Nghị định 38

nghị định 38

Tiền lương tối thiểu là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tiền lương của nhà nước. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước, công ước số 135 xác định “bảo đảm cho những người làm công ăn lương một sự bảo đảm xã hội cần thiết dưới dạng mức tiền lương tối thiểu đủ sống”.  Nói cách khác, mức lương tối thiểu là mức tiền lương duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu cho người lao động làm công ăn lương.

Ở Việt Nam, tiền lương tối thiểu lần đầu tiên được luật hóa trong Bộ luật Lao động năm 1994. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, các quy định về lương tối thiểu vùng ngày càng hoàn thiện hơn. Cụ thể, ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực từ 01/7/2022, có những điểm đáng chú ý như sau:

Về phạm vi điều chỉnh

Nghị định quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ, áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Về đối tượng áp dụng

Theo điều 2 Nghị định, đối tượng áp dụng của Nghị định bao gồm.

Thứ nhất là người lao động làm việc theo hợp đồng theo quy định của bộ luật lao động. Trong đó, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động theo quy định của pháp luật là 15 tuổi.

Thứ hai là người sử dụng lao động, bao gồm: doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại nghị định.

Về mức lương tối thiểu vùng

Về mức lương tối thiểu vùng, theo khoản 1 điều 3, mức lương được áp dụng cho từng vùng cụ thể: vùng I- 4.680.000/tháng; vùng II- 4.160.000/tháng; vùng III- 3.640.000/tháng; vùng IV- 3.250.000/tháng.

Như vậy, theo nghị định, từ 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng tăng bình quân là 6%, tương ứng từ 180.000-260.000 so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Về mức lương tối thiểu giờ

Quy định mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. Cụ thể, theo Nghị định 38/2022, mức lương tối thiểu giờ được áp dụng từ 01/7/2022 như sau: vùng I-22.500đ/giờ; vùng II-20.000đ/giờ; vùng III- 17.500đ/giờ; vùng IV- 15.600đ/giờ.

Trong đó, địa bàn vùng I,II,III,IV được quy định tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 38/2022. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động, cụ thể:

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022.

Về việc áp dụng mức lương tối thiểu

Theo luật hiện hành, với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày, sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương được quy đổi theo tháng, theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Cách tính mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương theo tháng bằng mức lương theo tuần x 52 tuần : 12 tháng; mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; mức lương theo sản phẩm, lương khoản thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

Mức lương theo giờ bằng mức lương theo tuần, ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Có thể thấy, quy định về mức lương tối thiểu cao hơn 7% bị bãi bỏ. Nghị định 38 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về việc điều chỉnh lương tối thiểu thực hiện theo tinh thần của nghị quyết 27 của trung ương, Bộ luật Lao động 2019 nên không áp đặt quy định mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, để đảm bảo nguyên tắc thương lượng, thỏa thuận trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để không làm giảm quyền lợi cho người lao động đang hưởng mức lương đối với công việc qua đào tạo, học nghề theo quy định tại Nghị định 90, khoản 3 điều 5 Nghị định 38 có quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Việc bãi bỏ quy định về mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% gặp phải nhiều tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nếu không có quy định này, công đoàn cơ sở sẽ không còn hành lang pháp lý để đàm phán tăng lương với giới chủ, trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải cắt giảm chi phí khi xăng dầu cũng như giá nguyên vật liệu tăng. Tuy nhiên, theo tinh thần của khoản 3 điều 5 trong Nghị định, các nội dung đã thực hiện, trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

Như vậy, so với nghị định 90 trước đó, Nghị định 38/2022/NĐ-CP được ban hành có nhiều thay đổi, có những tác động tích cực cho người lao động.

nghị định 38
nghị định 38

Mức lương tối thiểu theo quy định của Nghị định 38 được tăng so với trước đó, điều này giúp cho công nhân lao động được cải thiện đời sống. Ghi nhận bước đầu cho thấy, tuy tiền lương tăng không nhiều nhưng thời điểm hiện tại cũng giúp cho người lao động bù đăp được phần nào chi phí trượt giá như tiền xăng,…

Sau đó, việc tăng lương trong giai đoạn này hết sức thiết thực, giúp cải thiện đời sống cho người lao động. Việc bãi bỏ quy định về mức lương tối thiểu cao hơn 7% theo Nghị định mới giúp tăng năng lực thỏa thuận. Những người đã qua học nghề muốn có lương cao hơn phải qua thỏa thuận với người sử dụng lao động và phụ thuộc vào quy luật cung- cầu lao động.

Bỏ quy định về lương tối thiểu cao hơn 7% cho người đã qua học nghề

Trước đó, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.

Còn những người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (tức có bằng nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) thì được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định.

Tuy nhiên, sang đến Nghị định 38/2022/NĐ-CP, nội dung này đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, Nghị định 38 chỉ quy định chung rằng mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương cho người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng.

Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp khi trả lương phải bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

Điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP còn điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV từ đó làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương. Cụ thể như sau:

– Tại vùng I: Bổ sung thành phố Thủ Đức do được gộp từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

– Một số địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.

– Một số địa phương được chuyển từ vùng III lên vùng II: Thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.

– Một số địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III: Huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về một số điểm đáng chú ý của nghị định 38. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139