Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là gì?

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là gì?

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi vi phạm các quy tắc trong cuộc sống về đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ vì quá tự tin hoặc vì cẩu thả đã làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ.

Thực tế cho thấy có rất nhiều vụ việc vô ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác đã xảy ra mà người phạm tội cũng không biết mình đã vi phạm pháp luật. Vậy vô ý gây thương tích có phải chịu trách nhiệm hình sự không?  

Khái niệm Vô ý gây thương tích

Có thể được hiểu là hành vi do vô ý hoặc quá tự tin dẫn tới hậu quả ảnh hưởng tới người khác

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định phân biệt tội vô ý gây thương tích thành 2 trường hợp sau:

cho sức khỏe của người khác do không tuân thủ, coi trọng các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Cơ sở pháp lý

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là gì?
Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là gì?

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chủ thể tội Vô ý gây thương tích

Chủ thể của tội này là người có đầy đủ năng lực hình sự được quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và phải là người đang thực hiện công tác theo nghề nghiệp, chuyên môn, hoặc các hoạt động hành chính.

Khách thể Vô ý gây thương tích

Khách thể của tội  này là quyền được bảo hộ về sức khỏe, kèm theo đó là vi phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính

Khung hình phạt Vô ý gây thương tích

Đối với này

– Nếu tỷ lệ tổn thương từ 31% đến 60%: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

– Phạt phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên.

Ví dụ về vụ việc thực tế

Cụ thể, tại bản án 50/2018/HS-PT ngày 28/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng xét xử về tội vô ý gây thương tích đối với bị cáo Nông Văn T.

” Khoảng 07 giờ ngày 05-4-2018, Nông Văn T đang ở nhà thì nghe tiếng gà rừng gáy liền mang khẩu súng tự chế đi vào chân núi LA cách nhà T khoảng 200m để săn và kiểm tra những chiếc bẫy gà mà T đã đặt trước đó.

Khi đến nơi, T thấy có tiếng gà rừng kêu trong một hủm đá có cây cỏ cao che khuất, thấy ngọn cây động và có mầu đỏ giống mào gà nên T liền dùng súng mang theo bắn vào trong hủm đá. Sau khi bắn thấy ông Hoàng Văn P chạy ra mặt bị thương tích chảy nhiều máu, T mới biết mình bắn trúng người. Ông P bị thương với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 69%” . 

Bị cáo Nông Văn T bị kết án về tội “Vô ý gây thương tích” theo điểm b khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho ông Hoàng Văn P.

Có thể thấy, đây là hành vi của một người do cẩu thả mà không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, hoặc phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm nếu thuộc trường hợp vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Điều 139 Bộ luật hình sự 2015.

Như vậy, dù vô ý hay cố ý gây thương tích cho người khác thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự tùy theo từng mức độ nhất định.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ với Luật Trần và Liên Danh để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139