Vai trò của kiểm toán nội bộ

vai trò của kiểm toán nội bộ

Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về kiểm toán nội bộ vừa có hiệu lực từ ngày 01/04/2019 quy định về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp. Luật Trần và Liên danh xin giới thiệu tới bạn đọc một số quy định về kiểm toán nội bộ cần quan tâm theo quy định này. Dưới đây là những tư vấn về vai trò của kiểm toán nội bộ của Luật Trần và Liên danh.

Kiểm toán là gì?

Thuật ngữ kiểm toán thường đề cập đến một cuộc kiểm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, hợp pháp của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, tổ chức. Hay nói một cách dễ hiểu, kiểm toán là hoạt động kiểm tra lại các thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán nhằm xác định và đối chiếu mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Kiểm toán thường dành cho các đối tượng có niềm đam mê đến tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng lại không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Vì thế, các doanh nghiệp thường cần đến những người kiểm toán viên để đưa ra những đánh giá đúng đắn cho doanh nghiệp của họ.

Tầm quan trọng, vai trò của kiểm toán nội bộ

– Củng cố hoạt động tài chính – kế toán và hướng dẫn nghiệp vụ: Kiểm toán giúp xác định tính chính xác của các hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán đã được lập. Không những thế, kiểm toán còn biểu hiện tính chính xác của các giao dịch. Về mặt nghiệp vụ, chủ thể kiểm toán sau khi xác nhận hồ sơ kiểm toán sẽ đưa ra những kết luận cũng như kiến nghị giải pháp phù hợp đối với việc sử dụng tài chính vừa kiểm toán.

– Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý: Kiểm toán sẽ giúp kiểm tra lại tính xác thực của bảng cân đối kế toán do kế toán cung cấp. Quá trình kiểm tra đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của, cấp trên.Từ đó, có thể kiểm soát chặt chẽ khả năng thu chi của doanh nghiệp một cách đúng đắn hơn.

– Xây dựng niềm tin đối với thông tin tài chính – kế toán được công bố: Mọi thông tin kế toán – tài chính mà kế toán đưa lên chưa thể xác định mức độ phù hợp với việc thu chi thực tế của doanh nghiệp. Vì thế, kiểm toán sẽ củng cố niềm tin đối với thông tin tài chính – kế toán được công bố. Từ đó, mọi thông tin liên quan đến kế toán – tài chính sẽ được tin cậy hơn.

Phân loại kiểm toán

Theo loại hình tổ chức kiểm toán

– Kiểm toán Nhà nước: Thông thường đối tượng được kiểm toán là các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Loại kiểm toán này do cơ quan nhà nước tiến hành theo luật định và không mất phí.

– Kiểm toán độc lập: Loại hình kiểm toán này thường được thực hiện do các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này thực hiện. Các kiểm toán viên này có nhiệm vụ phải kiểm tra lại các báo cáo tài chính mà khách hàng đưa ra hoặc thực hiện thêm một số dịch vụ khác tùy theo yêu cầu của khách hàng. Loại hình kiểm toán này thường được nhận sự tin cậy từ các nhà đầu tư hay bên thứ ba vì đảm bảo được tính xác thực của doanh nghiệp.

– Kiểm toán nội bộ: Là loại hình kiểm toán dùng các kiểm toán viên nội bộ của các công ty để thực hiện kiểm toán theo lệnh của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường kiểm toán nội bộ chỉ nhận được sự tin cậy của công ty mà không được các nhà đầu tư tin cậy vì các kiểm toán viên chỉ làm việc dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc.

Theo mục đích của kiểm toán, vai trò của kiểm toán nội bộ

– Kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán này nhằm mục đích xem xét, kiểm tra các doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ các quy định mà cơ quan nhà nước hay cấp trên ban hành hay không.

– Kiểm toán hoạt động: Đây là hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động kiểm toán. Cụ thể như sau:

+ Tính kinh tế: Dựa trên việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế đã đề ra giúp doanh nghiệp, đơn vị hay tổ chức tiết kiệm tối đa nguồn lực cho doanh nghiệp của mình.

+ Tính hiệu quả: Dựa vào hiệu quả đạt được của doanh nghiệp với nguồn lực tương xứng.

+ Tính hiệu lực: Xem xét khả năng có thể hoàn thành mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay tổ chức thực hiện kiểm toán.

– Kiểm toán báo cáo tài chính: Đây là hình thức kiểm toán nhằm kiểm tra về tính xác thực của các bản báo cáo tài chính được đưa ra. Một số báo cáo tài chính được kiểm toán như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

Vai trò và chức năng của kiểm toán, vai trò của kiểm toán nội bộ

Vai trò của kiểm toán viên

Vai trò của kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mới hiện nay. Nó thể hiện được chuẩn mực của kế toán trong các hoạt động kinh tế, quản trị kinh doanh do kế toán cung cấp. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng giữ một vai trò quan trọng không kém đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay tổ chức.

Kiểm toán viên giúp kiểm soát ngân quỹ nhà nước và sự vận động của toàn bộ ngân quỹ và tài sản quốc gia. Không những thế, nó còn giúp cơ quan nhà nước đưa ra được những chính sách hiệu quả dựa trên kết quả thu nhận được. Ngoài ra, kiểm toán viên còn giúp cho doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính – kế toán và đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời.

Chức năng của kiểm toán viên, vai trò của kiểm toán nội bộ

– Chức năng kiểm tra và xác minh: Đây được xem là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Chức năng này dùng để thể hiện độ trung thực của các tài liệu, tính pháp lý của các nghiệp vụ hay việc lập báo cáo tài chính.

– Tính trung thực của các con số: Chức năng kiểm tra và xác minh được thể hiện qua 2 mặt đó là tính đúng đắn của các số liệu và tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp. Theo tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính thì các thông tin đã được lượng hóa sẽ được xác minh qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kết quả sau khi xác minh sẽ được điều chỉnh cho phù hợp để có hệ thống thông tin tin cậy và lập các bảng khai tài chính. Đối với các nghiệp vụ thì chức năng này được thực hiện bởi hệ thống ngoại kiểm hay nội kiểm. Sau khi xác minh hoàn tất thì sẽ hình thành nên các văn bản phù hợp với doanh nghiệp. 

– Chức năng bày tỏ ý kiến: Chức năng này kiểm soát viên có quyền đưa ra ý kiến, đánh giá về mức độ hợp lý của các thông tin tài chính kế toán. Ví dụ như chức năng bày tỏ ý kiến dùng để nêu lên ý kiến của các kiểm toán viên khi phát hiện những bất cập trong chế độ tài chính kế toán. Từ đó, kiến nghị lên cấp trên như cơ quan nhà nước xem xét và có cách xử lý phù hợp. Không những thế, chức năng này còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức khắc phục những nhược điểm mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong vấn đề tài chính để có thể phát triển tốt hơn.

Quy trình thực hiện công việc của kiểm toán viên

Lập kế hoạch kiểm toán

Kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian dự kiến cũng như những dự tính hay cách thức thực hiện các hoạt động kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cần phải đầy đủ, chi tiết và có cơ sở hợp lý. Lập nên kế hoạch kiểm toán là việc thu thập tất cả các thông tin liên quan đến tình hình tài chính nội bộ doanh nghiệp nhằm để kiểm tra và đánh giá xem có sự sai sót nào hay không. Đó là cơ sở để hình thành nên các kế hoạch thực hiện các hoạt động cũng như hạn chế rủi ro mắc phải.

Xây dựng quy trình kiểm toán

Đây là công đoạn không thể thiếu đối với bất kỳ kiểm toán viên nào bởi nhờ có nó mà công việc của kiểm toán viên được chính xác và diễn ra suôn sẻ hơn. Trong công đoạn xây dựng quy trình kiểm toán, các kiểm toán viên có nhiệm vụ xác định số lượng và thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

vai trò của kiểm toán nội bộ
vai trò của kiểm toán nội bộ

Sử dụng các phương pháp kiểm toán thu thập thông tin

Một số phương pháp kiểm toán thu thập thông tin thường hay sử dụng:

– Kiểm toán cân đối: Phương pháp này yêu cầu sử dụng các phương trình kế toán để thực hiện quá trình kiểm toán.

– Đối chiếu trực tiếp: Phương pháp này thu thập các nguồn dữ liệu khác nhau để đối chiếu vào một mục tiêu được nhắm đến.

– Đối chiếu logic: Phương pháp này dùng để nghiên cứu các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu xem chúng có quan hệ với nhau hay không.

– Kiểm kê: Phương pháp này dùng để kiểm tra các đối tượng kiểm toán xem có lỗi hay sự cố gì không.

– Điều tra: Phương pháp này dùng mọi cách khác nhau để tiếp cận và đưa ra đánh giá các đối tượng kiểm toán.

– Trắc nghiệm: Phương pháp này tái diễn lại các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác minh lại kết quả của một quá trình đã thực hiện trước đó.

Ghi chép cẩn thận phát hiện, nhận định

Đây là một thao tác tất yếu mà bất kể kiểm soát viên nào cũng cần thực hiện. Thao tác này để kiểm toán viên ghi lại tất cả các nhận định về các nghiệp vụ, các con số, các sự kiện nhằm đưa ra những bằng chứng khách quan cho những kết luận 

Lập báo cáo, đưa ra kết luận khái quát

Đây là thao tác cuối cùng mà kiểm toán viên cần thực hiện để hoàn thành quy trình thực hiện công việc của mình. Sau khi tiến hành điều tra, phân tích thì kiểm toán viên sẽ đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính của một tổ chức. 

Lưu ý: Bạn cần phải có khả năng diễn đạt tốt để bản báo cáo đạt kết quả tốt nhất.

Yêu cầu cơ bản của nhân viên kiểm toán

Quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán viên

Theo khoản 1 điều 15 Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12, để đăng ký hành nghề kiểm toán cần đáp ứng các điều kiện:

“a) Là kiểm toán viên;

b) Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên;

c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.” 

Tiêu chuẩn của kiểm toán viên

Theo quy định tại điều 14 Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 quy định về tiêu chuẩn của kiểm toán viên, cụ thể:

“1. Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.”

Nhiệm vụ, vai trò của kiểm toán nội bộ

Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp xem xét, phê duyệt.

Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt.

Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này.

Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Lập báo cáo kiểm toán.

Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định.

Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị.

Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Trình bày ý kiến của kiểm toán nội bộ khi có yêu cầu để các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 nghị định này xem xét, quyết định dự toán ngân sách, phân bổ và giao dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.

Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của đơn vị nhằm đảm bảo hợp tác có hiệu quả.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết tư vấn về vai trò của kiểm toán nội bộ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139