Nếu nói rằng nền kinh tế thị trường có hiệu quả hơn so với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì kiểm toán độc lập chính là một công cụ quản lý kinh tế, tài chính đắc lực góp phần nâng cao tính hiệu quả đó của nền kinh tế thị trường. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường là nhiều thành phần kinh tế, là tự do sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh. Cùng tìm hiểu về chứng chỉ kiểm toán nội bộ ngay sau đây.
Chứng chỉ kiểm toán nội bộ – Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant)
CPA là chứng chỉ phổ biến nhất mà những ai hành nghề kế toán – kiểm toán cần có để được công nhận bởi các viện kế kiểm toán trong nước và quốc tế. Chứng chỉ CPA xác nhận năng lực kế toán pháp y, quản lý rủi ro, cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp của kế toán viên. Chứng chỉ CPA được công nhận rộng rãi trong toàn ngành kế toán và ngày càng nhiều công ty yêu cầu chứng chỉ này cho các vị trí quản lý. Ngoài ra, với chứng chỉ này, bạn còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA:
Yêu cầu và cấu trúc thi chứng chỉ CPA có thể khác nhau tùy theo địa điểm mỗi nơi. Ngoài điều kiện bắt buộc là bằng đại học chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, bạn sẽ thấy một số điểm khác biệt khác biệt khi thi lấy chứng chỉ CPA ở Việt Nam và các nước khác.
Khi dự thi tại Việt Nam, bạn cần có kinh nghiệm thực tế về tài chính từ 4-5 năm kể từ lúc tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi. Kỳ thi gồm 6 môn viết (180 phút/ 1 môn) và 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. Trong khi ở Mỹ, kế toán viên chỉ cần có một năm kinh nghiệm trước khi thi lấy giấy phép CPA bao gồm 4 cấp độ kiểm tra có thể được thực hiện theo thứ tự ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, chứng chỉ CPA Úc cũng khá phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu thêm và cân nhắc.
Chứng chỉ kiểm toán nội bộ – Chứng chỉ CFA (Certified Financial Analyst)
CFA xác minh kiến thức và khả năng của người phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Các công ty đầu tư thường yêu cầu chứng nhận này cho các nhà phân tích bảo mật và quản lý tài sản. Ngoài ra, những người quan tâm đến các công việc như phân tích cổ phiếu, quản lý quỹ hoặc quỹ đầu cơ, giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính cấp cao cũng ưu ái kế kiểm toán viên có chứng chỉ CFA.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CFA:
Chứng chỉ CFA yêu cầu bằng cử nhân chuyên ngành liên quan cùng với 4 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính. Kỳ thi có 3 cấp độ với tổng thời gian làm bài là 18 giờ, mỗi cấp độ là 6 giờ và được diễn ra cách quãng. Kỳ thi được tổ chức gần như đồng thời trên toàn thế giới để tránh trường hợp lộ đề thi.
Chứng chỉ kiểm toán nội bộ – Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant)
Chứng chỉ CMA xác nhận bạn là chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó thể hiện sự thành thạo các kỹ năng quản lý tài chính và kế toán quan trọng từ góc độ nội bộ, quản lý và tổng thể. Hầu hết các kế toán viên chuyên nghiệp đều có chứng chỉ CPA và CMA, đặc biệt nếu bạn đang muốn nâng tầm sự nghiệp thuộc lĩnh vực kế toán quản trị, quản trị tài chính trong các công ty lớn, đa quốc gia. CMA được cho là thực tế hơn các khái niệm lý thuyết được kiểm tra trong kỳ thi CPA.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CMA:
Ứng viên phải có bằng cử nhân và 2 năm làm việc liên tục trong lĩnh vực kế toán quản trị hoặc quản lý tài chính. Kỳ thi có 2 cấp độ với tổng thời gian là 8 giờ.
Chứng chỉ kiểm toán nội bộ – Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor)
Chứng chỉ CIA được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA (Institute of Internal Auditors) – tổ chức nghề nghiệp duy nhất được thế giới công nhận về kiểm toán nội bộ. CIA được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng về năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp, cũng như năng lực làm việc thành thạo với nhân viên và khách hàng. Chứng chỉ CIA rất hữu ích cho các kiểm toán viên nội bộ muốn trở thành nhà quản lý, kiểm toán trưởng hay giám đốc.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CIA:
Ứng viên phải có bằng cử nhân và 2 năm kinh nghiệm kiểm toán nội bộ. Bằng thạc sĩ có thể được thay thế cho một năm kinh nghiệm. Kỳ thi bao gồm 3 phần thi trắc nghiệm với tổng thời gian làm bài là 6,5 giờ.
Chứng chỉ kiểm toán nội bộ – Chứng chỉ ACCA (Chartered Certified Accountants)
ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) là tên gọi của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Chứng chỉ ACCA đề cập nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, bao gồm quản lý tài chính, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và khả năng lãnh đạo.
Đây là một trong những chứng chỉ được rất nhiều người theo đuổi để đạt được mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp trong các công ty Big4, non-Big4 và nhiều quốc gia khác. Điểm cộng lớn là ACCA được xây dựng dựa trên IFRS – chuẩn mực kế toán được 139 quốc gia tuân thủ và thực hành.
Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ ACCA:
Ứng viên được yêu cầu là sinh viên của các trường Đại học/Cao đẳng hoặc đã tốt nghiệp và đang làm việc trong ngành liên quan 3 năm. Trong trường hợp bạn chưa tốt nghiệp thì bạn cần phải trang bị một khóa học nền tảng để bổ sung những kiến thức về kế toán, thông thường là chứng chỉ kế toán sơ cấp CAT (The Certified Accounting Technician, do ACCA cung cấp), nay còn gọi là chứng chỉ FIA.
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Đơn vị tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và các cuộc kiểm toán đột xuất theo quy định.
Phạm vi, chu kỳ và phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán phải đảm bảo kết quả kiểm toán phản ánh đúng thực trạng các nội dung được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;
đ) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Báo cáo kiểm toán phải trình bày rõ: nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ; hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).
Báo cáo kiểm toán phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.
Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Báo cáo kiểm toán hàng năm: Báo cáo kiểm toán hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.
Báo cáo đột xuất và tham vấn chuyên môn
Bộ phận kiểm toán nội bộ báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp phát hiện các sai phạm nghiêm trọng hoặc khi nhận thấy có nguy cơ rủi ro cao có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị, bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị phải báo cáo ngay cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
b) Thông báo kịp thời cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán nếu các tồn tại nêu trong báo cáo kiểm toán không được sửa chữa và khắc phục kịp thời sau một khoảng thời gian quy định;
c) Sau khi đã thông báo cho người đứng đầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản này, nếu các tồn tại vẫn chưa được sửa chữa và khắc phục, phải báo cáo kịp thời bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.
Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong quá trình kiểm toán, người phụ trách kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp nhà nước được tham vấn và xin ý kiến chuyên môn của người phụ trách kiểm toán nội bộ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước.
Lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ
Hồ sơ, tài liệu trong mỗi cuộc kiểm toán phải được ghi chép thành văn bản, lưu theo trình tự để các cá nhân, tổ chức (có trình độ chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của đơn vị) có thẩm quyền khai thác có thể hiểu được các công việc, kết quả thực hiện cuộc kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán phải được lưu trữ tại đơn vị theo các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ
Đơn vị phải tiến hành đánh giá nội bộ đối với hoạt động của kiểm toán nội bộ để đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Đánh giá nội bộ đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá lại hoạt động kiểm toán nội bộ vào cuối cuộc kiểm toán và việc tự đánh giá lại hàng năm về tổng thể hoạt động kiểm toán nội bộ do chính bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán nội bộ.
Kết quả đánh giá nội bộ hàng năm phải được báo cáo cho các đối tượng quy định
Đơn vị có thể thuê tổ chức bên ngoài có chuyên môn đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ.
Trên đây là bài viết tư vấn về chứng chỉ kiểm toán nội bộ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.