Một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

Thành lập công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh được xem là một trong những quyền quan trọng của cá nhân. Việc một cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty chắc hẳn là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết này, Công ty Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung

Quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân

Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền thành lập doanh nghiệp của cá nhân như sau:

“Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

Như vậy, mọi cá nhân không thuộc những trường hợp được quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 đều có quyền thành lập, tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. 

Một cá nhân được thành lập bao nhiêu công ty

Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về việc một cá nhân được quyền thành lập bao nhiêu công ty nên tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng thực tế mà một cá nhân có thể lựa chọn được số lượng công ty muốn thành lập. Tuy nhiên, trước khi thành lập công ty thì cần phải lưu ý những vấn đề sau:

– Cá nhân là thành viên hợp danh của công ty Hợp danh:

Điều 180 Luật Doanh nghiệp quy định về một số hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh trong công ty hợp danh như sau: 

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo như quy định trên thì thành viên hợp danh trong công ty hợp danh sẽ không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại. Đồng thời, thành viên hợp danh cũng không được nhân danh cá nhân mình để kinh doanh cùng ngành nghề với công ty hợp danh mà họ đang là thành viên hợp danh.

– Cá nhân là Chủ Doanh nghiệp tư nhân:

Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp quy định

“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.”

Theo như quy định trên thì 1 cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời thành lập hộ kinh doanh hoặc tham gia thành lập công ty hợp danh với tư cách là thành viên hợp danh.

– Cá nhân là Chủ hộ kinh doanh:

Khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

“3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Theo như quy định trên thì cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh sẽ không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân bà thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Xuất phát từ việc thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Nên Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định một số hạn chế trong việc thành lập doanh nghiệp của những đối tượng trên. Vì vậy, một cá nhân có quyền thành lập nhiều công ty trừ một số trường hợp bị hạn chế đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ kinh doanh.

một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp
một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

Đối với các nghĩa vụ về thuế liên quan đến DN

Thuế môn bài: (nộp theo năm)

Thời điểm áp dụng:

– Doanh nghiệp mới thành lập: Sau khi có đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai thuế môn bài trong vòng 10 ngày kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chấm nhất là ngày cuối cùng của tháng kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh. Nộp thuế môn bài ở Kho bạc NN quận (huyện).

– Doanh nghiệp đang hoạt động: Việc khai thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 của năm khai thuế.

Mức thuế: (Nộp theo các bậc thuế, phụ thuộc vào mức vốn Điều lệ của doanh nghiệp)

(Căn cứ: Thông tư số 42/2003/TT – BTC ngày 07/05/2003).

Bậc thuế môn bài

Vốn đăng ký

Mức thuế môn bài cả năm

Bậc 1

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000đ

Bậc 2

Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

2.000.000đ

Bậc 3

Từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng

1.500.000đ

Bậc 4

Dưới 2 tỷ đồng

1.000.000đ

Thuế giá trị gia tăng (vat): (áp dụng cho tổ chức kê khai theo phương pháp khấu trừ).

Kê khai thuế: (Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 78/2007/QH11 ngày 29/11/2006, NĐ số 85/2007 ngày 25/05/2007 về xử lý vi phạm Pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; TT số60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn một số điều của Luật Quản lý thuế và NĐ 86/2007 hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế).

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Tiến hành kê khai và nộp báo cáo thuế vào kỳ kê khai tiếp theo kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế.

– Doanh nghiệp đang hoạt động: Hàng tháng phải nộp Báo cáo thuế đúng thời hạn, kể cả trong tháng không phát sinh doanh thu.

– Hồ sơ khai thuế GTGT bao gồm: Tờ khai thuế GTGT tháng; Bảng kê hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; Bảng kê hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

– Thời hạn: Chậm nhất là ngày thứ 20 hàng tháng nộp tờ khai thuế GTGT.

Nộp thuế GTGT:

– Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của tháng tiếp theo kỳ tính thuế.

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Quyết toán thuế GTGT:

– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT.

– Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáo tài chính năm.  

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Kê khai thuế:

– Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo.

– Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

Nộp thuế TNDN:

– Thời hạn nộp thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý kê khai.

– Số tiền thuế phải nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Quyết toán thuế TNDN:

– Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN.

– Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

– Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp, DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.  

Báo cáo tài chính năm:

– Hàng năm, sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và Lập báo cáo tài chính năm.

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính: Trong 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

–  Nơi nhận báo cáo tài chính: Chi cục thuế quận huyện nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Thống kê nhà nước.  

Thay đổi thông tin đăng ký thuế:

– Khi có thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin.

– Trường hợp có sự thay đổi trụ sở của người nộp thuế dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế đã khai trước khi thay đổi trụ sở và không phải quyết toán thuế với cơ quan thuế (trừ trường hợp thời điểm thay đổi trụ sở trùng với thời điểm quyết toán thuế năm).

– Trường hợp thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký thuế thay đổi, cơ quan thuế quản lý trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã cấp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho người nộp thuế.  

Xử lý trong trường hợp chậm kê khai thuế và nộp thuế: (Căn cứ Nghị định 98/2007/NĐ – CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ về xử lý vi phạm Pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế).

Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đồng đến 1.000.000đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 10 đến 20 ngày.

– Phạt tiền từ 200.000đồng đến 2.000.000đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 20 ngày trở lên.

Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 05 đến 10 ngày.

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 đến 20 ngày.

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 đến 30 ngày.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 đến 40 ngày.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày.

Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế:

– Mức xử phạt là 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi vi phạm thời hạn nộp tiền thuế.

– Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo hoặc trong quyết định xử lý của cơ quan thuế đến ngày người nộp thuế đã tự giác nộp số tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139