Việc đi công chứng ở các cơ quan hành chính nhà nước thường khá tốn nhiều thời gian và cũng là điều đáng lo ngại. Vì thế, nhiều tổ chức/ cá nhân thành lập văn phòng công chứng để giải quyết nỗi lo này cho mọi người. Vậy điều kiện mở văn phòng công chứng là gì? Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh văn phòng công chứng ra sao? Phòng công chứng làm việc mấy giờ? Hãy cùng Luật Trần và Liên danh giải đáp thắc mắc này nhé!
Công chứng là gì? Công chứng viên là gì?
Khái niệm công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Khái niệm công chứng viên theo quy định pháp luật
Theo Luật công chứng năm 2014 quy định về công chứng viên như sau:
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Công chứng viên là ngạch công chức ngành tư pháp.Công chức viên làm việc trong cơ quan công chứng nhà nước có nhiệm vụ công chứng. Công chứng viên là cán bộ pháp lí được bổ nhiệm để thực hiện chức năng công chứng nhà nước tại cở quan công chứng nhà nước, tiến hành các hành vi pháp lí như xác nhận, chứng nhận, chứng thực cá° bản sao giấy tờ, tài liệu, văn bằng, các việc về thừa kế, vv.
Công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo để nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác.
Tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định pháp luật
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Quy định về đào tạo và miễn đào tạo nghề công chứng
Về đào tạo nghề công chứng
– Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
– Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng
– Cơ sở đào tạo nghề công chứng theo quy định tại Điều 9 của Luật Công chứng là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
– Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành chương trình khung đào tạo nghề công chứng.
Công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài
– Người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau đây:
+ Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam là thành viên;
+ Có văn bằng đào tạo nghề công chứng được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề công chứng đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
– Người đề nghị công nhận tương đương văn bằng đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (mẫu TP-CC-01);
+ Bản sao văn bằng và bản sao kết quả đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch ra tiếng Việt và bản dịch tiếng Việt phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Tìm hiểu khái niệm văn phòng công chứng
Hiểu một cách đơn giản thì văn phòng công chứng là một trong những đơn vị, tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong lĩnh vực công chứng. Không chỉ vậy, nơi này còn được xem như một tổ chức dịch vụ công. Vận hành theo thể chế, nguyên tắc của luật công chứng.
Mỗi một văn phòng công chứng đều có con dấu của riêng mình để tránh nhầm lẫn với các đơn vị khác. Nó cũng có tài khoản ngân hàng riêng và không bị phụ thuộc tài chính vào bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào.
Đơn vị này hoàn toàn độc lập về tài chính và nguồn tiền giúp văn phòng hoạt động chính là phí và thù lao khi công chứng của người dân. Đây cũng là một trong các kiến thức bạn cần biết ngoài việc tìm hiểu phòng công chứng làm việc mấy giờ, văn phòng công chứng có làm việc thứ 7 không.
Ngoài ra, theo quy định của Pháp luật thì chỉ có hai hình thức tổ chức được phép hành nghề công chứng. Đó là:
Phòng công chứng: Có trụ sở, con dấu, tài khoản ngân hàng riêng và được chính UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập
Văn phòng công chứng: Có từ hai công chứng viên trở lên, có con dấu, trụ sở và tài khoản ngân hàng riêng. Đây là văn phòng của tư nhân đã được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động.
Văn phòng công chứng làm việc vào lúc nào, phòng công chứng làm việc mấy giờ?
Theo như nghĩa vụ đã nêu ở trên, văn phòng công chứng phải làm việc theo đúng ngày và giờ hành chính do Nhà nước quy định. Ngoài ra, đơn vị này cũng có thể làm việc vào buổi sáng hoặc cả ngày thứ 7 để phục vụ nhu cầu công chứng của người dân.
Không chỉ làm việc ngày cuối tuần, một số văn phòng còn cung cấp dịch vụ công chứng tận nhà để thêm phần thuận tiện.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng nên kiểm tra lịch hoạt động của văn phòng công chứng tại địa phương mình khi muốn công chứng giấy tờ. Thường thì những nơi này sẽ mở cửa từ 7h30 sáng và kết thúc làm việc vào 17h chiều.
Ngoài ra, văn phòng công chứng cũng không làm việc vào các đợt nghỉ lễ lớn như Tết, 30/4 – 1/5 hoặc Quốc Khánh. Bởi đây là thời gian nghỉ của các cơ quan hành chính nhà nước nên văn phòng sẽ không hoạt động.
Thủ tục thành lập văn phòng công chứng
Theo điều 23 Luật Công chứng 2014, trình tự, thủ tục thành lập văn phòng công chứng được quy định như sau:
Bước 1:
Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
Bước 2:
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3:
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.
Bước 4:
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng
– Người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng đến Học viện Tư pháp. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
+ Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
– Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Nội dung bồi dưỡng nghề công chứng
– Kỹ năng hành nghề công chứng, bao gồm việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ yêu cầu công chứng, xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, kỹ năng nghiệp vụ khác thuộc thẩm quyền của công chứng viên.
– Kiến thức pháp luật liên quan đến hành nghề công chứng, bao gồm các quy định pháp luật về công chứng, pháp luật dân sự, các quy định pháp luật khác có liên quan.
– Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
Các dịch vụ tại văn phòng công chứng
Văn phòng công chứng hoạt động theo Luật Công chứng, cung cấp các dịch vụ sau:
Công chứng hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, mua bán, thế chấp nhà đất;
Sang tên sổ đỏ
Công chứng văn bản dịch thuật, sao y bản chính
Công chứng văn bản thỏa thuận giữa vợ và chồng
Công chứng di chúc và các văn bản liên quan đến di sản thừa kế
Công chứng những giao dịch khác
Lịch làm việc của phòng công chứng mới nhất, phòng công chứng làm việc mấy giờ
Hiện nay, để công chứng các loại giấy tờ, hợp đồng, các bạn có thể đến:
– UBND xã (phường), huyện (quận): Chứng thực sao y các loại giấy tờ.
– Phòng công chứng nhà nước: Chứng thực hợp đồng, chứng nhận sao y, chứng thực bản dịch…
– Văn phòng công chứng tư: Chứng thực hợp đồng, chứng nhận sao y, chứng thực bản dịch…
Lịch mở cửa các phòng công chứng, phòng công chứng làm việc mấy giờ
Đa phần các điểm, văn phòng công chứng hiện nay làm việc theo giờ hành chính:
– Sáng từ 7h30 đến 11h30.
– Chiều từ 13h30 đến 17h00.
Sau đây là lịch làm việc của một số văn phòng công chứng:
* Các phòng công chứng ở TP HCM, phòng công chứng làm việc mấy giờ:
– Cả ngày từ: thứ hai đến thứ sáu hàng tuần;
– Thứ bảy:chỉ làm việc vào “buổi sáng”.
* Buổi sáng từ: 7h30 – 11h30.
* Buổi chiều từ: 13h30 – 17h30.
Thứ bảy hàng tuần chỉ làm việc vào buổi sáng từ: 7h30 – 11h30.
Chủ nhật và các ngày lễ, tết nghỉ theo quy định của pháp luật.
* Các phòng công chứng ở Hà Nội, phòng công chứng làm việc mấy giờ:
Theo giờ hành chính.
* Buổi sáng từ: 7h30 – 11h30.
* Buổi chiều từ: 13h30 – 17h30.
Trên đây là bài viết tư vấn về phòng công chứng làm việc mấy giờ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.