần có sự hiểu biết và vận dụng các cách thức thu hồi nợ phù hợp để việc thu hồi nợ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các hình thức thu hồi nợ theo thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
Hiện nay, có thể thấy hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “pháp lý” và thu hồi nợ qua “thương lượng”.
a) Thu hồi nợ bằng pháp lý
Thu hồi nợ bằng pháp lý: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Ưu điểm:
– Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.
– Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.
Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.
– Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.
Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.
– Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.
(Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).
Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.
b) Thu hồi nợ qua thương lượng
Thu hồi nợ qua thương lượng: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng kỹ năng thông qua việc tác động tới khách nợ về mặt tình cảm, tâm lý, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.
Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng gồm:
* Thứ nhất, chuẩn bị đàm phán
Giai đoạn này bao gồm: nghiên cứu hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tìm hiểu về khách nợ, đặt ra mục tiêu và các quy trình đàm phán.
* Thứ hai, tiếp xúc với khách nợ
Bao gồm: gọi điện, email, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp với khách nợ.
Đa số các trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp khách nợ thường kéo dài. Do đó, mỗi quá trình thương lượng với khách nợ đều rất quan trọng, người phụ trách thu hồi nợ cần có kỹ năng thương lượng, hiểu rõ ở mỗi quá trình cần phải làm gì. Cụ thể:
– Thương lượng thông qua việc tác động vào tình cảm, tâm lý:
+ Địa điểm gặp gỡ: nên để khách nợ lựa chọn địa điểm trước. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị, đôi khi khách nợ không muốn để người thân, đồng nghiệp, bạn bè… biết điều này;
+ Thái độ của người thu hồi nợ cần cởi mở, nhẹ nhàng, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ. Tuyệt đối không nên nhắc đến pháp luật, không có thái độ đe dọa khách nợ;
– Thương lượng bằng cách tác động bên thứ ba:
Việc tác động hướng đến thể diện và uy tín một cách gián tiếp cũng là một hình thức khá hiệu quả, thông qua bên thứ ba.
Bên thứ ba ở đây có thể là những người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng trong việc làm ăn với khách nợ.
(Ví dụ: đối tác làm ăn, đồng nghiệp, hoặc người thân trong gia đình).
– Thương lượng bằng cách gây sức ép:
Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khách nợ không chịu hợp tác và cố tình không trả nợ. Bằng cách gây sức ép lên uy tín của khách nợ thông qua hình thức truyền thông, mạng xã hội,…
* Lưu ý, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp sau:
+ Đe dọa, dùng vũ lực để thu tài sản của khách nợ. Thuê người dùng bạo lực (xã hội đen) để dằn mặt khách nợ;
+ Đánh đập, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của khách nợ;
+ Tụ tập đám đông la ó, hò hét, cản trở hoạt động kinh doanh, cản trở giao thông gây thiệt hại cho người khác.
Các doanh nghiệp có thể tự mình thu hồi công nợ hoặc quyết định sử dụng dịch vụ thu hồi nợ từ các công ty luật.
Nếu doanh nghiệp tự mình thu hồi công nợ thì cần chuẩn bị hồ sư thu hồi nợ và phải lường trước được các phản ứng của khách nợ để có phương hướng giải quyết.
Với nhu cầu thu hồi các khoản nợ mau chóng, dứt điểm và hiệu quả, nhiều doanh nghiệp tìm đến đơn vị thu hồi nợ chuyên nghiệp và uy tín để hỗ trợ.
Công ty Luật Trần và Liên danh cung cấp các dịch vụ thu hồi nợ cho doanh nghiệp và cá nhân uy tín, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam.
Luật sư tư thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
Tư vấn pháp luật về thu hồi nợ cá nhân:
Thông qua hoạt động này, chúng tôi sẽ nghe khách hàng trình bày nội dung vụ việc và các yêu cầu đặt ra. Dựa trên các tài liệu Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi xem xét, nghiên cứu hồ sơ và phân tích, trao đổi với quý khách về những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc quý vị yêu cầu.
Thông qua đó chúng tôi sẽ trao đổi với quý vị phương án có khả năng đạt hiệu quả nhất trong việc xử lý và thu hồi nợ khó đòi.
Sau khi trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi sẽ phác thảo sơ bộ các bước giải quyết tiếp theo, hướng dẫn cho quý khách hoàn thiện các tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ và củng cố giá trị pháp lý cho yêu cầu của quý khách.
Củng cố hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ: Qua những trình bày của khách hàng và các tài liệu, chứng cứ khách hàng đã cung cấp, chúng tôi sẽ xem xét và hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết để củng cố hồ sơ đòi nợ.
Hồ sơ tài liệu thu hồi nợ cần thiết:
– Văn bản, chứng từ liên quan tới khoản nợ;
– Bản ghi âm, trao đổi qua email, điện thoại;
– Ý kiến của người làm chứng;
– Văn bản tài liệu khác thể hiện khoản nợ.
Hình thức đòi nợ cá nhân:
– Cá nhân đòi nợ cá nhân;
– Cá nhân đòi nợ tổ chức;
– Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp;
Quy trình thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
Bước 1: Liên hệ với bên vay nợ để xác minh thông tin
Trước khi khởi kiện bạn sẽ cần xác minh thông tin nơi cư trú của con nợ, khả năng tài chính của con nợ, ý kiến của con nợ về yêu cầu trả nợ mình đưa ra,…
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cùng chứng cứ cho Tòa án
Chuẩn bị đủ hồ sơ khởi kiện bạn cần nhanh chóng nộp đơn khởi kiện cho Tòa án. Tòa án sau khi nhận hồ sơ khởi kiện:
Nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.
Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Bước 3: Hòa giải, tiếp cận chứng cứ và tranh luận tại Tòa án
Tòa án sẽ thông báo cho các đương sự các bước công việc, các thủ tục cần làm và các tài liệu cần nộp trong quá trình giải quyết vụ án đòi nợ. Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thường như sau:
Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án
Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.
Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trí hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.
Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành phán quyết của Tòa án để thu hồi nợ
Vì sao lựa chọn dịch vụ tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân tại Luật Trần và Liên danh
✔ Khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng chúng tôi luôn đánh giá tính khả thi của công việc và chỉ nhận thực hiện dịch vụ khi giải quyết tốt, giải quyết tận tình vụ án cho khách hàng. Thủ tục đòi nợ luôn được Luật sư triển khai lại từ bước thương lượng để không bỏ qua cơ hội sớm thu hồi nợ cho khách hàng.
✔ Thực tế việc thi hành án tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên với các khoản nợ nhỏ thường diễn ra chậm, có những vụ việc vài năm chưa được thi hành án. Do đó khách hàng cần hỗ trợ của luật sư nhiều kinh nghiệm để có hướng triển khai việc thu nợ nhanh, linh hoạt.
✔ Hiện tại Luật Trần và Liên danh thực hiện việc khởi kiện đòi nợ thành công cho nhiều khách hàng. Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp.
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân
Tư vấn pháp luật về thu hồi nợ cá nhân:
Thông qua hoạt động này, chúng tôi sẽ nghe khách hàng trình bày nội dung vụ việc và các yêu cầu đặt ra. Dựa trên các tài liệu Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi xem xét, nghiên cứu hồ sơ và phân tích, trao đổi với quý khách về những vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc quý vị yêu cầu.
Thông qua đó chúng tôi sẽ trao đổi với quý vị phương án có khả năng đạt hiệu quả nhất trong việc xử lý và thu hồi nợ khó đòi.
Sau khi trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi sẽ phác thảo sơ bộ các bước giải quyết tiếp theo, hướng dẫn cho quý khách hoàn thiện các tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ và củng cố giá trị pháp lý cho yêu cầu của quý khách.
Củng cố hồ sơ pháp lý đối với các khoản nợ: Qua những trình bày của khách hàng và các tài liệu, chứng cứ khách hàng đã cung cấp, chúng tôi sẽ xem xét và hướng dẫn cho khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết để củng cố hồ sơ đòi nợ.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.