Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây thiệt ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hổi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.
Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, chỉ phí cứu chữa, chi phí mai táng.
Trách nhiệm bổi thường thiệt hại về tinh thần là trách nhiệm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường khoản tiền cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:
Có hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và không thể tránh được, không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép).
Có thiệt hại sảy ra trong thực tế.
Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Những thiệt hại nói trên được chia làm 2 loại:
+ Thiệt hại trực tiếp như:
– Chi phí thực tế và hợp lý: là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra;
– Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
+ Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
Cụ thể hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.
Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo quy định của BLTTDS năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là thời hạn do pháp luật quy định mà trong thời hạn đó, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Điều 588 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm kế từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyển, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
Thời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại. Thời hạn được bồi thường xác định trên cơ sở khả năng người bị thiệt hại có tạo được thu nhập hay không sau khi đã ổn định sức khoẻ và người được cấp dưỡng còn cần phải cấp dưỡng hay không căn cứ vào khả năng lao động của họ để xác định thời hạn được hưởng.
Nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì khoản thu nhập bị giảm sút của họ được bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động đến khí họ chết, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau:
– Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sổng bản thân;
– Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Điều 593 Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định thời hạn cho việc bồi thường đối với người mất hoàn toàn khả năng lao động và người chết nhưng họ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác mà không quy định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại giảm sức lao động, do đó việc suy giảm khả nâng lao động cũng cần được xác định thời hạn bồi thường một cách cụ thể.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra, do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức và do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra là loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính đặc thù, được điều chỉnh bởi Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Chính vì vậy, Điều 598 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thỉ hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước’’.
Ngoài ra, Tại Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định:
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc làm ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường thiệt hại đó. Trường hợp làm ô nhiễm môi trường và không khắc phục hậu quả mà người bị thiệt hại hoặc người bị đe doạ gây thiệt hại đã bỏ ra chi phí khắc phục thì phải bồi thường chi phí đó (Điều 602 Bộ luật dân sự).
Ô nhiễm môi trường đang gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, những hành vi gây ô nhiễm môi trường vẫn đang được áp dụng các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường.
Đặt ra trách nhiệm bồi thường cũng nhằm bảo vệ quyền lợi những người bị ảnh hưởng bởi việc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường gây ra. Việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường có thể được áp dụng theo Điều 163 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:
“Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gồm:
- Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi qua Hotline hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ chuyên viên tư vấn của Luật Trần và Liên Danh.