Báo cáo kiểm toán nội bộ

báo cáo kiểm toán nội bộ

Hoạt động kiểm toán độc lập, báo cáo kiểm toán nội bộ trong nền kinh tế quốc dân chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thì trường tài chính. Chất lượng của kiểm toán độc lập là yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các thông tin của báo cáo tài chính. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được nhà nước đặt ra các quy định về điều kiện hết sức chặt chẽ.

Tổng quan về chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor) 

Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor) được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ Hoa Kỳ IIA (The Institute of Internal Auditors), tổ chức nghề nghiệp quốc tế về Kiểm toán nội bộ duy nhất được thế giới công nhận. IIA được thành lập vào năm 1941 và hiện có hơn 185.000 hội viên đến từ hơn 190 quốc gia

CIA là chứng chỉ kiểm toán nội bộ công chứng được các nhà tuyển dụng xem như chứng nhận đáng tin cậy trong việc đánh giá năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp

Nội dung học bổ ích, thiết thực, thời gian học ngắn, người học có thể hoàn thành chương trình CIA trong 120 giờ học và ôn thi

Các ưu điểm nổi bật của CIA

Bằng cấp quốc tế uy tín: từ Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ Hoa Kỳ IIA, được công nhận tại hơn 190 quốc gia

Nội dung học chuyên sâu: về KTNB và quản trị rủi ro, cập nhật theo chuẩn quốc tế IPPF (International Professional Practices Framework) được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm Việt Nam

Tài liệu học chất lượng: gồm hệ thống học liệu tại lớp và trực tuyến được cập nhật hằng năm do IIA phát hành

Thời gian học ngắn hoàn tất trong khoảng 5 – 7 tháng

Kỳ thi linh hoạt được tổ chức liên tục trong năm

Chi phí học hợp lý, chỉ bằng 30% chi phí học CIA tại Hoa Kỳ

Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và kết nối với hội viên IIA toàn cầu

Lợi ích của chứng chỉ CIA

– Lợi ích đối với doanh nghiệp

Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ Kiểm toán nội bộ và Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế

Gia tăng mức độ uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác

– Lợi ích đối với cá nhân

Tạo sự khác biệt nghề nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh bản thân để trở thành Trưởng Kiểm toán nội bộ

Mở rộng kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp theo tiêu chuẩn hành nghề quốc tế

Gia tăng thu nhập cá nhân đáng kể với cơ hội nghề nghiệp rộng mở tại các tập đoàn, công ty đa quốc gia trên thế giới

Kết nối mạng lưới hội viên của Hiệp hội Kiểm toán Nội bộ Hoa Kỳ (IIA) trên toàn cầu

Được truy cập vào kho học liệu, tạp chí chuyên ngành Kiểm toán nội bộ của IIA

Chương trình CIA dành cho

Nhân sự đang làm việc kiểm toán nội bộ (Kiểm toán viên nội bộ và Trưởng Kiểm toán nội bộ), kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát, quản lý rủi ro và các cấp quản lý doanh nghiệp

Người làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, tài chính, ngân hàng, luật, quản trị doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu về kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp

Sinh viên năm cuối Đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ hay kiểm soát nội bộ

Điều kiện nhận chứng chỉ CIA

Thi đậu 3 kỳ thi của chương trình CIA

Có bằng Đại học tại trường được công nhận

Có 2 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp

Tin tức về Kiểm toán nội bộ bạn cần nắm:

Theo điều 30 nghị định 05/2019/NĐ-CP do Thủ Tướng ký ban hành, ngày 01/04/2021 là thời hạn cuối phải hoàn thành các công việc chuẩn bị cần thiết để tổ chức thực hiện công tác kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, tổ chức nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập liên quan. Do vậy, từ nay đến cuối năm 2020, nhiều doanh nghiệp và tổ chức phải sớm có quyết định ban hành quy chế hoạt động, lựa chọn nhân sự, đào tạo kỹ năng chuyên môn phù hợp cho bộ phận kiểm toán nội bộ.

Báo cáo kiểm toán nội bộ của đơn vị phải được kịp thời lập, hoàn thành và gửi cho:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) đối với doanh nghiệp;

đ) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày rõ:

Nội dung kiểm toán,

Phạm vi kiểm toán;

Những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này;

Các yếu kém, tồn tại, các sai sót, vi phạm, kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm;

Đề xuất các biện pháp hợp lý hóa, cải tiến quy trình nghiệp vụ;

Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức của đơn vị (nếu có).

Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có ý kiến của ban lãnh đạo bộ phận/đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp bộ phận/đơn vị được kiểm toán không thống nhất với kết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán nội bộ cần nêu rõ ý kiến không thống nhất của bộ phận/đơn vị được kiểm toán và lý do.

Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của Trưởng đoàn hoặc Trưởng nhóm kiểm toán hoặc người phụ trách cuộc kiểm toán. Trường hợp đi thuê thực hiện kiểm toán nội bộ thì báo cáo kiểm toán nội bộ ít nhất phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và đóng dấu (nếu có) của đơn vị cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, báo cáo kiểm toán có thể có chữ ký của những người có liên quan khác của đơn vị cung cấp dịch vụ tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm:

Báo cáo kiểm toán nội bộ hàng năm phải có chữ ký của người phụ trách kiểm toán nội bộ. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, người phụ trách kiểm toán nội bộ phải gửi báo cáo kiểm toán hàng năm là báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của năm trước cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Báo cáo kiểm toán hàng năm phải nêu rõ: kế hoạch kiểm toán đã đề ra; công việc kiểm toán đã được thực hiện; tồn tại, sai phạm lớn đã được phát hiện; biện pháp mà kiểm toán nội bộ đã kiến nghị; đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; tình hình thực hiện các biện pháp, kiến nghị, đề xuất của kiểm toán nội bộ.

báo cáo kiểm toán nội bộ
báo cáo kiểm toán nội bộ

Mẫu Báo cáo Kiểm toán nội bộ

TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:……/………

……, ngày… tháng… năm…

BÁO CÁO
VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

(Năm…)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán nội bộ:

Kết quả kiểm toán nội bộ:

Tình hình tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.

Tồn tại, hạn chế và các kiến nghị đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc).

Các nội dung khác (nếu có).

III. Kết quả tự đánh giá kiểm toán nội bộ của ngân hàng thương mại:

Đánh giá kết quả thực hiện kiểm toán nội bộ trong năm báo cáo.

Đánh giá quy định nội bộ của Ban kiểm soát (bao gồm cả kết quả rà soát, đánh giá tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của quy định nội bộ của Ban kiểm soát) trong năm báo cáo.

Các kiến nghị của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), cá nhân, bộ phận đối với kiểm toán nội bộ đã được thực hiện, chưa được thực hiện trong năm báo cáo.

Kết quả thực hiện các kiến nghị về kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác:

Các kiến nghị đã thực hiện.

Các kiến nghị chưa thực hiện.

Đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

TRƯỞNG BAN KIỂM SOÁT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI,
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI

(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ

Phương pháp thực hiện kiểm toán nội bộ là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro”, ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm

Căn cứ mục tiêu, chính sách, quy mô, mức độ rủi ro của các hoạt động và nguồn lực hiện có, bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Định hướng theo mức độ rủi ro: những nghiệp vụ/bộ phận điều hành, tác nghiệp có rủi ro cao phải được kiểm toán ít nhất mỗi năm một lần;

b) Phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất ngay khi có yêu cầu hoặc khi có các thông tin về dấu hiệu sai phạm, dấu hiệu rủi ro cao ở các đối tượng kiểm toán.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm của đơn vị có thể được điều chỉnh khi có thay đổi cơ bản về quy mô hoạt động, diễn biến rủi ro hay nguồn lực hiện có.

Kế hoạch kiểm toán nội bộ cho năm tiếp theo phải được gửi cho:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với công ty niêm yết;

đ) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

g) Các bộ phận khác theo quy định của Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm toán là:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Hội đồng quản trị đối với công ty niêm yết;

đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Trên đây là bài viết tư vấn về báo cáo kiểm toán nội bộ của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139