Khái niệm tranh chấp kinh tế là gì

Khái niệm tranh chấp kinh tế là gì

Tranh chấp là những mẫu thuẫn và xung đột phát sinh trong đời sống, giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ xã hội. Nói về phạm vi tranh chấp thì rất rộng, bởi tranh chấp bao gồm nhiều dạng và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Vậy Khái niệm tranh chấp kinh tế là gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm tranh chấp kinh tế 

Thuật ngữ tranh chấp kinh tế được sử dụng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 nhưng không được sử dụng lại trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Thay vào đó, thuật ngữ tranh chấp về kinh doanh, thương mại” được sử dụng trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 để chỉ các loại tranh chấp sau:

1) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lí, kí gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kĩ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác: đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;

2) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuô, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

3) Tranh chấp giữa công tỉ với các thành viên của công ti, giữa các thành viên của công ti với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ti;

4) Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Bất đồng, xung đột về quyền, lợi ích liên quan đến việc làm, thu nhập, điều kiện lao động giữa các bên trong quan hệ lao động; và một số tranh chấp trong các quan hệ liên quan đến quan hệ lao động.

Trên thế giới, tranh chấp lao động thường được thừa nhận đồng thời với quan hệ lao động. Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, thị trường lao động đã hình thành phát triển và các quan hệ lao động cũng từng bước được mở rộng. Cùng với việc ban hành Bộ luật lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002), nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 để giải quyết các tranh chấp lao động giữa các bên khi áp dụng các hình thức khác không thể giải quyết được.

Theo pháp luật hiện hành, tranh chấp lao động chủ yếu bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể, giải quyết theo những thủ tục riêng. Tranh chấp lao động còn bao gồm cả tranh chấp trong một số quan hệ liên quan đến quan hệ lao động như tranh chấp trong quan hệ học nghề, quan hệ xuất khẩu lao động, quan hệ bảo hiểm xã hội; giải quyết theo thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân.

Đặc điểm quan hệ pháp luật kinh tế

Quan hệ pháp luật kinh tế là đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa; phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa với nhau.

Quan hệ pháp luật kinh tế bao gồm có những đặc điểm sau đây:

– Nhóm quan hệ quản lý kinh tế: Là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh

– Quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau: Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất.

– Quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp: Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau.

Hình thức trọng tài giải quyết tranh chấp kinh tế 

Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài như sau:

Trọng tài kinh tế là một tổ chức xã hội nghề có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo quyết định của pháp luật.

– Thẩm quyền của trọng tài kinh tế

Giải quyết các tranh chấp, phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể tham gia là pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với doanh nghiệp hay doanh nghiệp với doanh nghiệp… Thẩm quyền của trọng tài không được xác lập theo vùng lãnh thổ nên các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc nơi đặt trụ sở hay cư trú các bên.

– Tố tụng trọng tài kinh tế

Trọng tài chỉ xét xử 1 lân và không theo nguyên tắc xét xử công khai như tòa án mà hoàn toàn được giữ bí mật, chỉ những người được mời mới được tham dự phiên họp. Trọng tài viên được các bên tham gia lựa chọn.

Việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài theo quy trình như sau:

Chủ thể gởi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến một trung tâm trọng tài kinh tế kèm theo bản thỏa thuận của các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết ở trung tâm trọng tài kinh tế.

Sau thời gian 7 ngày, thư ký trung tâm trọng tài gởi bản sao đơn yêu cầu và danh sách trọng tài viên, ấn định thời gian chủ thể gởi yêu cầu cho trung tâm trọng tài kinh tế.

Trọng tài viên tiền hành các công việc cần thiết cho việc tranh chấp như nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trùng bày, trưng cầu giám định…

Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp

Kết thúc tranh chấp bằng quyết định.

– Hiệu lực của phán quyết

Quyết định giải quyết của hội đồng trọng tài hoặc của trọng tài viên có hiệu lực thi hành không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.

Phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế

Như đã nói ở trên, tranh chấp kinh tế được hiểu là những xung đột về lợi ích trong lĩnh vực kinh tế, biểu hiện thông qua việc xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Pháp luật hiện hành cũng đã công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn cho mình phương thức giải quyết phù hợp nhất.

Có thể kể đến các phương thức sau:

Thương lượng: là hình thức giải quyết đơn giản nhất và được sử dụng đầu tiên khi xảy ra tranh chấp. Đó là quá trình các bên cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra phướng hướng giải quyết thống nhất. Phương pháp này được thực hiện dựa trên sự tôn trọng chủ quyền của các bên.

Khái niệm tranh chấp kinh tế là gì
Khái niệm tranh chấp kinh tế là gì

Bên cạnh đó, Điều 329 Luật Thương mại có quy định: “Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Tuy nhiên, đây được hiểu là điều luật mang tính tùy nghi, không được hiểu là một quy định bắt buộc.

Ưu điểm:

– Không đòi hòi thủ tục phức tạp;

– Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý ngặt nghèo;

– Hạn chế tối đa chi phí;

– Ít phương hại đến mối quan hệ giữa các bên;

– Giữ được bí mật kinh doanh.

Nhược: Đòi hỏi các bên đều phải có thiện chí, trung thực với tinh thần hợp tác cao, nếu không, việc thương lượng sẽ thất bại và lại phải theo một phương thức khác để giải quyết.

Hòa giải: Là hình thức giải quyết cần có sự tham gia của một các nhân hay cơ quan tổ chức đóng vai trò là hòa giải viên. Kết quả của cuộc hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên và mức độ ảnh hưởng uy tín của trung gian hòa giải. Hình thức này có ưu điểm nhanh gọn, chi phí thấp, mang tính thân thiện và có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp của các 2 bên.

– Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

– Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

– Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở Việt Nam, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

Trọng tài: Là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẩn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc với các bên thi hành. Phương pháp này có ưu điểm là tính linh hoạt cao, tạo được sự chủ động, nhanh chóng, các thông tin được bảo mật, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chi phí cao, việc thi hành quyết định không phải lúc nào cũng trôi chảy và thuận lợi việc thi hành như tòa an.

Tòa án: là lựa chọn cuối cùng khi tranh chấp không thể giải quyết bằng các hình thức trên. Phương thức giải quyết này đòi hỏi các bên phải giải trình đầy đủ giấy tờ, hồ sơ thủ tục theo quy định của tòa. Cần có thời gian chờ đợi thẩm duyệt rồi mới được đưa ra giải quyết. Việc sử dụng hình thức này có ưu điểm là tính cưỡng chế cao. Tuy nhiên, các thông ti bí mật kinh doanh có thể bị tiết lô và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của chúng tôi để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139