Toà án quân sự

toà án quân sự

Tòa án quân sự là gì? Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm phán nào? Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tòa án quân sự là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm:

Tổ chức Tòa án nhân dân

Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân cấp cao.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Tòa án quân sự.

Theo đó, tại Điều 49 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự

Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.

Như vậy, Toà án quân sự là một trong những toà án thuộc hệ thống tổ chức Toà án nhân dân tại Việt Nam, được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ xét xử các vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và các vụ án khác theo quy định pháp luật

Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm phán nào?

Căn cứ vào Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về các ngạch Thẩm phán như sau:

Các ngạch Thẩm phán

Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Thẩm phán cao cấp;

c) Thẩm phán trung cấp;

d) Thẩm phán sơ cấp.

Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm phán bao gồm:

– Thẩm phán trung cấp;

– Thẩm phán sơ cấp.

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 58 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực

Tòa án quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực như sau:

– Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

Ngoài ra, Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Khi nào xét xử tại Tòa án quân sự?

Căn cứ Điều 49 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự như sau:

Các Tòa án quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ án khác theo quy định của luật.

Tổ chức của Tòa án quân sự

Tại Điều 50 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về tổ chức Tòa án quân sự như sau:

– Tòa án quân sự trung ương.

– Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

– Tòa án quân sự khu vực.

Tòa án quân sự trung ương

Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự trung ương

Tại khoản 1 Điều 51 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

– Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương

Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;

– Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;

– Bộ máy giúp việc.

– Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động.

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương

Tại Điều 52 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương như sau:

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

Tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương không quá 07 người.

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án quân sự trung ương về công tác của các Tòa án quân sự để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

– Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia;

Quyết định của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương

Tại Điều 53 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự Trung ương như sau:

Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tổ chức xét xử theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

toà án quân sự
toà án quân sự

Quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương

Tại Điều 54 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương như sau:

– Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

Tòa án quân sự quân khu

Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu

Tại Điều 55 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương như sau:

– Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:

+ Ủy ban Thẩm phán;

+ Bộ máy giúp việc.

– Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu

Căn cứ Điều 56 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương như sau:

– Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu

Tại Điều 57 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương như sau:

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chánh án chủ trì.

– Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án quân sự quân khu và tương đương;

+ Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương với Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Quốc phòng;

+ Tổng kết kinh nghiệm xét xử;

+ Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương đề nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.

Tòa án quân sự khu vực

Tại Điều 58 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực như sau:

– Tòa án quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

– Tòa án quân sự khu vực có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về câu hỏi toà án quân sự là gì? Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139